DÂY THẦN KINH TỦY

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 147 - 150)

Chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Bài 45: DÂY THẦN KINH TỦY

Tuaàn 25

- Lao động chân tay vừa sức. (1đ)

- Rèn luyện từ từ. (1đ)

- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người. (2đ) - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D

chống còi xương. (2đ)

3. Bài mới:

VB (1’) Ở các tiết trước chúng ta tìm hiểu qua cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh: Có thể cho hs nhắc lại kiến thức từ cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh → cấu tạo của tủy sống và đi vào n/c cấu tạo, chức năng của dây thần kinh tủy...

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I.Cấu tạo của dây

thần kinh tuỷ (15’) - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.

- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 43.2; 45.1 và trả lời câu hỏi:

- Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ?

- Tiếp tục đọc thông tin, quan sát kĩ H 45.1 để dán chú thích vào tranh câm H 45.1 trên bảng và trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ.

HS lên bảng dán chú thích, trình bày cấu tạo dây thần kinh tuỷ.

GV: Phân tích cho HS thấy được sự liên hệ giữ các dây thần kinh tủy với các bộ phận rễ trước và rễ sau của tủy sống.

→ có 31 đôi dây tk tủy, mỗi dây tk tủy bao gồm các nhóm sợi tk cảm giác

+ Các sợi hướng tâm nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác)

+ Các sợi li tâm nối với tủy sống bằng các rễ trước (rễ vận động)

→ Chính các rễ này sau khi đi qua khe giữa hai đốt sống đã nhập lại dây tk tủy.

GV: Dựa vào hình 45.1 phân tích cho hs thấy được đường dẫn truyền xung tk từ cơ quan thụ cảm → TW TK → cơ quan phản ứng.

GV hoàn thiện kiến thức trên mô hình đốt tuỷ sống, rút ra kết luận.

Lưu ý HS: Phân biệt rõ mặt trước và mặt sau tuỷ sống, rễ trước và rễ sau.

+ Sử dụng H 45.2 để chỉ chi HS thấy từ đốt thắt lưng I các bó rễ tuỷ của đoạn cùng, cụt tập hợp thành “tùng đuôi ngựa”.

Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

II. Chức năng của dây thần kinh tuỷ (17’)

- Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).

- Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tuỷ

GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần  SGK mục II, nghiên cứu kĩ bảng 45.

GV treo bảng 45 mô tả thí nghiệm bằng tranh vẽ ếch bị kích thích bởi HCl 1%, chi sau bên phải, chi sau bên trái.

Đặt vào điều kiện thí nghiệm (dán kín) vẽ kết quả thí nghiệm.

Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc

giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm)

=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí vết cắt, nêu kết quả thí nghiệm.

Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm trên.

- Thí nghiệm 1cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ trước?

- Thí nghiệm 2 cho phép ta rút ra kết luận gì về chức năng rễ sau?

+ Thí nghiệm 1: Khi kích thích bằng HCl 1% vào chi sau bên phải, xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da) tới tuỷ sống nhưng vì rễ trước bên phải bị cắt không dẫn xung thần kinh đến chi đó nên chi đó không co.

Xung thần kinh qua nơron bắt chéo sang chi bên kia, chi bên kia co và xung thần kinh qua đường dẫn truyền lên chi trên làm cho 2 chi trên co.

+ Thí nghiệm 2: Rễ sau bên trái bị cắt, xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm không dẫn truyền về tuỷ sống được nên không chi nào co cả.

GV nhận xét, đưa ra kết luận.

GV đưa câu hỏi:

- Nêu chức năng của dây thần kinh tuỷ?

(?) Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? Vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động

sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Dây thần kinh tủy Cấu tạo và chức

năng của dây thần kinh tủy 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (5’)

Câu 1: Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy?

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất

1. Dẫn truyền xung thần kinh từ các cơ quan về trung ương thần kinh là:

a. Dây thần kinh li tâm b. Dây thần kinh hướng tâm c. Dây thần kinh pha d. Hai câu a, b đúng

2. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ quan để điều khiển chúng hoạt động

a. Dây thần kinh li tâm b. Dây thần kinh hướng tâm c. Dây thần kinh pha d. Hai câu a, b đúng

* Dặn dò: (1’) - Học bài.

- Đọc bài 46” Trụ não, tiểu não, não trung gian”

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức: Học sinh:

- Xác định được vị trí và mô tả được cấu tạo, chức năng chủ yếu của trụ não - Xác định được vị trí và mô tả được cấu tạo, và chức năng của tiểu não

- Xác định được vị trí và mô tả được cấu tạo, chức năng chủ yếu của não trung gian . 2.Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm

- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của não bộ

3.Thái độ

- Giáo dục long yêu thích, say mê tìm tòi môn học - Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não

4. Trọng tâm

- Vị trí, cấu tạo, chức năng của trụ não, tiểu não và não trung gian.

5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên: - Tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3.

- Mô hình bộ não tháo lắp.

Học sinh : Xem trước nội dung bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy?

Nêu chức năng của dây thần kinh tủy?

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

+ Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ (6đ) - Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:

+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.

+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.

- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.

+Chức năng của dây thần kinh tuỷ (4đ)

- Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).

- Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm)

=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.

Ngày soạn : 22/02 Ngày dạy : 8A: 27/02 8B: 28/02

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w