Thực hiện chính sách lao động và việc làm

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 394 - 399)

II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay

1. Thực hiện chính sách lao động và việc làm

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những mâu thuẫn và thử thách lớn về việc làm: lao động dồi dào nh−ng lại không

đ−ợc phát huy trong sản xuất kinh doanh; cơ cấu nguồn lực bất hợp lý; lao

động giản đơn chiếm đại đa số trong nguồn lực(80,5%). Do quy mô dân số lơn, tốc độ tăng cao đã làm tăng quy mô số người trong độ tuổi có khả năng lao động. Trong khi nền kinh tế chưa tạo đủ việc làm tương ứng với tốc độ

tăng lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn, sức ép việc làm ở n−ớc ta là rất lớn.

Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của Đảng và Nhà n−ớc ta. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước đã có những quan điểm đổi mới và đề ra biện pháp đúng đắn để giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết Đại hội VII đã nhấn mạnh” Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt chiến l−ợc phát triển kinh tế – xã hội, coi trọng cả

phát triển sản xuất và dịch vụ. Kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế – kỹ thuật – dịch vụ nhỏ ở nông thôn, các thị trấn, thị tứ, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động. Đa dạng hoá việc làm và thu nhập để thu hút lao động của mọi thành phần kinh tế”.(2) Đại hội VIII đưa ra chủ trương:

khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu t− mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tại Đại hội IX, Đảng khẳng định “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”(3)

Xuất phát điểm của chinh sách việc làm của Việt Nam là giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và kết hợp giữa hiện đại với thủ công tiến lên hiện đại. Mục tiêu của chính sách việc làm là nhiều chỗ để làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về việc làm, với 3 hướng cơ bản:

- Phát triển kinh tế tạo nhiều chỗ làm việc

- Cố gắng giữ chỗ làm việc đã có (chống sa thải hàng loạt) - Hỗ trợ cho ng−ời muốn tìm kiếm việc làm

Thực hiện ch−ơng trình này, Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội

đã có nhiều cố gắng trong tổ chức chỉ đạo thực hiện, số người được giải quyết việc làm trong giai đoạn 1991-1995 tăng dần qua các năm (tốc độ trung bình

2% mỗi năm, t−ơng đ−ơng khoảng 1 triệu ng−ời). Trong 3 năm 1991-1993, giải quyết đ−ợc 2,45 triệu chỗ làm việc, trong 2 năm 1994 -1995, giải quyết 2,5 triệu chỗ làm việc mới. Nhờ vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và các khu công nghiệp tập trung giảm từ 9-12% (năm 1991- 1992) xuống còn trên 6% (1994)(4)

Trong 3 năm (1994-1996), bình quân mỗi năm tăng 192.409 việc làm ở khu vực thành thị, đạt tốc độ tăng 3,08%, v−ợt mức độ tăng lực l−ợng lao động ở khu vực này. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ năm 1994-1996 có xu h−ớng giảm, bình quân mỗi năm 0,1%. ở nông thôn tính đến năm 1996, tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ mức 40% xuống còn 26,6% so với lực l−ợng lao động thời kú 1988-1990(5).

Thực hiện Quyết định số 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 11/4/1992 về thành lập Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, vai trò của Nhà n−ớc chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ nh− Ch−ơng trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm... Từ năm 1992 đến 1999, Quỹ đã cho vay hơn 9 vạn dự án với số vốn 3 nghìn tỷ đồng, tạo ra đ−ợc 3 triệu chỗ làm việc bằng khoảng 25% số chỗ làm việc tăng thêm hàng năm.(6) Nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo một cú hích khuyến khích nhân dân đầu t− phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm. Theo −ớc tính từ các dự án vay vốn đ−ợc phê duyệt, phần vốn đối ứng do dân bỏ ra gấp hai lần vốn hỗ trợ của Quỹ; nh− vậy trong 5 năm qua, nhân dân đầu t− thêm khoảng 6000 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho quỹ tuy là nhỏ(1.417,8 tỷ đồng băng 0,35% vốn đầu t− phát triển toàn xã hội) song đã có những tác động tích cực đến tạo việc làm, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội. Việc tổ chức triển khai Quyết định số 327/HĐBT về phủ xanh đất trống, đồi trọc đem lại kết quả khả quan, trong 3 năm 1993-1995, cả nước đã

phủ đ−ợc 12 vạn ha rừng; trồng mới 7,8 vạn ha rừng, 5 vạn ha cây công nghiệp; chăn nuôi 15.000 con đại gia súc với số vốn 3.200 tỷ đồng, đã giải quyết việc làm cho 40 vạn ng−ời. Ch−ơng trình tín dụng nông thôn cho vay

qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có số d− đến cuối năm 1993 khoảng 8 tỷ đồng, đã giải quyết việc làm cho khoảng hơn 1 triệu người ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch lao động, cơ cấu sản xuất.(7)

Mặt khác, thông qua các ch−ơng trình giải quyết việc làm của các đoàn thể quần chúng nh− Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Tổng liên

đoàn lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm… đã tạo việc làm cho các hội viên của mình bằng nguồn vốn tự huy động được. Phát biểu tại Diễn đàn về Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005, ngày 3/12/2005, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng đã khẳng định: nhờ nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức xã hội và cộng đồng, 5 năm qua (1996

đến 2000), số người có việc làm tăng từ 34,6 triệu người lên 40,7 triệu người, tức là tăng 6,1 triệu, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,2 đến 1,3 triệu người.

Nhìn chung số lao động thu hút vào làm việc trong nền kinh tế thời kỳ 1996- 2000 có xu hướng tăng hơn so với thời kỳ năm năm trứơc đó, đã giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị xuống còn 6,5%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao

động ở nông thôn lên xấp xỉ 75% năm 2000.(8)

Thông qua các chương trình này, chất lượng lao động cũng được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 10%(1996) lên 20% (2000), trong đó, số qua đào tạo nghề là 13,4%. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng từ 13% (1996) lên 22% (năm 2000); lao động khu vực nông - lâm - ng− nghiệp giảm từ 67,5% (năm 1996) xuống còn 61,3% (năm 2000). Thu nhập của ng−ời lao

động cũng được nâng lên một bước. Nhiều hộ gia đình có tích luỹ mua sắm thiết bị máy móc cho sản xuất và và tiện nghi sinh hoạt gia đình, nhiều công trình cơ sở đ−ợc xây dựng góp phần tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình ở nông thôn làm kinh tế giỏi đã xuất hiện. Qua thực hiện các chương trình đã góp phần tác động làm thay đổi tập quán canh tác của người dân, xoá được tình trạng độc canh lâu đời, đã hình thành các tổ chức sản xuất tập thể một cách tự nguyện, đa dạng và phong phú.

Các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động được tổ chức ở nhiều địa phương. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch trên thị trường. Đến nay, trên địa bàn cả nước có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực t− vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, hàng năm giới thiệu t− vấn cho hàng triệu l−ợt ng−ời có việc làm. Các hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, tháng việc làm, điểm hẹn việc làm, sàn giao dịch việc làm

được tổ chức thường xuyên, tích cự gắn kết người lao động và người sử dụng lao động; đưa thông tin đến người lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo cơ hội cho người lao động có khả năng tìm kiếm việc làm phù hợp với khả

năng, nguyện vọng của bản thân. Tính đến năm 2007, cả nước đã có trên 20 hội chợ việc làm đ−ợc tổ chức ở 14 tỉnh, thành phố, thu hút 722 đơn vị tham gia thuộc các thành phần kinh tế, thu hút trên 20 vạn ng−ời tham gia, số ng−ời

đăng ký tìm việc làm khoảng 12.500 ng−ời.

Thị trường xuất khẩu lao động được củng cố, ổn định tại từng khu vực và đ−ợc mở rộng một cách có chọn lọc phù hợp với sự vận động của thị trường. Cho đến nay, lao động Việt Nam đã làm việc ở gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng lao

động công nghiệp; giảm lao động dịch vụ. Việc làm và thu nhập của người lao

động ổn định.

Bên cạnh những kết quả đạt đ−ợc, vấn đề lao động, việc làm vẫn là vấn

đề bức xúc, còn nhiều việc cần khắc phục. Các văn bản, chính sách về lao

động, việc làm ra đời nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ch−a đầy đủ, ch−a thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách ch−a đ−ợc th−ờng xuyên, việc xử lý ch−a nghiêm minh, ảnh h−ởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và thị trường lao động.

Chất l−ợng việc làm ch−a cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm thấp, hiệu quả tạo việc làm còn thấp, nhu cầu có việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc

trong lĩnh vực nông nghiệp(54,7%), lao động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu(75%), gây sức ép lớn về giải quyết việc làm.

Thị trường lao động Việt Nam đã bước đầu hình thành và phát triển nh−ng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn có nhiều các khu công nghiệp, ở 3 vùng kinh tế trọng điểm, ở các địa phương khác còn ở mức độ sơ

khai. Lao động phân bố không đều, chủ yếu ở nông thôn và đồng bằng, ở miền núi ít. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, hệ thống giao dịch việc làm ch−a mạnh, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa ng−ời lao động và người sử dụng lao động. Các chính sách về tiền lương, tiền công nói chung ch−a phản ánh đ−ợc giá trị theo quy luật của thị tr−ờng, ch−a khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng và chưa thực hiện được chức năng kích cầu để sản xuất.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nước ta còn yếu về chất l−ợng, thiếu về số l−ợng, gần 70% ch−a qua đào tạo, một bộ phận lao động đã

qua đào tạo hoặc đ−ợc không đúng ngành nghề đào tạo, hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp. Hầu hết người lao động ở nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động, sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém. Do đó, nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường là rất lớn khi tham gia vào quá trình phân công lao động quèc tÕ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 394 - 399)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)