II. Kết quả đạt đ−ợc trong việc tổ chức, thực hiện chính sách trí thức
3- Phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong thời gian tới
3.1 Phương hướng chung
(1) Theo Nguyễn Trần Bạt, Chungta. com.vn 9/2008
Hướng tới mục tiêu chiến lược đến năm 2010, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, ngang tầm với khu vực và quốc tế, đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài là một vấn đề to lớn có ý nghĩa quyết định bởi lẽ, con người là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp Đổi mới xây dựng đất nước.
Đường lối cách mạng Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo luôn luôn hướng đến mục tiêu con người và vì con người, xây dựng nước ta dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài là quan điểm có ý nghĩa khoa học biện chứng theo nguyên lý hình tháp : đáy hình tháp rộng mà đỉnh hình tháp cao và thu gọn trong những tinh hoa. Nhân lực là nền tảng sức sản xuất của toàn xã hội giống như mặt đáy và cốt lõi của hình tháp, dân trí là mặt bằng trí tuệ chung còn nhân tài là đỉnh cao của hình tháp nhân lực đó.
3.2 Một số giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong thời gian tới.
Từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài nước ta từ 1991 đến nay có thể đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong thời gian tới như sau:
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đối với toàn xã hội từ trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của việc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, về sự cao quý của sức lao động và mọi nghề nghiệp của con người.
- Tiếp tục đầu tư và có chế tài sử dụng kinh phí nhiều hơn nữa cho lĩnh vực đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài .
- Cần phải gắn liền lý luận với thực tiễn trong đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, ngang tầm với khu vực và quốc tế.
- Phải có chiến lược tầm xa và cụ thể trước mắt đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong từng giai đoạn phát triển đất nước.
- Phải đổi mới chương trình và phương pháp cách thức cập nhật với thế giới hiện đại trong hoạt động đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo người lao động bằng công nghệ cao.
- Phải có kế họach sử dụng nhân tài hợp lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tránh để lãng phí nguồn nhân lực quý giá này.
- Phải xây dựng và cân đối nguồn nhân lực trên phạm vi toàn xã hội để công tác đào tạo hợp lý, trách vừa thừa vừa thiếu.
- Thường xuyên cải tiến chế độ lao động tiền lương thích ứng với bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, kích thích người lao động làm việc cống hiến trong lao động sản xuất.
- Tăng cường đào tạo nghề mới cho xã hội, thích ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại đi đôi với giữ gìn nghề thủ công truyền thống (làng nghề).
Hàng năm tăng cường tổ chức thi thợ giỏi, thợ lành nghề, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng nghề trong bối cảnh xã hội hiện đại.
- Tăng cường giao lưu xuất nhập khẩu lao động việc làm theo luật pháp quốc tế. Bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ sức khoẻ của người lao động, nhất là trong những ngành nghề có yếu tố độc hại trên thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế.
- Kích thích các năng lực sáng tạo của người lao động để phát triển nguồn nhân lực theo cơ chế thị trường năng động và tích cực.
- Thường xuyên nghiên cứu điều tra xã hội học về thực trạng đào tạo sử dụng nhân lực, nhân tài, nâng cao dân trí để có những biện pháp kịp thời chấn hưng phát triển đất nước.
Chỉ số phát triển con ng−ời ở Việt Nam từ 1991 đến nay
Th.s Lê Trung Kiên
Trong “Báo cáo phát triển con ng−ời toàn cầu” đầu tiên (năm 1990) của Ch−ơng trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), tác giả của nó xác đinh:
Phát triển con ng−ời là quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con ng−ời. Điều quan trọng nhất của phạm vị lựa chọn rộng lớn đó là để cho con người sống một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, đ−ợc giáo dục và đ−ợc tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho một mức sống cao. Xét theo năng lực có thể định nghĩa là: “ Phát triển con ng−ời là quá trình mở rộng khả năng của con ng−ời, tập hợp những sự lựa chọn sẵn có cho con ng−ời, và cuối cùng là quyền tự do con người có được để xác định hạnh phúc của mình.
Để xác định, đo lường một cách định lượng các điều kiện cho sự phát triển của con người và trên cơ sở ấy có được những tác động thích hợp, khoa học nhằm đảm bảo một cuộc sống ngày một no ấm hơn, tốt đẹp hơn cho con người, người ta dùng đến các chỉ số như chỉ số phát triển người (HDI), chỉ số bần cùng (HPI), và chỉ số bình đẳng giới (GDI)
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) – HDI do Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đề xướng vào năm 1990 và đã được nhiều quốc gia, khu vực sử dụng để đo đạc, đánh giá mức độ phát triển con người ở các cấp cộng đồng. HDI được coi như một thước đo thành tựu tổng hợp trung bình của mỗi cộng đồng ở ba phương diện cơ bản của sự phát triển con người: sức khoẻ được đo bằng tuổi thọ trung bình; kiến thức đo bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học; mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.
HDI là trung bình cộng của các chỉ số:
- Chỉ số tuổi thọ trung bình = tuổi thọ trung bình – 25 85 - 25
- Chỉ số học vấn: 2/3 tỷ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 số học sinh nhập học vào các trường hock các cấp chia cho số học sinh trong cả nước.
- Chỉ số GDP bình quân đầu người: GDP được tính theo phương pháp sức mua tương đương quy ra đô la Mỹ.
Chỉ số thu nhập đầu người = log(GDP/ng) – log(100) log(40000) – log(100)
HDI có các giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1 là cao nhất là đích vươn tới, còn 0 là thấp nhất. Ngày nay, HDI là một công cụ nhân văn có ý nghĩa thời đại để quản lý sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến một sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Trên thế giới, từ năm 1990, hàng năm Ch−ơng trình Phát triển của Liên hiệp quốc đều công bố báo cáo phát triển con người toàn cầu để đánh giá
những tiến bộ và nỗ lực chính sách của các nước, các cộng đồng quốc tế trong việc tiến tới một quá trình phát triển mang tính nhân văn với hy vọng mọi người trên các nước đều có một cuộc sống sung túc về vật chất, khoẻ mạnh, và ngày càng giầu tri thức hơn.
ở nước ta, cho đến nay đã có hai báo cáo Quốc gia phát triển con người Việt Nam đ−ợc công bố. Báo cáo về phát triển con ng−ời Việt nam lần đầu tiên đ−ợc công bố năm 2001 và Báo cáo Quốc gia năm 2006 về phát triển con ng−ời Việt Nam.
Năm 2001, Báo cáo quốc gia về phát triển con người Việt Nam đã có những đánh gía tương đối toàn diện về sự phát triển con người Việt nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới, phân tích những tác động của quá trình đổi mới đến cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm 1990. Trước đổi mới (1986), do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nền kinh tế n−ớc ta trong thời gian dài là một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sau đó mặc dù các điều kiện xã
hội đã thay đổi nh−ng cơ chế chậm đ−ợc chuyển đổi nên nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, thiếu động lực, thiếu thông tin và có nhiều méo mó trong phân bổ các nguồn lực. Kết quả là sự lựa chọn của ng−ời dân về nghề nghiệp,
việc làm và thu nhập bị hạn chế, quyền tự chủ và sáng tạo của ng−ời dân ch−a
đ−ợc chú trọng, khuyến khích phát triển. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lựa chọn đường lối đổi mới, tiến hành cải tạo nền kinh tế hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những chính sách xã hội của đường lối đổi mới đã đem lại biến đổi kinh tế xã
hội to lớn, tạo ra những điều kiện mới cho ng−ời dân ngày càng tích cực chủ
động phát huy những năng lực sẵn có của mình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội mà trọng tâm là h−ớng tới phát triển con người. Cải cách trong nước đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được
đẩy mạnh, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể tạo điều kiện cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đ−ợc bình đẳng xây dựng và phát triển cuộc sống của chính mình là một động lực quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế của
đất nước…
Báo cáo Quốc gia về phát triển con ng−ời Việt Nam năm 2006 là sự tiếp nối của báo cáo năm 2001, trình bày chi tiết hơn những thay đổi và những xu h−ớng chủ yếu của Phát triển con ng−ời Việt Nam ở ba cấp: cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh trong những năm 1999 đến 2004. Cùng với chỉ số phát triển người (HDI), các chỉ số bần cùng (HPI) và chỉ số bình đẳng giới (GDI) cũng
đ−ợc phân tích nhằm làm rõ hơn sự phát triển về vật chất và tinh thần, về dời sống văn hoá của ng−ời dân.
Những bản báo cáo này là những tiền đề, cơ sở để chúng ta tìm hiểu tiếp tục bổ sung những dữ liệu về phát triển con người Việt nam cho đến nay.