Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
Tuaàn 24
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUUẨN BỊ :
Giáo viên: - Tranh phóng to hình 43.1 và 43.2 SGK - Bảng phụ
Học sinh : Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da?
- Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da?
GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:
*Các biện pháp bảo vệ da: (4đ)
- Thường xuyên tắm rửa. - Thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ.
- Không nên nặn trứng cá. - Tránh lạm dụng mĩ phẩm...
*Các cách rèn luyện da: (6đ)
- Tắm nắng lúc 8-9 giờ sáng. - Tập chạy buổi sáng, - Tham gia thể thao buổi chiều. - Xoa bóp.
- Lao động chân tay vừa sức. - Rèn luyện từ từ.
- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
3. Bài mới:
Mở bài (1’): Cơ thể thường xuyên tiếp nhận và trả lời các kích thích bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường, dưới dự chỉ đạo của hệ thần kinh. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó?
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành I. Nơron - đơn vị cấu tạo
của hệ thần kinh (15’) a. Cấu tạo của nơron gồm:
+ Thân: chứa nhân.
+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.
+ 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.
b. Chức năng của nơron:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron
Yêu cầu HS quan sát H 43.1, cùng với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
HS: + Mô thần kinh gồm: tế bào thần kinh đệm.
+ Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
- Mô tả cấu tạo 1 nơron?
- GV lưu ý HS: nơron không có trung thể.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu chức năng của nơron?
- Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron.
Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
+ Cảm ứng(hưng phấn) + Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
- GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại.
II. Các bộ phận của hệ thần kinh (17’)
a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:
+ Bộ phận trung ương gồm bộ não tương ứng.
+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
+ Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.
b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân 9là hoạt động có ý thức).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh
GV: Thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh. Giới thiệu 2 cách phân chia
+ Theo cấu tạo + Theo chức năng
GV: Y/c học sinh quan sát hình 43.2 , đọc kỹ bài tập
→ lưạ chọn từ cụm từ điền vào chỗ trống .
HS: quan sát kỹ hình thảo luận hoàn chỉnh bài tập điền từ .
Gv: Chính xác hoá kiến thức các từ cần điền: 1/Não;
2/ Tuỷ sống; 3 và 4/ Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
(?) Xét về mặt cấu tạo hệ TK gồm các bộ phận nào?
Não - Bộ phận TW
Tủy sống
Dây thần kinh - Bộ phận ngoại biên
Hạch thần kinh GV: Y/c học sinh nghiên cứu thông tin SGK nắm được sự phân chia hệ thận kinh dựa vào chức năng . GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
(?) xét về mặt chức năng hệ thần kinh chia làm mấy loại?
(?) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
GV: Phân tích, liên hệ và lấy thí dụ về sự vận động của cơ vân là hoạt động có ý thức, còn các cơ quan SD là hđ không ý thức
Thí dụ: Sự co dãn mạch máu dưới da, co dãn phế quản....
GV: Từ những nội dung trên y/c hs tự rút ra kết luận
Hình thành năng lực phân tích thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4) Giới thiệu chung
về hệ thần kinh Thành phần cấu tạo của hệ thần kinh
Cấu tạo và chức năng của Nơron 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (5’)
Trình bày cấu tạo và chức năng của Nơron ?
Hoàn thành sơ đồ sau :
………...
xét về cấu tạo
…………... ...
–– Hệ thần kinh ... ………....
...
Chức năng
Dựa vào chức năng, hệ TK được phân thành:
a/ Hệ thần kinh vận động ; b/ Hệ thần kinh sinh dưỡng
c/ Dây thần kinh và hạch thần kinh ; d/ Hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động
* Dặn dò: (1’)
- Đọc mục" Em có biết"
- Đọc bài 44”Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống”
+ Chuẩn bị: Ếch: mỗi nhóm một con. Bông thấm nước.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định - Từ kết quả quan sát được qua thí nghiệm:
+ Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thnàh phần cấu tạo của tủy sống.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo của tủy sống và chức năng (đã tìm hiểu qua thí nghiệm)
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hành
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong khi làm thí nghiệm - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức kỉ luật, nghiêm túc, cẩn thận, ý thức giữ gìn vệ sinh 4. Trọng tâm
- Từ kết quả quan sát được qua thí nghiệm: Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thnàh phần cấu tạo của tủy sống.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.
Ngày soạn :15/02 Ngày dạy : 8A: 20/02 8B: 21/02