Nhằm mục tiêu đến năm 2020 đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất chất l−ợng, hiệu quả lao động xã hội cao.
Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, ph−ơng pháp - những yếu tố cơ bản của lực l−ợng sản xuất cho chủ nghĩa xã
hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động cao.
Ngay từ những năm 60, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ và cũng đã đạt đ−ợc một số thành tựu đáng kể. Nh−ng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chúng ta cũng đã phạm phải một số sai lầm, thiếu sót. Chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên thực tế đã làm suy yếu và hạn chế khả năng phát triển của công nghiệp nhẹ, dịch vụ và nông nghiệp. Trong điều kiện đất nước còn nghèo nh− tr−ớc đây, việc −u tiên công nghiệp nặng gắn với mục tiêu của hiện đại hóa là phấn đấu để cơ khí hóa toàn bộ nền sản xuất xã hội... đã trở thành không thực tế. Từ những thành tựu cũng nh− sai lầm, thiếu sót tr−ớc
đây, nhận thức và cách làm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã có b−ớc phát triển phù hợp với tình hình mới. Đó là:
Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Có nh− vậy mới có thể rút ngắn đ−ợc quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả của chuyển giao công nghệ và tiến tới bắt nhịp đ−ợc với sự phát triển nói chung. Quan điểm này có một ý nghĩa quan trọng, nhất là trong
điều kiện hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng.
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế mới - cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Điều tiết và quản lý vĩ mô không phải là kế hoạch hóa tập trung - quan liêu.
Thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế t− bản t−
nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế nhà nước chỉ giữ vai trò chủ đạo thay cho quan niệm tr−ớc đây - công nghiệp hóa chủ yếu là việc của nhà n−ớc thông qua khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể.
Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu hướng quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa chứ không phải theo kiểu khép kín, làm từ đầu đến cuối như trước đây.
Với quan điểm mới nh− thế, có thể thấy Đảng và Nhà n−ớc ta chủ trương phát huy mọi tiềm lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta tiến hành nhiệm vụ này khi nhiều nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn hậu công nghiệp, nền kinh tế thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển mới về chất: giai đoạn kinh tế tri thức với đặc điểm là khoa học công nghệ phát triển nh− vũ bão, hàm l−ợng tri thức chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Bối cảnh đó
với xu thế toàn cầu hóa đưa lại cho những nước đi sau nhiều cơ hội để có thể
đi tắt, rút ngắn thời gian, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh nh−
thế đặt ra nhiều vấn đề, trong đó, con người, nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực là những vấn đề đặt ra cấp bách.
Thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, vấn đề bất cập lớn nhất vẫn là vấn đề con người chứ không phải là vốn hay kỹ thuật. Khó khăn thường vẫn được nhiều người nhắc đến là cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn, yếu kém, vốn tài chính hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, v.v.. Nh−ng tất cả những khó khăn to lớn đó vẫn có thể khắc phục đ−ợc trong một khoảng thời gian nhất định nếu có những người đủ năng lực giải quyết chúng. Nhưng những hạn chế thuộc về hạ tầng xã hội như: trình độ dân trí, trình độ người lao động, thái độ, thói quen sản xuất lớn của người lao động trong nền sản xuất hàng hóa lớn là những thứ chúng ta đang rất thiếu và trong một thời gian ngắn không thể thay đổi nhanh chóng đ−ợc. Vốn có thể vay đ−ợc từ n−ớc ngoài, từ các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế hoặc huy động đ−ợc từ trong nhân dân, kỹ thuật có thể mua
đ−ợc, hoặc chuyển giao công nghệ nh−ng con ng−ời - nguồn nhân lực chất l−ợng cao thì trong một khoảng thời gian ngắn không thể có đ−ợc. Hiện nay
đó là điều thiếu nhất ở nước ta. Nước ta có dân số đông, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nh−ng số lao động đ−ợc đào tạo nghề lại chiếm một tỷ lệ nhỏ. Hàng năm chúng ta có khoảng một triệu người đến tuổi bổ sung vào
đội ngũ người lao động, nhưng 70% trong số đó vẫn không được đào tạo nghề.
Số lao động này không thể đáp ứng đ−ợc yêu cầu của các cơ sở sản xuất đòi hỏi trình độ cao. Đây chính là khó khăn lớn đối với nước ta hiện nay khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nh− thực hiện các giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế đó rõ ràng là đang cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
đất nước ta hiện nay. Vậy, để có được con người và nguồn nhân lực thực sự
đáp ứng đ−ợc những đòi hỏi khắt khe của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại toàn cầu hóa, con người Việt Nam cần phải được xây dựng như thế
nào?
Tại đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con ng−ời tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy ý chí tự lực, tự c−ờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”23.
T− t−ởng này là sự cụ thể hóa thêm một b−ớc quan điểm về xây dựng con người đã được nêu rõ trong Cương lĩnh 1991: Xây dựng con người “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu n−ớc và tinh thần quốc tế chân chính”24. T− t−ởng này cũng là cụ thể hóa một quan điểm rất cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh: phát triển toàn diện con ng−ời là một tất yếu lịch sử mang tính quy luật về giải phóng con ng−ời, giải phóng dân tộc, phát triển xã hội - sự phát triển tự do của mỗi ng−ời là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi ng−ời25.
Theo lý thuyết phát triển con người, để đáp ứng những thách thức to lớn của sự phát triển, con ng−ời Việt Nam trong thế kỷ XXI là con ng−ời có năng lực sinh thể khỏe mạnh và năng lực tinh thần cao đẹp.
