III. Nội dung và yêu cầu xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Về số lượng: Trong thời kỳ đổi mới, số lượng giai cấp công nhân nước ta có xu h−ớng tăng nhanh. Năm 1986, số l−ợng công nhân ở n−ớc ta có 3,38 triệu người, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội, và chủ yếu nằm trong khối doanh nghiệp nhà nước và tập thể. Tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân lao động đang làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế là 11,3 triệu ng−ời, chiếm khoảng 13,5% dân số và khoảng 26,46% lực l−ợng lao động xã hội. Đến đầu năm 2007, tổng số công nhân đã tăng lên 12,3 triệu người (trong đó nam chiếm khoảng 44%, nữ chiếm 56%), chiếm khoảng 14,6% dân số và 28% lao động xã hội. Nếu so sánh với năm 1986, thì số lượng công nhân nước ta đã tăng gần 3,64 lần; so với năm 1995 thì tăng là 2,3 lÇn.
Về cơ cấu công nhân theo các thành phần kinh tế: Do sự sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và mở rộng các thành phần kinh tế, nên đội ngũ công nhân nước ta cũng phát triển, biến đổi theo sự phát triển, biến đổi của các thành phần kinh tế. Theo đó, trong những năm qua, do số l−ợng doanh nghiệp nhà n−ớc giảm, nên số l−ợng công nhân làm việc trong khối này cũng giảm theo t−ơng ứng. Năm 1986, n−ớc ta có trên 12 nghìn doanh nghiệp nhà n−ớc với khoảng 3 triệu công nhân, thì đến năm 1995 số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn 7090 doanh nghiệp, với 2,26 triệu công nhân. Đến đầu năm 2007 chỉ còn
khoảng gần 3500 doanh nghiệp nhà n−ớc với 1,73 triệu công nhân. Nh− vậy, so với năm 1986, đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước năm 2007 đã giảm 42,5%, so với năm 1995 giảm khoảng 23,7% 31. Tuy đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước đã và đang có xu hướng giảm cả
về số l−ợng và tỷ trọng trong cơ cấu giai cấp công nhân, song bộ phận này vẫn là lực l−ợng có vai trò quan trọng, chủ đạo trong phát triển kinh tế, là lực l−ợng nòng cốt trong giai cấp công nhân ở n−ớc ta.
Ng−ợc lại với sự sụt giảm số l−ợng doanh nghiệp nhà n−ớc và công nhân trong các doanh nghiệp nhà n−ớc thì số l−ợng doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nhân trong đó đang có xu h−ớng tăng lên. Năm 1995, ở n−ớc ta mới có khoảng 17.143 doanh nghiệp dân doanh (với khoảng 500 ngàn công nhân) và 692 doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài (với gần 98 ngàn công nhân). Đến đầu năm 2007, số doanh nghiệp dân doanh đã tăng lên khoảng 130 ngàn doanh nghiệp (thu hút khoảng 9,16 triệu công nhân); số dự án đầu t− n−ớc ngoài đ−ợc cấp phép và còn hiệu lực t−ơng ứng là 8056 và 7087 (với tổng số vốn trên 66,7 tỷ USD), thu hút trên 1,4 triệu công nhân và hàng trăm ngàn công nhân phục vụ cho khu vực này.
Về tuổi đời và tuổi nghề: Theo điều tra thì tuổi đời của công nhân nước ta tương đối trẻ, độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 48,9%; trên 50 chỉ chiếm 4,8%. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì độ tuổi 18 -30 chiếm trên 70,4%, trên 50 tuổi chỉ khoảng trên dưới 2%. Với độ tuổi như trên, cơ cấu tuổi nghề cũng hoàn toàn t−ơng ứng. Theo điều tra, số công nhân có tuổi nghề d−ới 5 năm chiếm 54,7%; trên 20 năm chỉ chiếm khoảng 9,7%32.
Như vậy, đa số người lao động tham gia đội ngũ công nhân nước ta hiện nay là ở thời kỳ đổi mới. Do vậy, họ ít chịu ảnh hưởng từ cơ chế cũ, tiếp cận
31 Xem: Dự thảo Đề án xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chuyên đề: Đánh giá vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. H. 10/2007
32 Dự thảo Đề án xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−íc.
ngay với cơ chế mới, nên có khả năng tiếp thu cơ chế thị trường năng động, nắm bắt trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
Về chất l−ợng:
- Trình độ học vấn của công nhân trong những năm đổi mới tăng lên
đáng kể. Nếu nh− năm 1985, tỷ lệ công nhân có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên là 42,5%, thì đến năm 2000, tỷ lệ này là 62,2%, năm 2007 là 69,3%. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, việc phát triển nguồn lực nói chung và phát triển giai cấp công nhân nói riêng đang hướng đến việc “tri thức hóa”.
Song, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì trình độ trên còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là so với trình độ công nhân các nước trong khu vực và quốc tế.
- Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp theo điều tra hiện nay là: Ch−a qua
đào tạo chiếm 7,9%; công nhân kỹ thuật chiếm 19,1%; đ−ợc đào tạo trung cấp chiếm 15,5%; trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 19,1%. Về trình độ tay nghề, số công nhân có trình độ tay nghề bậc cao (6 &7) tăng từ 1,8% lên 8,4%; bậc khá (4&5) tăng từ 17% lên 23,9%; số công nhân đ−ợc đào tạo nghề tăng từ 1,3 triệu lên 2,7 triệu. Tuy nhiên, số công nhân từ bậc 1 đến bậc 3 vẫn chiếm 32,7%, tỷ lệ thợ ch−a qua đào tạo nghề vẫn còn khá cao - chiếm 22,3% 33.
Về ý thức chính trị: Theo điều tra, trong tổng số công nhân đ−ợc hỏi, tỷ lệ đảng viên chiếm khoảng 15,5%; đoàn viên công đoàn chiếm 67,9%; đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là 24,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm chủ yếu ở công nhân trong các doanh nghiệp nhà n−ớc. Tuy nhiên, nhu cầu phấn đấu gia nhập vào các tổ chức trên của công nhân đang có xu hướng giảm. Hiện nay, công nhân chỉ chú ý đến việc làm, thu nhập mà ít quan tâm
đến chính trị, thờ ơ với chính trị. Điều tra cho thấy, trong số người được hỏi, có tới 42% không muốn phấn đấu để trở thành đảng viên; 22% không muốn gia nhập tổ chức công đoàn; 11,9% không muốn gia nhập Đoàn thanh niên34.
33 Nguyễn An Ninh: Một số vấn đề nổi trội trong quá trình phát triển về lượng giai cấp công nhân nước ta thời kỳ đổi mới. Tạp chí Lao động và Công Đoàn, số 341 (tháng 10, kỳ 1, 2005), tr.11.
34 Dự thảo Đề án xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−íc, tr.15.
Công nhân hiện nay đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị kinh tế của bản thân thông qua lao động. Quan niệm phân biệt công nhân quốc doanh, nhà n−ớc với công nhân t− doanh, ngoài nhà n−ớc đang dần bị xóa nhòa so với các nhu cầu về việc làm, thu nhập và các chế độ đãi ngộ.
Về tình hình việc làm và đời sống: Theo điều tra, chỉ có 83% trong số công nhân được hỏi trả lời có việc làm ổn định; 12% có việc thường xuyên không ổn định; 2,7% thường xuyên thiếu việc làm. Hơn nữa, tính thời vụ trong công việc cao, nên nhiều công nhân phải tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc từ 1 - 2 giờ/ngày. Điều tra cho thấy, 24,7% số công nhân phải làm việc 7 ngày/tuần; 62,4% phải làm việc 6 ngày/tuần; nhiều công nhân phải làm việc trên 8 giờ/ngày, 500 - 600 giờ/năm.
Do sự điều chỉnh l−ơng bình quân của Chính phủ nên tiền l−ơng bình quân của công nhân thời gian qua tăng khá đều, năm sau tăng so với năm tr−ớc. Tuy nhiên, thu nhập của công nhân trực tiếp sản xuất, nhất là tại những ngành dệt may, da giày, lâm nghiệp,.. còn rất thấp. Thu nhập bình quân của công nhân ở khu vực ngoài nhà n−ớc thấp hơn thu nhập của công nhân ở khu vực trong nhà n−ớc và khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài. Điều tra cho thấy, có tới 36,7% công nhân đ−ợc hỏi trả lời có thu nhập bình quân d−ới 1 triệu
đồng/tháng; chỉ có 23,8% có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng. Khu vực dân doanh có tới 45,9% công nhân có mức thu nhập bình quân d−ới 1 triệu
đồng/tháng; 13,4% có thu nhập bình quân trên 1,5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt còn tới 1,3% công nhân có mức thu nhập bình quân dưới 300 ngàn đồng/tháng
35. Với mức thu nhập nh− vậy, công nhân không thể đảm bảo mức sống tốt cho bản thân và gia đình trong điều kiện hiện nay.
Điều tra cho thấy có tới 42,8% số công nhân đ−ợc hỏi trả lời thu nhập không đủ sống bình thường cho bản thân và gia đình, không đủ tiền để nuôi con ăn học nên con họ có xu h−ớng thất học tăng lên; không có khả năng mua
35 Nguyễn Quốc Phẩm. Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông tin CNXH-Lý luận và thực tiễn, số 19, 9/2008, tr.5
sắm đ−ợc những ph−ơng tiện tối thiểu cho sinh hoạt. Điều tra cũng cho thấy, chỉ có 72,5% gia đình công nhân có ti vi màu; 17,9% có bình nóng lạnh;
36,5% có tủ lạnh; 63,1% có bếp ga, và đặc biệt chỉ có 14,8% có tiền gửi tiết kiệm 36. Bên cạnh đó, vấn đề nhà ở cho công nhân hiện nay đang là vấn đề bức xóc.
Về đời sống tinh thần: Trong những năm qua, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng đã góp phần đáp ứng nhu cầu của công nhân. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thể lực, trí lực và tâm hồn cho công nhân.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và ủy ban Thể dục thể thao đã có Nghị quyết liên tịch về Chương trình phối hợp hoạt động “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân viên chức lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã trở thành sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường văn hóa, góp phần
đẩy lùi các tệ nạn xã hội và nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân.
Tuy nhiên, ở một số nơi, nhất là trong các khu công nghiệp, đời sống tinh thần của công nhân còn ch−a đ−ợc chú ý đúng mức. Ngoài giờ lao động, công nhân không đ−ợc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; không biết đến các sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Nh− vậy, việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ năm 1991 đến nay còn một số hạn chế sau:
- Do số l−ợng doanh nghiệp dân doanh và đầu t− n−ớc ngoài chủ yếu tăng ở các khu đô thị và các tỉnh đồng bằng, nơi có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, do vậy đang có sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, khu vực và xu h−ớng di dân ra các thành phố, khu công nghiệp, gây nhiều bất cập trong quản lý.
36 Xem: Bản dự thảo: Báo cáo đề án “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. H.10/2007.
- Giai cấp công nhân ở nước ta đa số tuổi đời còn trẻ, chủ yếu lại xuất thân từ nông thôn, nên đội ngũ này còn nhiều hạn chế về nhận thức, tác phong công nghiệp; hơn nữa lại ch−a đ−ợc rèn luyện, thử thách nên dễ bị ảnh h−ởng tiêu cực tr−ớc những mặt trái của kinh tế thị tr−ờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế này cho thấy, Đảng, Nhà n−ớc và các tổ chức liên quan cần có những định hướng, giáo dục và xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển đất nước.
- Do bộ phận công nhân có trình độ học vấn cao chủ yếu tập trung ở các khu đô thị, các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp và tập trung ở một số ngành kinh tế mũi nhọn nh− hàng không, dầu khí, viễn thông,.. Thực tế này
đang tạo sự cách biệt giữa bộ phận công nhân nói trên với bộ phận công nhân ở các khu vực khó khăn, các ngành không phải là mũi nhọn về trình độ, nhận thức, thu nhập và h−ởng thụ các giá trị chung.
- Số l−ợng công nhân tuy tăng, song đa số công nhân có tay nghề thấp, tỷ lệ ch−a qua đào tạo còn cao; tình trạng trái ngành, trái nghề diễn ra một cách phổ biến. Theo điều tra, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề đ−ợc đào tạo; tình trạng thiếu lao động lành nghề, lao động công nghệ cao, lao động có tri thức cao và thừa lao động giản
đơn đang tăng lên. Thực tế này đang ảnh hưởng nhất định đến năng suất, chất l−ợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tới quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
- Đời sống của phần lớn công nhân còn nhiều khó khăn (kể cả nhu cầu vật chất và tinh thần), nhất là các công nhân trẻ xuất thân từ nông thôn đang làm việc tại các khu công nghiệp tập trung.
- ý thức chính trị, pháp luật của giai cấp công nhân còn thấp, tình trạng thờ ơ chính trị tăng; nhiều công nhân đang sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung gần các đô thị, thành phố lớn. Tình trạng lãn công, đình công trái pháp luật
đang có xu h−ớng tăng, nhất là tại các doanh nghiệp t− nhân và đầu t− n−ớc ngoài.
Những hạn chế về vấn đề xây dựng giai cấp công nhân đã đ−ợc Nghị quyết Trung −ơng sáu khóa X đề cập đến. Bên cạnh việc khẳng định những b−ớc phát triển về chất l−ợng và số l−ợng, Nghị quyết cũng nhấn mạnh những hạn chế trong giai cấp công nhân ở n−ớc ta hiện nay, nh−:
- Sự phát triển của giai cấp công nhân ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu về trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; còn thiếu nghiêm trọng những chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân còn ch−a đ−ợc đào tạo cơ bản và có hệ thống; một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị tr−ờng.
- Địa vị chính trị của giai cấp tiên phong ch−a đ−ợc phát huy đầy đủ, còn hạn chế về vai trò nòng cốt trong khối liên minh; giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế; tỷ lệ đảng viên xuất thân từ công nhân thấp; một bộ phận công nhân ch−a thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội.
- Lợi ích của một bộ phận công nhân đ−ợc h−ởng ch−a xứng với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính họ; việc làm,
đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn, bức xúc, nhất là bộ phận công nhân lao động giản đơn trong các doanh nghiệp t− nhân và doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài37.
Qua nhấn mạnh những tồn tại nói trên, Nghị quyết cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, nh−: xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội trong chặng đ−ờng đầu tiên của thời kỳ quá độ; việc xây dựng giai cấp công nhân của Đảng ch−a đ−ợc quan tâm đầy
đủ, ch−a xứng tầm với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới;
nhiều chính sách, pháp luật của nhà nước đối với giai cấp công nhân còn những hạn chế, bất cập; hiệu quả xây dựng giai cấp công nhân của công đoàn
37 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung −ơng, khoá X. Nxb CTQG, H..2008
và các tổ chức chính trị - xã hội ch−a cao, còn nhiều yếu kém; bản thân giai cấp công nhân chưa nỗ lực hết mình để vươn lên dáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tình trạng vi phạm pháp luật về lao
động của người sử dụng lao động.