5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức.
Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H 11.1 đến 11.5 SGK.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 11 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp rèn luyện cơ ? GV nhận xét và ghi điểm
* Đáp án và biểu điểm:
- Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu,biên độ co cơ giảm � ngừng. (2đ)
- Mỏi cơ do thiếu năng lượng, thiếu oxi, nhiều CO2, axitlactic ứ đọng trong cơ sẽ đầu độc cơ �cơ co rút yếu (mỏi cơ) . (2đ)
=> Biện pháp chống mỏi cơ: nghỉ ngơi và xoa bóp. (2đ) - Luyện tập TDTT vừa sức, làm việc, lao động hợp lí. (2đ)
- Tăng thể tích cơ (hệ cơ phát triển), tăng lực co cơ � hệ cơ quan: hoạt động có hiệu quả �tinh thần sảng khoái�lao động năng suất cao. (2đ)
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Chúng ta đã biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú, nhưng người đã thoát khỏi động vật và trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hoá, cơ thể người có nhiều biến đổi trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự tiến hoá của hệ vận động.
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành I. Sự tiến hoá của bộ
xương người so với bộ xương thú (12’)
Bộ xương người cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.
- Hộp sọ phát triển
- Lồng ngực mở sang 2 bên
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
GV treo tranh bộ xương người và tinh tinh, yêu cầu HS quan sát từ H 11.1 đến 11.3 và làm bài tập ở bảng 11.
HS: Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 11.
GV treo bảng phụ 11 yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng điền.
Hình thành năng lực quan sát và phân tích, thảo luận nhóm, so sánh để hoàn thành bảng.
Bảng 11- Sự khác nhau giữa bộ xương người và xương thú
Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú
- Tỉ lệ sọ/mặt
- Lồi cằm xương mặt - Lớn
- Phát triển - Nhỏ
- Không có - Cột sống
- Lồng ngực
- Cong ở 4 chỗ - Nở sang 2 bên
- Cong hình cung
- Nở theo chiều lưng bụng - Xương chậu
- Xương đùi - Xương bàn chân - Xương gót
- Nở rộng
- Phát triển, khoẻ
- Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm.
- Lớn, phát triển về phía sau.
- Hẹp
- Bình thường
- Xương ngón dài, bàn chân phẳng.
- Nhỏ
- Cột sống công 4 chỗ - xương chậu nở, xương đùi lớn.
- Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ? HS trao đổi nhóm hoàn để nêu được các đặc điểm:
cột sống, lồng ngực, sự phân hoá tay và chân, đặc điểm về khớp tay và chân.
II. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ
thú(12’)
- Cơ nét mặt biểu hiện tình cảm của con người.
- Cơ vận động lưỡi phát triển � người có tiếng nói phong phú .
- Cơ tay : cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón tay cái phát triển, đối diện với các ngón kia giúp người có khả năng lao động .
- Cơ chân (mông, đùi, bắp chân) phát triển gấp duỗi dễ dàng
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 11.4, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi :
- Hệ cơ ở người tiến hoá so với hệ cơ thú như thế nào ?
GV nhận xét, đánh giá giúp HS rút ra kết luận.
GV Mở rộng thêm: trong quá trình tiến hóa, do thức ăn chín, sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo, phải đi xa tìm thức ăn nên hệ cơ xương của người đã tiến hóa đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp.
Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
III. Vệ sinh hệ vận động (11’)
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
+ Dinh dưỡng hợp lí: cung cấp đủ chất để xương phát triển
+ Tắm nắng vào buổi sáng:
nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
+ Thường xuyên luyện tập:
tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối
* Biện pháp chống cong vẹo cột sống:
+ Ngồi học đúng tư thế + Lao động vừa sức + Mang vác đều hai vai
Hoạt động 3: Vệ sinh hệ vận động
GV Treo tranh H11.5 yêu cầu HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
? Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ?
? Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những điểm gì ?
? Khi tham gia lao động, vui chơi, tham gia giao thông cần làm gì để tránh gãy xương?
? Sau bài học này em sẽ làm gì?
HS quan sát H11.5 và trả lời:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí . Tắm nắng, rèn luyện thân thể vừa sức .
+ Lao động vừa sức, mang vác vật phân đều 2 tay.
Ngồi ngay ngắn, không gù lưng,không nghiêng vẹo .
+Nghiêm túc thực hiện an toàn giao thông. Tránh va đập mạnh .
+ Tự rèn luyện vệ sinh hệ vận động: luyện tập TDTT, tham gia các môn TT phù hợp, tham gia lao động phù hợp với sức khỏe.
GV Nhận xét, kết luận.
Hình thành năng lực quan sát và phân tích hình, nhận biết kiến thức, tổng hợp, khái quát, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết
(MĐ 1) Thông hiểu
(MĐ 2) Vận dụng thấp
(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4)
Tiến hóa của hệ vận động –
Vệ sinh hệ vận động
Các đặc điểm chỉ có ở người
Cần phải làm gì để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)
1. Hãy chọn và đánh dấu (X) vào các đặc điểm chỉ có ở người ( không có ở thú).
Xương sọ lớn hơn mặt (x)
Cột sống cong hình cung.
Lồng ngực nở theo chiều lưng - bụng.
Cơ nét mặt phân hóa. (x)
Khớp cổ tay kém linh động.
Xương bàn chân xếp trên 1 mặt phẳng.
Ngón chân cái đối diện với 4 ngón kia.
2. Cần phải làm gì để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh?
* Dặn dò: (1’)
- Học và trả lời câu 1, 2, 3 SGK Tr 39.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
Chuẩn bị: 2 nẹp tre dài 30-40cm, rộng 4-5cm; 4 miếng vải sạch hoặc gạc y tế.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh:
- Xác định được nguyên nhân dẫn tới gãy xương, đặc biệt là lứa tuổi HS . - Biết cách sơ cứu khi người bị gãy xương .
- Biết băng cố định xương bị gãy cụ thể là xương cánh tay . 2.Kỹ năng
- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu, băng bó khi bị gãy xương.
- Kĩ năng hợp tác trong thực hành
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu pp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong thực hành - Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
4. Trọng tâm
- Biết cách sơ cứu khi người bị gãy xương và băng cố định xương bị gãy cụ thể là xương cánh tay 5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực thực hành, năng lực ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu, băng bó khi bị gãy xương. xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu pp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương và vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ H 12.1 đến 12.4.
Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
2. Học sinh: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thước 20x40cm hoặc gạc y tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động?
Ngày soạn:28/09 Ngày dạy : 8B: 04/10 8A: 05/10 Tuaàn
6
Bài 11: THỰC HÀNH