Vai trò, vị trí của việc xây dựng con ng−ời trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 434 - 439)

II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay

1. Vai trò, vị trí của việc xây dựng con ng−ời trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Con ng−ời là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi quá trình phát triển

Bất kỳ một xã hội nào trong lịch sử loài ng−ời cũng là sự biểu hiện của những mối liên hệ, quan hệ qua lại giữa những con ng−ời. Chính vì vậy mà sự tồn tại và phát triển của con ng−ời và xã hội loài ng−ời không chỉ là kết quả

của các quá trình tự nhiên, mà quan trọng hơn, nó còn là kết quả của quá trình sản xuất xã hội. Trong xã hội, nhân tố hoạt động sáng tạo là những con người có ý thức, có khả năng nhận thức thế giới khách quan, hành động, sáng tạo theo những mục đích nhất định.

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là sự hiểu biết và trí tuệ của con ng−ời, là kết quả sáng tạo của con ng−ời trong suốt chiều dài lịch sử. Con ng−ời là chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi quá trình phát triển. Sáng tạo là nguồn lực cơ bản với tiềm năng vô tận của con ng−ời, thể hiện trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần. Sáng tạo của con người là mục đích tự thân, thông qua hoạt động sản xuất những giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của bản thân và xã hội.

Văn hóa là biểu hiện tập trung nhất của bản chất người. Nói đến văn hóa không thể không nói đến con người. Con người luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội. Văn hóa do con người sáng tạo ra, phản ánh đời sống hiện thực của con người. Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con ng−ời, của xã hội. Chỉ có con ng−ời mới có hành vi sản xuất ra văn hóa. Sáng tạo văn hóa là cách thức độc đáo riêng của con người, tự tách mình ra khỏi loài vật và thế giới loài vật để trở thành con người và thế giới loài người. Bằng văn hóa, con ng−ời không những in những dấu ấn sáng tạo vào tự nhiên- nhân loại hóa giới tự nhiên, biến đổi nó theo quy luật của cái đẹp, sáng tạo ra thiên nhiên thứ hai nh− là tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Đó chính là “những lực l−ợng bản chất ng−ời”, là “sức mạnh bản chất ng−ời”, hay nói một cách khác, đó là nhân tính, là trình độ phát triển của con người- trình độ người trong phát triển (C.Mác). Nhờ có năng lực sáng tạo đó mà con người có thể

thường xuyên đổi mới đời sống xã hội của mình, biến đổi chính bản thân mình và không ngừng phát triển để hoàn thiện.

Với t− cách là chủ thể, con ng−ời không những sáng tạo ra chính bản thân mình, mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên, sản xuất ra những giá trị văn hoá. Giá trị văn hoá của xã hội đ−ợc phản ánh trong các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân và cộng đồng, được cộng

đồng lựa chọn, thừa nhận và khao khát hướng tới. Các giá trị đó có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội, định hướng chi phối tình cảm và hành động của cá nhân và cộng đồng. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định, sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng là sự phản ánh trình độ về kinh tế, chính trị, trình độ xây dựng phát triển người của một dân tộc.

Văn hóa là những hoạt động sáng tạo đ−ợc bắt nguồn từ thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển tích cực, tiến bộ của thực tiễn xã hội với con ng−ời là chủ thể. Bản chất tích cực và tiến bộ ấy của những hoạt động văn hóa đ−ợc thể hiện ở những giá trị và hệ giá trị- đ−ợc chính con ng−ời sản xuất ra trong quá

trình hoạt động nhận thức và cải biến hiện thực. Đó chính là những giá trị vật chất và tư tưởng, là văn hóa vật thể và phi vật thể. Để tạo ra những giá trị đó, hoạt động con người với tư cách là văn hóa, tất phải là những hoạt động sáng tạo, là không ngừng đổi mới để sáng tạo ra cái mới, để thúc đẩy sự phát triển.

Chính vì vậy, mà “Giá trị văn hóa cao quý nhất đ−ợc quy tụ ở sự phát triển của con ng−ời là sự phát triển và không ngừng hoàn thiện những năng lực, những sức mạnh bản chất người của nó. Sáng tạo là đặc trưng bản chất của văn hóa và đổi mới là con đường, phương thức mà mọi hoạt động sáng tạo văn hóa của chủ thể ng−ời phải đi qua. Sự phát triển văn hóa và con ng−ời vì thế trở thành thước đo để đánh giá sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Nó đồng thời là kết quả, mục tiêu, động lực của phát triển xã hội” (70).

Xây dựng con người vừa là mục tiêu vừa động lực của phát triển văn hãa

Như trên đã phân tích, con người vừa là chủ thể, vừa chính là mục tiêu của chính sự phát triển văn hóa văn hóa, phát triển xã hội. Hay nói cách khác, sự phát triển toàn diện con ng−ời là th−ớc đo chung cho sự phát triển văn hóa

70 Hoàng Chí Bảo: Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo t− t−ởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H, 2006, Tr. 37

xã hội, phát triển con ng−ời gắn với phát triển văn hóa. Vì văn hóa thúc đẩy sự phát triển, đồng thời là kết quả, là thước đo của chính sự phát triển, nên việc hoàn thiện nhân tính, nhân cách con ng−ời, phát triển một xã hội công bằng, văn minh vì tự do và hạnh phúc của con người- đó chính là giá trị văn hóa cao nhất. Đó cũng là mục tiêu sâu xa nhất của văn hóa. Phát triển con ng−ời với xây dựng và phát triển văn hóa có mối quan hệ biện chứng

Một nền văn hóa phát triển là nền văn hóa đó luôn hướng tới sự tiến bộ văn minh và phong phú, đa dạng, thể hiện tính chất tiến bộ và nhân văn trong hệ tư tưởng. Nền văn hóa đó phải có sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, có thái độ trân trọng trong bảo tồn, phát triển di sản văn hóa truyền thống, bảo đảm đ−ợc tính phong phú, đa dạng của văn hóa cộng đồng. Nền văn hóa đó luôn có mối quan hệ giao lưu văn hóa trong và ngoài nước. Đó là nền văn hóa vì sự phát triển con người toàn diện, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con ng−êi.

Phát triển con người là cơ sở để phát triển văn hóa. Bởi, xét trong mối quan hệ biện chứng, sự nghiệp đổi mới nhìn vào chiều sâu chính là văn hóa, văn hóa là đổi mới. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt

để và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, sự thay đổi, phát triển văn hóa sẽ diễn ra trong toàn bộ đời sống xã hội.

Đối với nước ta, trước hết đó là thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là con đường, biện pháp tất yếu để thực hiện lý tưởng nhân văn của Chủ nghĩa xã hội, là cuộc đổi đời hết sức to lớn của con người Việt Nam, chưa từng có trong lịch sử. Không có gì liên quan đến con người trong quá trình đổi mới đất nước lại không gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa- ngược lại, để phát triển đất nước, không thể không liên quan đến yếu tố con người với tư cách là chủ thể sáng tạo, và là mục đích của sự phát triển. Một xã hội văn hóa cao đ−ợc đặc tr−ng bởi xã hội lao động và học tập. Tổ chức đời sống xã hội sao cho lao động đem lại sự phồn vinh, giàu có về vật chất, sự phong phú về tinh thần, làm cho con ng−ời đ−ợc ấm no, từ

do, hạnh phúc. Đây là mục đích của sự nổ lực phấn đấu, tìm kiếm của các quốc gia-dân tộc trong thời đại ngày nay.

Mục tiêu phát triển của đất nước ta là hướng đến “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. ở đó, tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội, phát triển kinh tế phải nâng cao chất l−ợng cuộc sống con người. Để đạt mục tiêu đó, sự phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được bắt rễ từ văn hóa, trong môi trường văn hóa lành mạnh. Chính vì vậy mà trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, văn hoá, con ng−ời nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất n−ớc. Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng (khoá VIII) Về phát triển và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu rõ: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đặt lên hàng

đầu nhiệm vụ xây dựng con ng−ời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới - con ng−ời xã hội chủ nghĩa. Đảng ta hết sức chú trọng vị trí văn hoá ở n−ớc ta, coi việc phát triển văn hoá gắn kết, đồng bộ với kinh tế và xây dựng Đảng, coi việc phát triển con người để đi đến phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của phát triển văn hóa.

Văn hóa chính là đổi mới, nên bản chất quá trình công nghiệp hóa, hiện

đạt hóa đất nước cũng là quá trình hiện đại hóa văn hóa. Hay nói cách khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là cuộc vận động văn hóa lớn diễn ra trên tất cả các khu vực của sản xuất và trên toàn bộ đời sống của chúng ta ngày nay. Bởi trong công nghiệp hóa có tri thức, kỹ năng khoa học công nghệ, trình độ về tổ chức quản lý và dịch vụ. Bên trong công nghiệp hóa là cả một mạng lưới, một hệ thống văn hóa ở trình độ chuyên môn và chính xác cao, có máy móc, thiết bị và sự vận hành đòi hỏi tri thức và sự nhạy bén trong khoa học, kể cả đối với những loại tự động hóa (71). Chính vì vậy mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo hướng tiếp

71 Hoàng Trinh: Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb CTQG, H, 1996, Tr.69

cận văn hóa và con ng−ời. Điều này rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp

đến việc xây dựng chiến l−ợc phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

Công nghiệp hóa là con đường, cách thức để hiện đại hóa đời sống xã

hội, nh−ng để thực hiện đ−ợc, đòi hỏi có sự đáp ứng từ xã hội một sự tổng hợp các nguồn lực từ tài nguyên, thiên nhiên, tiền vốn, thiết bị, máy móc kỹ thuật

đến con người với tất cả những giá trị cấu thành của nó- đó chính là văn hóa.

Với ý nghĩa đó, công nghiệp hóa tham dự vào nội dung của văn hóa và tự nó là một trình độ phát triển của văn hóa. Có thể xem công nghiệp hóa là biểu tr−ng nhất của hiện đại hóa trong lĩnh vực sản xuất, thì nó biểu hiện thành văn hóa lao động, văn hóa sản xuất- kinh doanh, văn hóa tổ chức quản lý, văn hóa lối sống và phong cách, tác phong công nghiệp (72).

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, được thể hiện hiện trong quan điểm của Đảng ta về mục tiêu bao trùm của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa: làm sao có thể động viên tối đa nguồn lực con người, nguồn lực nội sinh lớn nhất của từng cá nhân, từng cộng đồng và của cả

xã hội, cả dân tộc, nhằm góp phần đắc lực của mình vào sự nghiệp “dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa là “phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và các hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân c−, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa…tạo lập vị thế xứng đáng của đất nước ta trên trường quốc tế ở thời kỳ mới” (73). Lý t−ởng và mục tiêu của chủ nghĩa là phải h−ớng tới giải phóng con ng−ời, phát

72 Xem Hoàng Chí Bảo: Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo t− t−ởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, 2006, Tr. 83-85

73 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH Trung −ơng khóa VIII, Nxb CTQG, H, 1998, Tr. 54-55.

triển con ng−ời, làm cho con ng−ời có có tự do và hạnh phúc trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và văn hóa.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 434 - 439)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)