Những −u điểm nổi bật trong việc thực hiện chính sách trí thức là

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 297 - 302)

II. Kết quả đạt đ−ợc trong việc tổ chức, thực hiện chính sách trí thức

1. Những −u điểm nổi bật trong việc thực hiện chính sách trí thức là

- Thứ nhất: Chính sách trí thức của Đảng và Nhà nước ta đã góp phần nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sáng tạo văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hội nghị Ban Chấp hành trung −ơng lần thứ năm khoá VIII đã nêu lên tám lĩnh vực lớn của đời sống văn hoá dân tộc mà chúng ta cần xây dựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay là tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo;

khoa học công nghệ; thông tin đại chúng; bảo tồn và phát huy di sản văn hoá;

chính sách văn hoá đối với tôn giáo; bảo vệ và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số; xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá. Trong tám lĩnh vực trên thì

tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được xác định là lĩnh vực quan trọng nhất cần đ−ợc quan tâm đặc biệt. Trong quá trình xây dựng nền văn hoá

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”. Tất nhiên, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp sáng tạo văn hoá không đối lập và phủ định sự sáng tạo của quần

chúng nhân dân mà là sự tiếp nối và phát triển mạch nguồn sáng tạo trong nhân dân để cống hiến cho đất nước những phát minh khoa học, những tác phẩm văn học nghệ thuật, những công trình khoa học, công nghệ, những sản phẩm văn hoá, giáo dục, y học… Góp phần vào định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng nền tảng tinh thần, trí tuệ và tình cảm của dân tộc. Chính sách trí thức của Đảng và Nhà nước đã góp phần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ;

trong việc sáng tạo tư tưởng , bồi dưỡng tình cảm, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội; trong việc xây dựng con ng−ời và xây dựng môi trường văn hoá; trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước và con ng−ời Việt Nam ra n−ớc ngoài và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại… Đặc biệt là chính sách trí thức của Đảng đã góp phần nâng cao tính văn hoá trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước thông qua việc bổ sung trí thức vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao trình độ trí tuệ, trình độ khoa học và phẩm chất đạo đức trong các cơ quan này từ trung ương đến cơ sở. Đây thực sự là con đường để Đảng ta trở thành tấm gương “của đạo đức, của văn minh”, xứng đáng với vị trí lãnh

đạo và quản lý đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Thứ hai: Đội ngũ trí thức đã có bước phát triển nhanh về số lượng và từng b−ớc nâng cao về chất l−ợng .

Năm học 1999-2000, cả n−ớc có 893.754 sinh viên theo học ở 153 trường Đại học và Cao đẳng (84 trường Đại học, 69 trường Cao đẳng) thì tới năm 2006-2007 đã tăng lên 1.540.201 sinh viên theo học ở 322 trường Đại học và Cao đẳng (trong đó Đại học: 139, Cao đẳng: 183). Số trường Đại học ngoài công lập là 30 trường; Cao đẳng ngoài công lập là 17 trường.

Số giảng viên Đại học và Cao đẳng cũng tăng rất mạnh trong thời gian quan. Năm 1999-2000 mới có 30.309 giảng viên, năm học 2006-2007 lên tới 53.518 giảng viên: trong đó có gần 3000 giáo s− và phó giáo s−, gần 6000 tiến sỹ và gần 15.000 thạc sỹ đang công tác ở các trường Đại học và Cao đẳng.

Việc mở thêm các trường Đại học và Cao đẳng ở các tỉnh xa trung tâm

đô thị lớn góp phần tích cực vào việc đào tạo trí thức trẻ cho các ngành sản xuất ở địa phương, giảm chi phí cho người học, khắc phục tình trạng tập trung vào các thành phố lớn.

Lĩnh vực khoa học và công nghệ với một mạng l−ới hơn 300 Viện và trung tâm nghiên cứu thuộc hai trung tâm khoa học quốc gia, các Học viện, các Bộ, ngành, các tr−ờng Đại học.

Các Viện nghiên cứu tiếp tục đ−ợc phát triển, mở rộng quy mô và gắn bó trực tiếp với yêu cầu của các Bộ, ngành, các địa phương, tham gia giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, góp phần thúc đẩy kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá-xã hội.

Xu thế trí thức hoá, trẻ hoá, chuyên môn hoá cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đang từng b−ớc đ−ợc nâng lên.

Cơ cấu của đội ngũ trí thức cũng đang đ−ợc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế, chú ý giải quyết đồng bộ và hợp lý về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu giới tính và độ tuổi, cơ cấu về dân tộc. Chú ý tạo những ngành nghề mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay có khoảng hơn 300.000 trí thức trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, ở gần 80 nước trên thế giới, tập trung đông ở một số nước như Nga, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh, Australia và một số nước Đông Âu. Vừa qua, một số trí thức Việt Nam ở nước ngoài đã

tích cực tham gia đóng góp trí tuệ, công sức và nguồn lực của mình để xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong lĩnh vực tư vấn về kinh tế , chuyển giao khoa học công nghệ, tham gia phát triển giáo dục-đào tạo, trợ giúp học bổng cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Đây là những thành tựu bước đầu rất đáng ghi nhận và khuyến khích, góp phần vào nâng cao chất l−ợng của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.

