Bảo đảm thực hiện quyền con người trong Nhà nước pháp quyền XHCN tự bản thân đã đòi hỏi nghèo đói phải đ−ợc giải quyết về căn bản.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải là một xã hội người giàu với số lượng ngày càng đông và người nghèo số lượng ngày càng giảm. Để thực hiện được điều đó, vấn đề quan trọng hiện nay là Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô, quản lý nền kinh tế, dùng công cụ, sức mạnh thông qua chính sách thuế, thực hiện việc điều tiết, phân phối lợi ích và bảo đảm phúc lợi xã hội trong đó chú trọng đến các đối tượng hưởng chính sách xã hội, đến
vùng sâu, vùng xa; đồng thời có chiến l−ợc phát triển kinh tế vùng miền, bảo
đảm vùng sâu, vùng xa dần tiến kịp với các thành phố, đô thị...
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, những bất ổn về chính trị, sự phân hóa và ly khai có những nguyên nhân sâu xa của nó, nh−ng đều bắt nguồn sự phân bổ không công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và hố phân cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội. Vì thế, giảm hố phân cách giàu nghèo hiện nay, cần thực hiện tốt chiến l−ợc xóa đói, giảm nghèo. Trong đó việc đào tạo nghề, cho vay vốn, −u tiên trong giáo dục, đào tạo, trong đầu t−... đối với đối t−ợng nghèo, gia đình khó khăn, gia đình thuộc diện chính sách, con em nông dân và
đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số phải là bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Và phát triển đồng
đều phải trở thành một nguyên tắc trong hoạch định chính sách xã hội, chính sách kinh tế. Tất nhiên phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Đó chính là điều kiện cho sự phát triển bền vững, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con ng−ời của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo...
4. Tăng c−ờng bảo vệ quyền con ng−ời trong lĩnh vực t− pháp
Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, đó là trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cả quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân, bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều đ−ợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh và suốt quá trình tiến hành tố tụng không đ−ợc làm oan ng−ời vô
tội. Ng−ời phạm tội phải bị đ−a ra xét xử, phải chịu hình phạt t−ơng ứng với hành vi phạm tội. Nh−ng mục đích của hình phạt lại không phải chỉ là trừng trị mà giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm lại phải là mục đích −u tiên hàng đầu. Đây là yêu cầu rất cơ bản để bảo đảm quyền con người trong Nhà n−ớc pháp quyền XHCN.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, đòi hỏi xây dựng được một đội ngũ cán bộ t− pháp tận tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời hoàn thiện kể cả về tổ chức với một cơ chế
giám sát, chỉ đạo điều hành chặt chẽ từ phía Đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn thể, nhân dân là rất cần thiết.
- Trước hết là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp.
Bảo đảm rằng sự lãnh đạo của Đảng không phải là can thiệp vào hoạt động
điều tra, truy tố, mà bảo đảm sự lãnh đạo chỉ đạo bằng đường lối, chủ trương lớn ở tầm vĩ mô; về xây dựng tổ chức, bộ máy, về công tác cán bộ... Thực hiện tốt Quyết định 08 của Bộ Chính trị khóa IX, Quyết định 49 của Bộ Chính trị khóa X về cải cách t− pháp.
- Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với cơ quan t− pháp. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị khóa IX nhấn mạnh:
“Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác t− pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan t− pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực t− pháp”.
- Tăng c−ờng sự giám sát của đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động t− pháp; bảo đảm sự tham gia trong lĩnh vực đấu tranh phát giác tội phạm và tham gia hoạt động xét xử (cơ chế hội thẩm). Phát giác và đấu tranh với những phần tử thái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ tư pháp, xâm phạm đến lợi ích của nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng theo hướng xã hội dân sự trong Nhà n−ớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
- Và cuối cùng, nh−ng chiếm vị trí quan trọng là nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp. Luật sư phải là người đại diện thực sự cho thân chủ. Sự tham gia của luật sư là để giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tiến hành tố tụng nhanh chóng làm sáng tỏ bản chất thật sự của vụ án, tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất sự oan sai, sự không vô
t−, khách quan trong hoạt động tố tụng.
Những đặc tr−ng chủ yếu của nền kinh tế tri thức và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam