II. Kết quả đạt đ−ợc trong việc tổ chức, thực hiện chính sách trí thức
2. Những giải pháp và kiến nghị để bổ sung hoàn thiện chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới
2.1. Cần quán triệt một cách sâu sắc và toàn diện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà n−ớc, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể xã
hội. Cần phải khẳng định đội ngũ trí thức là “trụ cột” để xây dựng và phát triển nền văn hoá. Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức là con đường ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hoá đất nước. Vì vậy phải đặt chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các Bộ, ngành và địa phương. Chăm lo xây dựng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ trí thức, phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, các cơ sở kinh tế xã hội.
2.2. Đảng và Nhà nước cần có giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng toàn diện của hệ thống giáo dục quốc dân từ cấp phổ thông đến đại học và sau
đại học để làm cơ sở cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Cần chấn chỉnh lại kỷ cương nề nếp, đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, nhất là ở bậc đại học và sau đại học. Nhà n−ớc có chính sách thu hút học sinh giỏi vào các tr−ờng s− phạm và tập trung
nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm, coi đây là điểm đột phá để nâng cao chất l−ợng của hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, trao đổi khoa học, chuyển giao công nghệ, phấn đấu để Việt Nam có nhiều trường đạt chuẩn trong khu vực và đạt đẳng cấp quốc tế. Nhà nước cần đầu tư nhiều ngân sách
để cử học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh du học ở những ngành quan trọng mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo ở các nước trong khu vực và các nước phát triển, nhất là lĩnh vực khoa học công nghệ cao, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3. Nhà n−ớc cần tăng nguồn vốn đầu t− vào lĩnh vực khoa học công nghệ một cách có hiệu quả thiết thực, khắc phục tình trạng đầu t− dàn trải, trùng lặp, lãng phí. Cần đổi mới cơ chế, chính sách đầu t− cho giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ theo h−ớng mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa. Nhà n−ớc chú trọng xây dựng những dự án, những công trình khoa học công nghệ trọng điểm có tầm vóc quốc gia và trợ giúp các khu vực gặp khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng hải đảo. Đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực
đầu t− trong nhân dân, trong các nhà đầu t− n−ớc ngoài và phát triển khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo.
2.4. Đảng và Nhà nước cần xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo dân chủ, tự do trong sáng tạo khoa học, văn hoá nghệ thuật. Tự do sáng tạo gắn liền với tự do phê bình, tăng cường đối thoại, mở rộng dân chủ để thu hút sự đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức. Đồng thời có chính sách bồi d−ỡng lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ. Đẩy mạnh công tác xây dựng đảng trong đội ngũ trí thức. Phát huy vai trò của Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật và các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp trong việc đảm bảo môi trường tinh thần lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức khoa học và văn nghệ sỹ sáng tạo, truyền bá thành tựu khoa học về văn hoá tới nhân dân. Chú ý tăng cường trách nhiệm đạo đức cho các nhà khoa học và văn nghệ
sĩ nêu cao tinh thần gương mẫu, bản lĩnh chính trị và mục đích nhân văn của khoa học, giáo dục, nghệ thuật, hướng vào sự phát triển bền vững của đất nước và vì hạnh phúc của con ng−ời.
2.5. Trong chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức, chúng ta cần đặt chính sách đãi ngộ và sử dụng trí thức trong mối tương quan giữa các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội và chú ý đến điều kiện kinh tế xã hội của n−ớc ta. Đồng thời tham khảo thêm những chính sách của một số nước trong khu vực. Cần phải xác lập địa vị về kinh tế và địa vị xã hội của đội ngũ trí thức một cách thoả đáng, khắc phục tình trạng bình quân chủ nghĩa.
Cần phải đảm bảo cho trí thức sống đ−ợc bằng nghề nghiệp chính đáng của mình, không bị cám dỗ bởi các tiêu cực xã hội. Đội ngũ trí thức là trụ cột của nền văn hoá của mỗi quốc gia. Nếu trụ cột đó bị tha hoá, chắc chắn sẽ kéo theo sự tha hoá của xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, muốn chấn h−ng đ−ợc đất n−ớc ở thời kỳ cạnh tranh quốc tế diễn ra ngày càng quyết liệt chúng ta cần phải đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ này, nhanh chóng khắc phục tình trạng “rò rỉ” “chảy máu” chất xám đang có nguy cơ phát triển mạnh hiện nay, nhất là trong các cơ quan Đảng, Nhà n−ớc, trong các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước.
Xây dựng tầng lớp doanh nhân Việt Nam PGS, TS Lê Quý Đức Cùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, một số vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa cho sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, vì không có môi tr−ờng văn hóa thích hợp thì không thể có tầng lớp doanh nhân văn hóa. Trong tiến trình lịch sử, mỗi thời đại, mỗi dân tộc trên nền cảnh của mình hình thành một môi trường văn hóa mang tính đặc thù và môi trường văn hóa ấy đã nảy sinh ra một mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu cho thời đại, cho dân tộc.
Môi trường văn hóa của sự hình thành đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi là môi tr−ờng văn hóa tổng thể bao gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức, tâm lý, khoa học và công nghệ của cả cộng
đồng hướng đến sự phát triển kinh tế xã hội mang tính nhân văn, nhân bản.
Môi trường văn hóa tổng thể sẽ tác động đến đội ngũ doanh nhân để tạo nên tầng lớp doanh nhân văn hóa. Nh− vậy, môi tr−ờng văn hóa của tầng lớp doanh nhân Việt Nam không chỉ bó hẹp trong môi tr−ờng văn hóa doanh nghiệp mà bao gồm toàn bộ không - thời gian văn hóa của xã hội tổng thể.
Sự ra đời môi trường văn hóa của doanh nhân không phải là một việc ngẫu nhiên mà là kết quả của sự phát triển lịch sử nhân loại và là kết quả của sự tích lũy tiềm lực văn hóa của mỗi thời đại, mỗi cộng đồng. Sự ra đời của chủ nghĩa t− bản ở ph−ơng Tây với những nhà t− sản - mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu của nó - là kết quả của sự tích lũy văn hóa từ thời Hy - La cổ đại đến thời kỳ Phục h−ng văn hóa (kéo dài 3 thế kỷ, từ thế kỷ XIV-XVI) và sau đó là cả một thế kỷ văn hóa ánh sáng (thế kỷ XVIII). Sự phát triển thần kỳ của n−ớc Nhật Bản với những doanh nhân nổi tiếng, tiêu biểu, thương hiệu của đất nước
“mặt trời mọc”, là kết quả của sự tích lũy văn hóa từ thời Thiên Hoàng Minh Trị, giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gate - người giầu có nhất hành tinh và là người đã “làm thay đổi thế giới” vào
cuối thế kỷ vừa qua, là kết quả của sự tích lũy tiềm lực văn hóa của chủ nghĩa tự do mấy trăm năm ở n−ớc Mỹ.
Thực tiễn lịch sử ấy đặt ra cho chúng ta một vấn đề mới là, muốn phát triển kinh tế xã hội trong thời đại ngày nay cần phải xây dựng môi trường văn hóa để hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa - nhân cách tiêu biểu của dân tộc trong thời đại mới. Môi trường văn hóa tổng thể là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thấm sâu những phẩm chất văn hóa mang đặc tr−ng của mỗi cộng đồng.
Môi trường đó được xây dựng bởi sự “gắn kết chặt chẽ và đồng bộ”
giữa văn hóa với sự “phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm dâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”52 và “ nâng cao tính văn hóa trong hoạt
động kinh tế, chính trị, xã hội và mọi sinh hoạt của nhân dân”53. Để xây dựng môi trường văn hóa tổng thể cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định giá trị định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội, cũng là giá trị cơ bản của môi tr−ờng văn hóa tổng thể; Xây dựng mô thức xã hội kinh tế h−ớng xã hội vào hoạt động kinh tế, nêu cao giá trị xã hội của hoạt động kinh tế; Chuyển
đổi nền văn hóa cổ truyền sang nền văn hóa hiện đại: công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thị trường hóa.
