Yêu cầu cấp bách của việc xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 224 - 230)

Lịch sử nhân loại, xét đến cùng là lịch sử giải quyết vấn đề con người từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý tới vấn đề con người có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi. Ngày nay, ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới toàn diện và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại là yêu cầu cấp bách.

Khẳng định điều đó là do:

Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nh− Đảng ta chỉ rõ: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội mà trong đó, con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mọi ng−ời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng xã hội và dân chủ đ−ợc đảm bảo. Một xã hội "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đ−ợc học hành, xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu trên cho thấy, sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phải hướng tới con người, vì tự do và hạnh phúc của con người. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội và lấy đó làm môi trường để phát triển toàn diện con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của công nghiệp hoá, hiện

đại hoá và xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiểu động lực ở đây không có nghĩa là sử dụng con người như một phương tiện để có xã hội mới, mà là quá trình hình thành con ng−ời Việt Nam mới, cũng chính là quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, quá trình xây dựng xã hội mới. Quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Chính

việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm vào xây dựng con người mới, con người Việt Nam hiện đại, lấy con người làm mục đích của mình. Khẳng định điều đó dựa trên những căn cứ sau:

- Xây dựng người Việt Nam hiện đại từ con người cũ, những con người mang theo những "vết tích của xã hội cũ đã đẻ ra nó" về mọi phương diện:

kinh tế, đạo đức, trí tuệ. Nói chủ động, tích cực tức là nói tới việc tổ chức và lãnh đạo quá trình hình thành và phát triển con người Việt Nam hiện đại một cách tự giác, gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì con người hiện đại không thể hình thành bên ngoài công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tách rời khỏi thực tiễn đấu tranh cách mạng. ở đây, chỉ sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội cũng là một động lực thường xuyên, quan trọng và không thể thiếu

đ−ợc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong quá trình đó, tính chủ động sáng tạo và tự giác của toàn dân từng bước được phát huy mạnh mẽ.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là quá trình xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là chính con người. Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với những công cụ do nó chế tạo ra, đã quyết định thay

đổi của bộ mặt xã hội, quyết định thành công của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thứ hai, con ng−ời vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Con người không thể chọn cho mình một xã hội để sinh ra, cũng như

con người không có quyền lựa chọn cha mẹ vậy. Song xã hội phải đào luyện những con ng−ời phù hợp với chủ yếu tồn tại và phát triển của nó. Đành rằng con ng−ời là sản phẩm của hoàn cảnh, nh−ng hoành cảnh lại do chính con

ng−ời tái tạo ra. Sự phù hợp giữa con ng−ời và hoàn cảnh chỉ đ−ợc hiểu thông qua hoạt động thực tiễn mà thôi. Quyết định luận duy vật lịch sử không phủ nhận hay hạ thấp vai trò sáng tạo tự do của con ng−ời, có điều là tự do và sáng tạo là hiểu biết và hành động theo cái tất yếu vật chất bên ngoài mà thôi.

Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng

đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực l−ợng sản xuất xã hội, mà hơn nữa, nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử của mình.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là kẻ sáng tạo nội dung các quan hệ xã hội; vừa bị quy định, vừa

"tự do"; và theo một ý nghĩa nào đó, vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm xuất phát.

Do vậy, đổi mới ngày nay không phải là chỉ làm ra và đem lại cho con ng−ời những điều con ng−ời mong muốn mà chủ yếu là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí, và nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. ở đây, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi chúng ta tạo mọi điều kiện thu hút tối đa quần chúng tham gia các hoạt động cách mạng, đấu tranh cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi thành viên phát triển tài năng sáng tạo và lợi ích xã hội của bản thân mình. Thông qua đó, những lớp người mới, hiện đại với những phẩm chất mới đ−ợc hình thành và phát triển. Bởi vì, lịch sử đ−ợc coi là quá trình tự sinh của con ng−ời, do con ng−ời thực hiện trong quá trình thực tiễn cải tạo thế giới. Không một môi tr−ờng nào tự bản thân nó lại có thể đào tạo được con người, nếu con người không tích cực tác

động vào môi trường đó với mục đích nhằm cải tạo nó. Vì thế, việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại có phẩm chất, năng lực nhất định phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thứ ba, phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chúng ta chỉ có một lối ra - lối ra duy nhất trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là phát huy nguồn lực con người. "Sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam". Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung −ơng khoá VIII khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con ng−ời, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" [25, 19]. Khái niệm nguồn lực ở đây đ−ợc hiểu là toàn bộ những yếu tố quá trình đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp, thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Nh− vậy, khái niệm nguồn lực không chỉ bao quát một phạm vi rộng lớn, nó hàm chứa những yếu tố đã và đang tạo nên sức mạnh trong thực tế, mà còn những yếu tố mới ở dạng tiềm năng. Nó không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hoặc nơi có thể cung cấp sức mạnh. Nó không chỉ phản ánh số l−ợng, mà còn cả chất l−ợng của các yếu tố, đồng thời nói lên sự phát triển không ngừng của các yếu tố đó.