Trong văn kiện Đại hội IX, X của Đảng, một trong những mục tiêu về con người được Đảng ta nêu rõ là phấn đấu để nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con ng−ời của ng−ời Việt Nam. Muốn vậy, việc thực hiện các chỉ số cụ thể của phát triển con người là cả một quá trình đồng bộ, có sự cố gắng của toàn xã hội nhằm mở rộng hơn nữa cơ hội cho sự lựa chọn và tăng c−ờng hơn nữa năng lực lựa chọn cho tất cả mọi ng−ời.
Nh− vậy, cần phải coi hệ thống các tiêu chí đặc tr−ng cho phát triển con
23 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.114.
24 Đảng Cộng sản Việt Nam: C−ơng lĩnh..., Sđd, tr.15.
25 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.628.
người là mục tiêu tổng quát để xây dựng con người theo hướng phát triển toàn diện. Nếu các chỉ số này đ−ợc cải thiện đồng bộ, hợp lý thì yêu cầu về sự phát triển con ng−ời một cách toàn diện - con ng−ời Việt Nam có năng lực sinh thể khỏe mạnh và có năng lực tinh thần cao đẹp sẽ được đảm bảo. Đối với nước ta, mục tiêu tổng quát để phát triển con người gồm hệ thống các chỉ số đặc tr−ng:
- Nền kinh tế tăng trưởng khoảng trên 7%/năm; cơ cấu kinh tế cân đối lành mạnh; cải thiện đ−ợc các chỉ số kinh tế.
- Cải thiện đ−ợc chỉ số tuổi thọ và giáo dục.
- Cải thiện đ−ợc chỉ số nghèo khổ tổng hợp.
- Tăng cường an sinh xã hội; giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường26.
Về các phẩm chất tinh thần, con ng−ời Việt Nam phát triển toàn diện
đ−ợc xây dựng theo các tiêu chí sau:
- Đối mặt với những thách thức của thế kỷ XXI, con ng−ời Việt Nam, trước hết là những người yêu nước, có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, biết góp phần cùng cộng đồng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đáp ứng những đòi hỏi không ngừng của sự tiến bộ, con người Việt Nam phát triển toàn diện là người lao động có trí tuệ, lao động - sáng tạo; hàm lượng trí tuệ trong lao động ngày càng cao. Những yếu tố về chất lượng người lao động thường bao gồm thể chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động, yêu cầu sử dụng của các ngành sản xuất, vốn và trang bị kỹ thuật.
Trình độ của người lao động bao gồm trước hết là tri thức: tri thức văn hóa và tri thức nghề nghiệp bao gồm cả “tay nghề” và “trí nghề”. Dựa trên nền tảng tri thức văn hóa nói chung, người lao động phải được đào tạo tay nghề và trí nghề một cách bài bản, chính quy. Tất cả những yếu tố này hiện ở nước ta đều
26 Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.162.
ch−a hoàn chỉnh. Do vậy, phải xây dựng đ−ợc hệ thống giáo dục đồng bộ và có chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của việc xây dựng con người.
- Trong quá trình toàn cầu hóa, con ng−ời Việt Nam phát triển toàn diện là ng−ời con ng−ời có văn hóa; nghĩa là, con ng−ời mang văn hóa Việt Nam, biết phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa đồng thời biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hóa là một chiều kích của sự phát triển. Do vậy, con ng−ời Việt Nam hiện đại dù có phát triển nh− thế nào cũng vẫn phải đáp ứng nhu cầu giữ đ−ợc bản sắc là ng−ời Việt. Trong t−ơng lai, về ph−ơng diện văn minh, xã
hội Việt Nam có thể có nhiều nét tương đồng với nhiều quốc gia tiến bộ khác, song về mặt văn hóa, thì dù cho thế giới có biến đổi đến thế nào, dù cho đời sống vật chất nước ta có giống các nước phương Tây đến mấy, con người Việt Nam hiện đại cần được xây dựng vẫn là con người đậm đà văn hóa Việt Nam, phong cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.
Những thành tựu của hơn 20 năm đổi mới cho thấy việc chú trọng đến con ng−ời và nhân tố con ng−ời không chỉ là bài học của hôm nay mà còn là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển đất nước mai sau. Những kết quả cụ thể trong việc sử dụng hợp lý nhân tố con ng−ời, quan tâm nuôi d−ỡng nguồn lực con ng−ời, nhất là nguồn lực trí tuệ là vốn kinh nghiệm ban
đầu quý giá để Việt Nam tiếp tục phát triển.
Con ng−ời - nguyên nhân cuối cùng của mọi thất bại, cơ sở sâu xa của mọi thành công. Điều này t−ởng chừng nh− rất x−a cũ, nh−ng hóa ra vẫn chứa
đựng ý nghĩa thời sự của nó. Một lần nữa, điều này đã đ−ợc chứng minh một cách thuyết phục bằng thực tiễn sinh động của sự tăng trưởng, phát triển và tiếp tục phát triển của đất nước ở giai đoạn đổi mới.
Ngày nay, toàn cầu hóa đang tạo ra điều kiện để đa số c− dân đ−ợc tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa, văn minh nhân loại. Nh−ng học tập đ−ợc cái gì, hay biến đổi nh− thế nào - điều này lại phụ thuộc vào bản lĩnh văn hóa của dân tộc và của mỗi con ng−ời. Bản sắc văn hóa, bản lĩnh làm ng−ời là cái cần phải đ−ợc bảo tồn, phát huy làm hành trang cho sự phát triển. Bản sắc văn hóa Việt Nam, bản lĩnh làm ng−ời Việt Nam chắc chắn là một phẩm chất cần có của con người Việt Nam hiện đại.
Sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế trí thức và việc xây dựng con
ng−ời Việt Nam hiện nay.
PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc