BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 129 - 132)

CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

Tuaàn 22

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. (2đ) - Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết là: Thận (2đ)

3. Bài mới:

VB: Như các em đã biết mỗi quả thận có 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu hình thành nên nước tiểu. Vậy quá trình lọc máu diễn ra như thế nào? Gồm bao nhiêu quá trình ? Khi nào cơ thể thải nước tiểu ra ngoài? Đó là nội dung bài học hôm nay.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I.Sự tạo thành nước tiểu

(15’)

Nước tiểu đầu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm 3 quá trình:

- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, H2Ovà các ion còn cần thiết Na+,Cl-…)

- Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết.

Nước tiểu đầu

- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

- Ít các chất cặn bả và chất độc

- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

Nước tiểu chính thức - Nồng độ các chất hòa tan đậm dặc hơn

- Chứa nhiều chất cặn bả và chất độc

- Gần như không còn các chất dinh dưỡng.

Hai quá trình này đều diễn ra ở ông thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

Hoạt động 1: Tìm hiểu các quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận

Gv: Y/c học sinh đọc thông tin, quan sát hình 39.1 → tìm hiểu quá trình hình thành nước tiểu Yêu cầu các nhóm thảo lụân :

(?) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào ? Diễn ra ở đâu ?

(?) Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ( huyết tương ) ở điểm nào ?

(?) Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chổ nào?

(?) Tại sao nước tiểu đầu được hình thành cần phải hấp thu lại

→ Vì nước tiểu đầu còn các chất dinh dưỡng Gv: cần phân tích thêm: các quá trình tạo thành nước tiểu

Gv: Liên hệ thực tế v/v tế bào ở cầu thận, ống thận bị tổn thương. Hậu quả có thể làm viêm cầu thận hoặc bị sơ dẫn đến tắc ống thận, suy thận...

Và làm rối loạn các chất trong máu như: Rối loạn về hàm lượng Kali, Natri, protein... làm tăng thành phần cholletsteron (mỡ trong máu) Gv:Y/c hs tự rút ra kết luận

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm.

II. Sự thải nước tiểu (15’) - Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình thải nước tiểu Gv: Y/c hs đọc thông tin và thảo luận câu hỏi sau đây:

(?) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu?

(?) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì

HS: Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã , chất độc , chất thừa

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm.

ra khỏi cơ thể

(?) Mô tả đường đi của nước tiểu?

HS: Nước tiểu chính thức → bể thận → Ống dẫn nước tiểu → tích trữ ở bóng đái → ống đái → ngoài

(?) Tại sao sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định, có sự khác nhau đó là do đâu?

HS: Vì do máu luôn tuần hoàn liên tục qua cầu thận, nên nước tiểu được hình thành liên tục.

Nhưng nước tiểu chỉ đươc thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml Gv: Cần nhấn mạnh: Khi nước tiểu chính được hình thành được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái. Nếu nước tiểu trong bóng đái đạt tới 200ml, đủ áp lực và cảm giác buồn đi tiểu. tiếp theo cơ vòng ở ống đái mở ra phối hợp với cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp nước tiểu thải ra ngoài.

Gv: Liên hệ thêm về bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang... nguyên nhân và hậu quả

Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết (MĐ 1)

Thông hiểu (MĐ 2)

Vận dụng thấp (MĐ 3)

Vận dụng cao (MĐ 4) Bài tiết nước

tiểu Nơi hình thành nước tiểu và nơi nước tiểu chính thức đổ vào.

Quá trình tạo thành nước tiểu và sự thải nước tiểu

2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (7’)

Câu 1: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? (dựa vào hình 39.1 SGK)

Câu 2: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất:

1. Nước tiểu được tạo thành ở bộ phận nào?

a. Đơn vị chức năng của thận b. Vỏ thận và bể thận c. Bể thận và tủy thận d. Cả a và b

2. Sau khi hình thành, nước tiểu chính thức được đổ vào đâu?

a. Vỏ thận b. Bể thận

c. Tủy thận d. Cả a và b * Dặn dò: (1’) - Học bài, đọc mục" Em có biết"

- Đọc bài 40 ” Vệ sinh hệ bài tiết nước

tiểu” Ngày soạn :19/01

Ngày dạy : 8A: 23/01 8B: 24/01 Tuaàn

22

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức Học sinh:

- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó . - Kể 1 số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.

- Trình bày được sơ lược các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng .

2.Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

- Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu.

3.Thái độ

Có ý thức xây dựng các thoí quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 4. Trọng tâm

Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu 5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm và vận dụng và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên: Bảng phụ như SGK

Học sinh : Xem trước nội dung bài, kẽ bảng 40 vào vở bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

Nước tiểu đầu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Bao gồm 3 quá trình:

- Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. (2đ)

- Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết Na+,Cl-…) (3đ)

- Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết. (2đ)

Hai quá trình này đều diễn ra ở ông thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu. (3đ)

3. Bài mới:

Vào bài: Hoạt động hệ bài tiết có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy để biết các tác nhân chủ yếu nào gây hại cho hệ bài tiết và làm thế nào để có một hệ bài tiết khỏe mạnh. Đó chính là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu trong bài học ngày hôm nay.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I. Một số tác nhân chủ

yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu (17’)

- Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w