Hiện nay, khái niệm "nguồn lực con ng−ời" đ−ợc sử dụng cùng với

"nguồn nhân lực" và bao gồm một số tiêu chí sau đây:

- Là số dân và chất l−ợng con ng−ời, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.

- Là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực l−ợng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

- Đó là sự kết hợp thể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động và triển vọng phát triển mới của con người... Đó còn là kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con ng−ời, là nhu cầu và thói quen tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng.

- Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đ−ợc đào tạo, bồi d−ỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại.

Theo ý nghĩa đó "nguồn lực con người" được hiểu là tổng hoà các tiêu chí của con ng−ời và tổ chức xã hội có thể khai thác và thu hút vào quá trình phát triển xã hội.

Phát huy nguồn lực con ng−ời thể hiện ở ba mặt: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi d−ỡng môi tr−ờng cho nguồn nhân lực.

Việc phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay đang là một đòi hỏi cấp bách, đồng thời là vấn đề có tính chiến l−ợc của công cuộc đổi mới,

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với những lý do sau:

- Đổi mới là tạo điều kiện thuận lợi để mối cá nhân, mỗi thành viên trong xã hội phát triển tài năng sáng tạo vì lợi ích của mình, của tập thể và của

đất nước. Tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người, đây là mục tiêu phấn đấu của cả nhân loại từ x−a đến nay, nó chi phối tâm t−, khát vọng của mỗi con ng−ời. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: hạnh phúc của con ng−ời phải do chính con người đảm nhận, chính con người nhận lấy, con người là

"th−ợng đế của bản thân mình", là tác giả của chính mình. Mác thời trẻ đã

khẳng định nh− vậy. Vì thế, mục tiêu đổi mới không chỉ làm ra và đem lại cho con ng−ời những điều con ng−ời mong muốn mà điều quan trọng hơn, chủ yếu là khơi dậy, phát huy trong con người để con người tự mình làm ra tất cả. Do

đó, phát huy người lực con người cần phải được coi là vấn đề có tính chiến lược trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.

- Phát huy nguồn lực con người, tạo ra sức mạnh để chúng ta vượt qua những thử thách gay go do những khó khăn trong n−ớc và những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đem lại. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Trong quá trình phát triển của cách mạng n−ớc ta, cách nhìn nhận vấn đề con người cũng luôn được bổ sung và phát triển. Đại hội VI của

Đảng đã xác định nhân cách con người, Đại hội VII, Đại hội VIII nhấn mạnh nhân tố con ng−ời. Đó là sự tiếp tục hoàn thiện nhận thức về vai trò, vị trí của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử. Đảng ta luôn khẳng định

"cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân". Chúng

ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn ấy, Đảng đã có những quyết sách đúng đắn trong việc đổi mới công tác quần chúng trong điều kiện nền kinh tế thị tr−ờng, nhờ vậy mà khối đại đoàn kết toàn dân đ−ợc củng cố vững chắc. Nhân dân ta rất cách mạng, có những phẩm chất rất quý báy, trải qua nửa thế kỷ chiến đấu liên tục, chịu đựng biết bao hy sinh gian khổ luôn luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng công nghiệp lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì độc lập, tự do của Tổ quốc và vì chủ nghĩa xã hội, "chính nhân dân là ng−ời làm nên thắng lợi của lịch sử", những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đồng lối đổi mới của Đảng và cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, v−ợt qua khó khăn, thử thách mà công cuộc

đổi mới đạt đ−ợc những thành tựu hôm nay.

Kết quả của những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước

đã chứng minh rằng đường lối chính sách đúng đắn của Đảng là tất cả xuất phát từ con người, do con người và vì con người. "Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân". Chính vì vậy, việc phát huy nguồn lực con người cần phải được coi là vấn đề chiến lược của công cuộc

đổi mới và là vấn đề sống còn của đất nước, yêu cầu cấp bách của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

- Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ.

Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết

định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng sự thành bại, thịnh suy của một dân tộc, một quốc gia phụ thuộc vào giáo dục - đào tạo, bồi d−ỡng và phát huy, sử dụng có đúng mức đội ngũ tri thức hay không? Có thể nói, ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục - đào tạo sẽ phải trả

giá đắt trong cuộc chạy đua về thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện lực l−ợng sản

xuất đã mang tính quốc tế hoá cao, khoa học - kỹ thuật phát triển nh− vũ bão và đang ngày càng trở thành lực l−ợng sản xuất trực tiếp, chúng ta ngày càng nhận rõ, trí tuệ con ng−ời là nguồn tài nguyên quý nhất của quốc gia. Vì vậy, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi d−ỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. "Nhân tố then chốt của toàn bộ sự phát triển kinh tế là kết quả của trí óc con ng−ời". Có thể nói, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - động lực của sự phát triển. Do đó, phát huy nguồn lực con người vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là vấn đề chiến lược của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 224 - 230)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)