Các Hiệp hội của trí thức ngày càng tập hợp đông đảo các nhà khoa học, công nghệ, giáo dục, văn học, nghệ thuật, báo chí dưới sự chỉ đạo của

Đảng. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà báo… là những tổ chức chính trị- xã

hội đã tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học, kỹ thuật và trí thức văn nghệ sỹ, nhà giáo, nhà báo trong cả n−ớc, thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các Hội ở trung ương và địa phương đã phát triển nhanh về tổ chức, tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai và chuyển giao công nghệ, thực hiện các dự án, các đề tài khoa học, góp ý, t− vấn, phản biện cho các ch−ơng trình phát triển kinh tế, xã

hội, văn hoá của đất nước.

Đầu t− về tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà n−ớc và sự tham gia đóng góp của xã hội vào xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đã đ−ợc tăng lên nhiều so với tr−ớc đây. Chỉ tính riêng ngân sách nhà n−ớc cung cấp cho giáo dục - đào tạo năm học 1999-2000 là 15.609 tỷ đồng, năm 2007 lên tới 66.770 tỷ đồng.

- Thứ ba: Đội ngũ trí thức đã có nhiều cống hiện tích cực trong công việc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, cùng với hàng loạt chủ trương, chính sách đúng đắn đối với đội ngũ trí thức của Đảng và Nhà nước, đội ngũ trí thức trong các ngành khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật đã có những

đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trí thức trong các ngành khoa học, đặc biệt là trí thức khoa học xã hội, nhân văn, và trí thức làm công tác lãnh đạo, quản lý đã nghiên cứu và đề xuất nhiều căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà n−ớc, góp phần xây dựng nhiều Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, phát triển văn hoá giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ tài nguyên môi tr−ờng, giữ

gìn an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả trong xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều thành tựu trong nghiên cứu về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên CNXH ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế … đã đ−ợc áp dụng vào trong thực tiễn.

Các ch−ơng trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà n−ớc qua các giai đoạn 1991-1995; 1996-2000; 2001-2005 và các đề tài độc lập cấp bộ, cấp ngành và cấp địa phương đã có đóng góp tích cực và thiết thực vào trong quá trình đổi mới t− duy, xây dựng cơ sở khoa học cho các chủ tr−ơng, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Các nhà khoa học và công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và thiên nhiên, đề xuất với Đảng và Nhà n−ớc nhiều ph−ơng án phát triển sản xuất theo vùng lãnh thổ và bảo vệ môi tr−ờng. Các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản nh− vật lý lý thuyết, toán học, hoá học, sinh học, đã có đóng góp quan trọng, công bố những thành tựu nghiên cứu xuất sắc được đánh giá cao trong nước và quốc tế,

đem lại vinh dự cho đất nước.

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã tích cực tiến tới phát minh, sáng chế, đẩy mạnh tiếp thu và chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, th−ơng mại và dịch vụ, nhất là công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ phục vụ dầu khí, xây dựng, năng l−ợng cơ khí… Đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ đã phát huy vai trò của mình, sáng tạo nhiều công trình văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh… góp phần làm phong phú

đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân, đấu tranh khẳng định những nhân tố mới, khẳng định cái đúng, cái tốt, cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác, cái giả, bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội, chống lại các quan điểm sai trái, đẩy mạnh giao lưu văn hoá nghệ thuật với bạn bè quốc tế.

Việc truyền bá, phổ biến kiến thức khoa học, văn học nghệ thuật đã

đ−ợc phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, các Hội khoa học nghệ thuật đã tích cực chủ động mở rộng các kênh thông tin khoa học nghệ thuật, quảng bá sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn

học nghệ thuật… nhằm nâng cao dân trí, giúp nhân dân có cơ hội và điều kiện

để nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và thưởng thức văn học nghệ thuật.

Sự đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức khoa học đã đ−ợc Đảng và Nhà nước ta ghi nhận và tôn vinh thông qua các đợt công bố giải thưởng về nhà giáo −u tú và nhà giáo nhân dân, nghệ sỹ −u tú và nghệ sỹ nhân dân, thông qua các giải khoa học nữ như giải Covalepskaia. Đặc biệt Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 16-LCT/HĐNN7 ngày 4 tháng 6 năm 1985 để trao tặng cho những công trình giáo dục và văn học nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học nghệ thuật, về nội dung t− t−ởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật; đã đ−ợc công bố hoặc sử dụng từ ngày thành lập n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. Giải th−ởng Nhà n−ớc đ−ợc xét và công bố hai năm một lần vào dịp quốc khánh 2-9. Giải th−ởng Hồ Chí Minh và giải th−ởng Nhà n−ớc về khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật là hai giải th−ởng cao nhất của n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm tôn vinh những tập thể và cá nhân các nhà khoa học, văn nghệ sỹ đã có những

đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của đất nước. Giải thưởng Hồ Chí Minh

đợt 1 (1996) trao cho 33 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 44 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Giải th−ởng Hồ Chí Minh

đợt 2 (2000) đ−ợc trao cho 21 cụm công trình khoa học công nghệ và 40 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 3 (2005) trao cho 12 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ. Trong đợt này không xét giải th−ởng về văn học nghệ thuật. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới ký quyết định trao giải thưởng đợt 3 cho 5 công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật.

Đây là những cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà n−ớc ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức cách mạng, phát huy vai trò to lớn của họ

đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 297 - 302)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)