CHƯƠNG IV: HÔ HẤP Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
Tuaàn 13
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh phóng to hình 25.1 - 3 SGK.
Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
- Vai trò của tiêu hoá là gì? Các chất nước, muối khoáng, vitamin khi vào cơ thể cần qua hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Nêu các cơ quan tiêu hoá?
GV nhận xét và cho điểm Đáp án và biểu điểm:
- Thức ăn gồm: (2đ)
+ Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, vitamin.
+ Chất vô cơ: nước, muối khoáng.
- Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã.(2đ)
- Vai trò của tiêu hoá: là biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.(2đ)
- Quá trình tiêu hoá: được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá.
+ Ống tiêu hoá: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột. (4đ) 3. Bài mới:
GV yêu cầu HS giải thích câu: “Nhai kĩ no lâu”
HS suy nghĩ trả lời.
Gv gợi mở vào bài.
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực hình
thành I. Tiêu hóa ở khoang
miệng: (17’)
Trong khoang miệng có các cơ quan : + Răng ( răng cửa, răng nanh, răng hàm) + Lưỡi.
+ Tuyến nước bọt.
Các hoạt động tiêu hoá ở khoang miệng là : + Tiết nước bọt.
+ Nhai.
+ Đảo trộng thức ăn.
+ Hoạt động của enzim + Tạo viên thức ăn
Hoạt động 1: Tiêu hóa ở khoang miệng
GV treo tranh phóng to hình 25. 1 SGK cho HS quan sát để trả lời câu hỏi :
+ Trong khoang miệng có những cơ quan nào ? GV nhận xét và chốt lại kiến thức
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Khi thức ăn vào miệng, có những hoạt động nào xảy ra?
- Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá học?
- Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao?
Từ những thông tin trên, yêu cầu HS hoàn thành bảng 25.
GV treo bảng phụ để HS tự hoàn thành.
Hình thành năng lực quan sát, phân tích, tổng hợptìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Biến đổi thức
ăn ở khoang Các hoạt động tham
gia Các thành phần
tham gia hoạt Tác dụng của hoạt động
miệng động
Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt - Nhai
- Đảo trộn thức ăn - Tạo viên thức ăn
- Các tuyến nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Làm ướt và mềm thức ăn - Làm mềm và nhuyễn thức ăn - Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn và nuốt
Biến đổi hoá học
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Enzim amilaza - Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ.
II.Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản (13’)
- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.
- Thức ăn từ thực quản xuống dạ dày là nhờ hoạt động của các cơ thực quản (cơ trơn).
- Thời gian thức ăn qua thực quản ngắn (2-4s) nên coi như thức ăn không bị biến đổi.
Hoạt động 2: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 25.3, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng tới thực quản.
- Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào? Lực đẩy viên thức ăn tới thực quản, tới dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản.
- Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí và hoá học không?Thời gian đi qua thực quản rất nhanh (2-4s) nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học
+ Lưu ý: viên thức ăn vừa phải để dễ nuốt, nếu quá lớn nuốt sẽ nghẹn.
- Nắp thanh quản và khẩu cái mềm có chức năng gì?
nếu không có hoạt động của nó sẽ gây ra hậu quả gì?
- Giải thích hiện tượng khi ăn đôi khi có hạt cơm chui lên mũi? Hiện tượng nghẹn?
- Tại sao khi ăn không nên cười đùa?
Hình thành năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết (MĐ 1)
Thông hiểu (MĐ 2)
Vận dụng thấp (MĐ 3)
Vận dụng cao (MĐ 4) Tiêu hóa ở
khoang miệng Loại thức ăn được biến đổi ở khoang miệng
Các quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (6’) Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: ( MĐ 2) Quá trình tiêu hoá khoang miệng gồm:
a. Biến đổi lí học d. Tiết nước bọt b. Nhai, đảo trộn thức ăn e. Cả a, b, c, d c. Biến đổi hoá học g. Chỉ a và c.
Câu 2: (MĐ 1) Loại thức ăn nào được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng a. Prôtêin, tinh bột, lipit b. Tinh bột chín
c. Prôtêin, tinh bột, hoa quả d. Bánh mì, dầu thực vật
* Dặn dò: (3’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK- Tr 83.Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn:
Câu 2: “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.
Câu 3: Với khẩu phần ăn đầy đủ, sau khi tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản thì những chất trong thức ăn vẫn cần tiêu hoá tiếp: G, L, Pr.
Câu 4: - Cháo thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị biến đổi thành đường mantozơ dưới tác dụng của enzim amilaza.
- Với sữa thấm 1 ít nước bọt sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hoá học của sữa là Pr và đường đôi hoặc đường đơn.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động.
- HS biết kết luận từ những thí nghiệm đối chứng.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác.
3.Thái độ
- Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
- Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận trong thí nghiệm.
4. Trọng tâm
- Biết rút ra kết luận từ những thí nghiệm đối chứng.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, làm việc theo nhóm thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên:
- Tranh vẽ H 26 phóng to.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 8 ống nghiệm nhỏ (10 ml), 2 ống đong chia độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống
Bài 26: THỰC HÀNH