II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay
1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cơ hội và thách thức đối với việc phát triển con người Việt Nam
1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế - một xu thế tất yếu Từ nửa cuối của thế kỷ XX, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần dần chuyển biến từ xu thế thành một thực tế. Xu thế này đã cuốn hút phần lớn các nước và vùng lãnh thổ vào guồng quay của nền kinh tế thế giới. Thực tế đã chỉ ra rằng nước nào (hay vùng lãnh thổ nào) đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đều gặp nhiều khó khăn, thậm chí ít có cơ hội phát triển bền vững.
Đối với Việt Nam, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế gắn bó chặt chẽ với đường lối đổi mới kinh tế, bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (1986). Quá trỡnh xõy dựng và phỏt triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện đường lối đối ngoại “đa phương hoỏ”, “đa dạng hoá”, Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Từ bài học thành công và thất bại của nhiều nước trên thế giới, trên cơ sở thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Đại hội IX của Đảng (2001) đã đề ra chủ trương “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững”(1) Trên tinh thần đó, ngày 27 – 11 – 2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07 –NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Nghị quyết đã đề cập đến 9 nhiệm vụ cụ thể, trong đó xét từ góc độ văn hoá có nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài. Đến đại hội X (2006), chủ trương về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế được Đảng ta xác định gắn với các mục
(1) Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2001, tr.24
tiêu chiến lược đến năm 2020: “Mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(1)
Cũng tại Đại hội X, Đảng ta còn chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”(2)
Xét từ góc độ văn hoá nói chung, từ yêu cầu phát triển con người Việt Nam nói riêng, chung ta có thể chỉ ra một số cơ hội và thách thức cụ thể dưới đây.
1.1.1.Cơ hội
- Công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta sẽ có một môi trường hoà bình và hợp tác. Đó là một thuận lợi cơ bản để chúng ta thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH vì mục tiêu hết sức nhân văn hướng tới con người : Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn tạo cơ hội để chúng ta chủ động, linh hoạt tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, trước hết là khoa học, công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng nền kinh tế tri thức.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để chúng ta cải cách giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”, đẩy mạnh chiến lược đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ CNH, HĐH. Thực tế trên thế giới và ngay tại Việt Nam đã chỉ ra rằng mọi sự hưng thịnh của một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố con người (con người được hiểu trong sự đồng
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H,2006,tr.76.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H,2006,tr.73.
nhất với yếu tố trí tuệ), mặc dù chúng ta không xem nhẹ các yếu tố khác như tài nguyên, khoáng sản, vốn…
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, còn giúp chúng ta bố trí lại cơ cấu lao động, theo đó tăng nhanh lao động trên lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm dần lao động nông nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội cho người dân có việc làm ổn định, xoá đói, giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao dời sống vật chất, đời sống tinh thần cho nhân dân.
1.1.2. Thách thức
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mặc dù là xu thế khách quan, nhưng không phải không tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó có nguy cơ “chệch hướng” và nguy cơ “diễn biến hoà bình”- những nguy cơ trực tiếp và tác động rất mạnh đến yêu cầu xây dựng con người Việt Nam. Vấn đề đặt ra là nội dung, lộ trình, bước đi của hội nhập phải chính xác, khoa học, phù hợp với cả thực tế trước mắt và lâu dài của đất nước để hạn chế tới mức thấp nhất việc trỗi dậy của các nguy cơ đó.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải bình đẳng, minh bạch, có năng lực cạnh tranh cao, trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân còn chưa nhận thức đầy đủ về tính chất phức tạp của hội nhập, trình độ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu. Cùng với việc tạo thêm được cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động được đào tạo, có tay nghề, thì cũng nảy sinh các hiện tượng thất nghiệp cục bộ , tại tệ nạn xã hội có nguy cơ tăng . Quá trình đô thị hoá quá nhanh, thiếu quy hoạch và các thách thức khác của toàn cầu hoá cũng làm cho khoảng cách giàu nghèo của các vùng miền, các tầng lớp xã hội tiếp tục doãng ra.
- Hội nhập kinh tế quốc tế nếu không được kiểm soát cả ở vĩ mô và vi mô cũng dễ dẫn đến tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng xã hội mất ổn định ,
người dân mất niềm tin vào chế độ, đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.