Ba yếu tố cơ bản trên gắn bó và tác động lẫn nhau sẽ tạo nên môi trường văn hóa để cho ra đời đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện đại. Xin trình bày nội dung và vai trò của từng thành tố ấy:
1. Xác định giá trị định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải lựa chọn cho mình những giá trị
định hướng để cố kết cộng đồng nhằm phấn đấu cho mục tiêu chung. Trên nền cảnh lịch sử của cộng đồng, trước yêu cầu của thời đại mỗi cộng đồng tìm đến những giá trị cốt yếu làm nền tảng tinh thần của xã hội và hình thành những mẫu nhân cách tiêu biểu. Trong xã hội cổ đại người ta chọn giá trị tín ngưỡng, tôn giáo; trong xã hội nông nghiệp ng−ời ta chọn giá trị chính trị (quyền lực
52 Đảng Cộng sảnViệt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.2006, tr.106.
53 Đảng Cộng sảnViệt Nam: Sđd, tr.213.
chính trị); trong xã hội công nghiệp ng−ời ta chọn giá trị kinh tế làm giá trị
định hướng cho cộng đồng.
Dân tộc ta suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng n−ớc và giữ n−ớc, tr−ớc yêu cầu sống còn của dân tộc đã lựa chọn các giá trị yêu nước, anh hùng, bất khuất và cố kết cộng đồng làm cơ sở cho việc mở mang bờ cõi, chống lại mọi kẻ thù xâm l−ợc, bảo vệ độc lập, thống nhất dân tộc với tinh thần “không có gì
quý hơn độc lập tự do”. Ngày nay, trước sự nghiệp to lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một nhiệm vụ chưa từng diễn ra trong lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đ−a ra giá trị định h−ớng là: xây dựng “xã hội dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”54. Đó cũng là mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và cũng là mục tiêu định hướng của môi trường văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Mục tiêu này xuất phát từ đạo lý truyền thống của dân tộc, từ giá
trị nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh thần của thời đại và từ chính nhu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc hiện nay. Nó đòi hỏi quá trình phát triển
đất nước phải hướng tới mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế (đời sống vật chất), vừa phát triển con ng−ời và xã hội; vừa phát triển cá nhân, vừa phát triển cộng đồng. Mục tiêu kép đòi hỏi một giải pháp kép: muốn phát triển kinh tế phải phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa; muốn phát triển cá nhân phải khuyến khích tự do cá nhân (“tự do của mỗi người là điều kiện tự do của tất cả mọi người” - C.Mác), nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đây chính là đạo lý, triết lý định hướng cho mô hình kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay. Một mô hình như
vậy sẽ dẫn đến sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng. Đó cũng là một xã hội văn hóa nh− tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc đã quan niệm: “Phân tích đến cùng sự phát triển xã hội chính là sự phát triển của văn hóa và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao của sự phát triển”.
54 Đảng Cộng sảnViệt Nam: Sđd, tr.63.
2. Xây dựng mô thức xã hội - kinh tế. Xã hội - kinh tế là một xã hội hướng con người chủ yếu vào hoạt động kinh tế, lấy phát triển kinh tế làm hoạt động cơ bản (đ−ợc biểu hiện ở tỷ lệ doanh nhân trên tổng số dân của nó).
Khác Với xã hội - tôn giáo lấy đời sống tinh thần làm mục đích, lấy thờ cúng thần linh làm ph−ơng tiện; cũng khác với xã hội - chính trị lấy quyền lực làm mục đích, lấy chiến tranh làm phương tiện; xã hội - kinh tế lấy đời sống vật chất của xã hội làm mục tiêu và lấy phát triển kinh tế làm ph−ơng tiện. Các xã
hội - tôn giáo sản sinh ra những mẫu nhân cách tiêu biểu của nó là những thầy tu khổ hạnh, những con chiên, những tín đồ sùng đạo. Những xã hội - chính trị
đã dựng lên những đế vương, thống soái, những chiến binh thiện chiến - mẫu ng−ời lý t−ởng của nó. Xã hội - kinh tế sẽ tạo ra những nhân cách tiêu biểu của thời đại mới là tầng lớp doanh nhân thành đạt.
Xã hội - kinh tế cần phải có những thể chế, thiết chế xã hội, có môi trường văn hóa thích hợp để hình thành nên mẫu nhân cách của thời đại. Các thể chế, thiết chế đó là: xã hội dân sự - nền kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền hợp lại thành một xã hội tổng thể. Có thể mô hình hóa xã hội tổng thể ấy trong quan hệ với tầng lớp doanh nhân nh− hình ảnh kim tự tháp. C ác cạnh của nó là xã hội dân sự - thể chế kinh tế thị tr−ờng - nhà n−ớc pháp quyền và
đỉnh là tầng lớp doanh nhân, xây trên giá đỡ môi trường văn hóa nhân văn.
Xã hội dân sự là xã hội tồn tại trên cơ sở các quan hệ dân sự của đời sống xã hội - con ng−ời, lấy cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân làm mục đích. Trong xã hội đó, người dân chủ động tổ chức hoạt động sống của mình, trong đó hoạt động kinh tế là cơ bản. Nhà nước và xã hội không can thiệp vào quyền tự do, tự chủ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân,
đặc biệt là của doanh nhân. Nhà nước và xã hội tạo ra những cơ chế, thể chế bảo vệ doanh nhân và không hình sự hóa các hoạt động kinh tế phức tạp và đa dạng của họ. Nhà n−ớc và xã hội khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức dân sự tự nguyện của doanh nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nhân. Chỉ có trong xã hội dân sự nh− vậy, doanh nhân mới có điều kiện hoạt động sáng tạo, thi thố tài năng và hoàn thiện nhân cách.
Nền kinh tế thị tr−ờng là một thành tựu phát triển của lịch sử nhân loại giữ vai trò bà đỡ cho sự ra đời tầng lớp doanh nhân. Tất nhiên nền kinh tế thị trường phải đạt đến sự thuần thục, đến trình độ văn minh. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là sự sàng lọc tất yếu đối với tầng lớp doanh nhân. Chỉ có những doanh nhân tài năng, có nguồn lực văn hóa mạnh thì mới tồn tại.
Nguồn lực văn hóa của doanh nhân đ−ợc tích lũy trên nhiều lĩnh vực: tri thức kinh tế, tri thức thị tr−ờng, tri thức khoa học - công nghệ, tri thức chính trị - xã
hội, tri thức nhân văn. Đặc biệt, trong điều kiện n−ớc ta vừa trở thành thành viên của tổ chức WTO, nguồn lực văn hóa của doanh nhân Việt Nam cần phải
đ−ợc mở rộng, nâng cao để v−ợt qua những thách thức to lớn trong sự cạnh tranh có tính chất toàn cầu đã và đang diễn ra hiện nay.
Có thể nói không có nền kinh tế thị tr−ờng thì không thể có tầng lớp doanh nhân văn hóa và ng−ợc lại, không có tầng lớp doanh nhân văn hóa thì
cũng không có nền kinh tế thị tr−ờng văn minh.
Nhà nước pháp quyền là yếu tố thứ ba, chiều cạnh thứ ba của cái đáy của kim tự tháp mô thức xã hội - kinh tế. Nhà n−ớc pháp quyền với toàn bộ thể chế pháp luật và bộ máy thiết chế của nó trở thành cơ quan dịch vụ công, phục vụ cho xã hội trong đó có doanh nhân. Nó có vai trò bảo vệ doanh nhân khỏi sự thao túng, chèn ép, khỏi sự nhũng nhiễu, sự lôi cuốn, móc ngoặc của những quyền lực đen trong xã hội. Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta cần phải ban hành những văn bản pháp luật và những chính sách công bằng hợp lý để giúp cho doanh nhân tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Vừa qua chúng ta đã khắc phục sự bất bình đẳng của việc đ−a ra bộ luật Doanh nghiệp. Song các doanh nhân ngoài quốc doanh vẫn còn những lời phàn nàn về cách hành xử của các cơ quan nhà nước như thuế vụ, hải quan, cấp phép, thuế đất…
Ban hành pháp luật là quan trọng song vấn đề thực thi pháp luật mang tính quyết định. Chống tham nhũng trong lực l−ợng lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, lành mạnh hóa, công khai hóa, minh bạch hóa đời sống kinh tế - xã hội của đất nước là vấn đề cấp bách đặt ra. Đó cũng là điều