II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay
2. Thực trạng xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
2.1. Những thành tựu cơ bản
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Hơn 20 năm qua, kinh tế - xã hội của Việt Nam phát triển và đạt được những tiến bộ vượt bậc. Với việc phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, sức sản xuất được giải phóng, năng suất lao động ngày một cao hơn, tạo ra điều kiện rất thuận lợi để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng gấp đôi so với năm 1990. Đến năm 2006, Đại hội X nhận định nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Năm 2008, đứng trước những biến động dữ dội của khủng hoảng tài chính trên thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 800 USD (năm 2005) đã tăng lên trên 1000 USD (năm 2008). Vì vậy điều kiện ăn ở, đi lại, làm việc, chăm sóc sức khỏe của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam hiện nay là 0,704, xếp thứ 108/177 nước. Đó là một sự tiến bộ rất đáng khích lệ. Việc chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân được xã hội quan tâm, mạng lưới khám, chữa bệnh phát triển rộng khắp. Bởi vậy, tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 67,8 (năm 2000) lên 71,5 (năm 2005). Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn trên 10% (theo chuẩn mới). Mỗi năm, cả nước đã tạo điều kiện để trên 1,5 triệu người có việc làm mới. Bình quân mỗi người dân đã có khoảng 4 bản sách/ người/ năm. Ngay ở các địa phương thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khoảng 95% và 80 % các gia đình đã có phương tiện nghe, nhìn.
- Dân trí, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của người Việt Nam không ngừng được nâng cao. Ngày 18.12.2006, đối thoại trực tuyến với bạn
đọc báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Ở Việt Nam hiện nay, 94% dân số biết chữ, tỷ lệ học sinh nhập học với khối tiểu học là 98%, với khối THCS là 84%, với khối THPT là 43%, đã có hơn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, trong đó giáo dục mầm non có trên 3 triệu, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) có 17 triệu, THCN có hơn nửa triệu, cao đẳng, đại học có khoảng 1,5 triệu. Đội ngũ trí thức càng ngày càng đông đảo. Hiện nay cả nước đã có gần hai vạn người có trình độ trên đại học. Năm năm qua (2002 - 2007), cả nước đã có 600.000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH càng ngày càng được chú trọng hơn. Nếu như năm 1998, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 13%, thì đến năm 2005, tỷ lệ này đã đạt 25 %.
- Tính tích cực xã hội, tính tự chủ, sự năng động, sáng tạo của con người Việt Nam đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Hơn bao giờ hết, trên các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất kinh doanh, con người Việt Nam hôm nay nhanh nhạy nắm bắt cái mới, có khát vọng mãnh liệt vươn lên trong cuộc sống, làm chủ tri thức, làm chủ cuộc sống, dám vượt qua rất nhiều thách thức của mặt trái cơ chế thị trường, của mặt trái xu thế toàn cầu hoá. Chỉ trong vòng 20 năm, cả nước đã có gần 300.000 doanh nghiệp, tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo. Đại hội X, phần “ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc...”, Đảng ta lần đầu tiên xếp tầng lớp doanh nhân vào vị trí thứ tư, chỉ sau các giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Cả nước có khoảng 400 khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút hàng chục triệu lao động là một minh chứng rõ nét về sự năng động sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay. Không chỉ ở trong nước, người Việt Nam hôm nay đã vươn xa ra nhiều nước và vùng lãnh thổ để sản xuất, kinh doanh, có những dự án đầu tương đối lớn và đạt hiệu quả cao về kinh tế.
Cách đây 10 năm, trong cuộc điều tra về định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam thời kỳ mới, PGS.TS Thái Duy Tuyên có đa ra con số về việc chọn nghề của thanh niên Việt Nam: 70 % muốn chọn nghề phù hợp với trình độ, sức khoẻ, 62,7% muốn chọn nghề được xã hội coi trọng và 56,8 % muốn chọn nghề có điều kiện học lên cao hơn (Tạp chí Thông tin khoa học thanh niên, số 2 – 1998). Những con số này vẫn tương đối sát hợp với tình hình hiện nay.
Chứng cớ là ngày càng đông thanh niên Việt Nam đi du học nước ngoài, đông nhất là ở Ôxtrâylia, Trung Quốc…Chỉ tính riêng số thành niên Việt Nam đi du học ở Ôxtrâylia đã có tới 10.000 người.
Nhìn chung, trong những năm qua, việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao thể lực, tri thức, phẩm chất, đạo đức…của con người, tạo ra nguồn lực vô cùng to lớn, giữ vai trò quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
* Đạt được những thành tựu nêu trên, có thể nêu ra đây một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Một là: Đảng và Nhà nước đã đề ra được đường lối, chính sách đúng đắn với những quan điểm có tính khoa học về xây dựng và phát triển con người trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Cương lĩnh về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) đã xác định rằng mục tiêu cao nhất của chế độ XHCN ở Việt Nam chính là phát triển con người. Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội mà trong đó con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ được bảo đảm. Luật Giáo dục (2005) cũng đã xác định mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuyên suốt quá trình đổi mới, Đảng ta luôn luôn dặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển bền vững và khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực với các mục tiêu, giải pháp cụ thể, ban hành nhiều chính sách để huy động sức mạnh của toàn xã hội, chăm lo cho nhân tố con người, mà tập trung trước hết vào các chính sách phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, xoá đói, giảm nghèo.v.v…
Đồng thời đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước cũng xác định rõ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Vì vậy Việt nam đã hội nhập rộng hơn, sâu hơn không chỉ trong khu vực ASEAN, mà còn vươn tới phạm vi toàn thế giới. Việc Việt Nam là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn như ASEAN, Liên hợp quốc, WTO.v.v…đã đưa đến cho chúng ta nhiều cơ hội để con người Việt Nam tiếp thu tính khoa học, tôn trọng luật pháp, tính năng động, sáng tạo, tính cạnh tranh…
- Hai là: Hơn 20 năm qua, Việt Nam không những thoát khỏi khủng hoảng, mà còn có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (đứng thứ 2 ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc), tạo ra tiền đề vật chất để không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế đã tạo ra một số lượng rất lớn công ăn việc làm, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Ba là: Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, thể hiện qua việc phát triển hệ thống, mạng lưới, ở việc tập trung ưu đãi, đầu tư các nguồn lực (nhất là ngân sách nhà nước), tôn vinh…Hệ thống giáo dục quốc dân phát triển rộng khắp, các loại hình trường lớp được đa dạng hoá (trường công lập, dân lập, bán công, tư thục…), các loại hình đào tạo cũng được mở rộng linh
hoạt (đào tạo chính quy, tại chức, từ xa…) tạo ra một xã hội học tập với mô hình đào tạo liên tục, liên thông, học tập suốt đời. Mạng lưới các cơ sở y tế dự phòng, khám, chữa bệnh từ Trung ương đến các địa phương đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Các lĩnh vực trên đã được Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách. Trong đó, tính đến năm 2008, riêng Giáo dục - Đào tạo được đầu tư 20% ngân sách (khoảng 60.000 tỷ). Sự phát triển của các lĩnh vực trên đã góp phần làm cho chỉ số phát triển con người Việt nam những năm qua có bước đột phá mới, từng bước đáp ứng yêu cầu của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.