HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 175 - 178)

PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI

Tuaàn 29

- Bồi dưỡng ý thức học tập, xây dựng thói quen, nếp sống văn hóa.

4. Trọng tâm

- Vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở con người 5. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ : Giáo viên: Bảng phụ

Học sinh : Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’

- Em hãy phân biệt giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

- So sánh tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

GV nhận xét và ghi điểm Đáp án và biểu điểm:

*Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện: (5đ) - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện.

- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

* So sánh tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện (5đ)

Tính chất của PXKĐK Tính chất của PXCĐK

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay không điều kiện

2. Bẩm sinh 3. Bền vững

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản

7.Trưng ương nằm ở trụ não, tủy sống

1’. Trả lời kích thích bất kì hay kích thcíh có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện 1 số lần) 2’. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện)

3’. Dễ mất khi không củng cố

4’. Có tính chất cá thể, không di truyền 5’. Số lượng không hạn định

6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời

7’. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

3. Bài mới:

MB(1’): Người là động vật bậc cao nhất trong số các động vật thuộc lớp Thú, người có tiếng nói, có chữ viết, có tư duy trừu tượng. Sự thành lập và ức chế PXCĐK có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người và động vật. Vậy giữa các PXCĐK ở người và động vật giống và khác nhau như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I. Sự thành lập và ức chế các

phản xạ có điều kiện ở người (6’)

- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.

- Ức chế PXCĐK xảy ra nếu

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK và trả lời câu hỏi:

- Nêu sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người? ý nghĩa?

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc

PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.

- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

- Ở người: học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.

- Hãy tìm VD trong thực tế đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thich hợp nữa?

- Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người và động vật có những điểm gì giống và khác nhau?

(+ Giống về quá trình thành lập và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với đời sống.

+ Khác về số lượng và mức độ phức tạp của PXCĐK.)

HS: Thảo luận nhóm.

theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết (8’)

1. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể tưởng tượng ra.

- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).

2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của tiếng nói và chữ viết

GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK cùng với thực tế hiểu biết trả lời câu hỏi:

- Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống? Yêu cầu HS lấy VD cụ thể.

HS nghiên cứu thông tin và hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:

GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- Tiếng nói có vai trò gì?

- Chữ viết có vai trò gì?

Giáo viên giảng thêm:

+ Có 2 loại tín hiệu cụ thể (tín hiệu thứ nhất) là những hiện tượng, sự vật cụ thể, trực tiếp như: ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc và tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thứ hai) là những vật kích thích có tính chất khái quát gián tiếp đó là lời nói và chữ viết.

+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai liên quan mật thiết với nhau về mặt chức năng, chúng phụ thuộc vào nhau. PXCĐK các cấp đã nối với các hệ thống tín hiệu với nhau thành một hệ thống chức năng duy nhất. Kích thích ngôn ngữ trở thành các tín hiệu báo trước sự cần thiết phải hành động (hưng phấn) hay dừng hoạt động (ức chế) trong một thời điểm nào đó.

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

III.Tư duy trừu tượng (10’) - Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trừu tượng.

- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.

- Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là cơ sở của tư duy trừu tượng, chỉ có ở con người.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình tư duy trừu tượng

GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.

- Nói tới gà, trâu, chó... chúng có đặc điểm chung gì? (Chúng được xếp chung là động vật.)

- Vậy con vịt có phải là động vật không?(Có.) GV: Yêu cầu HS lấy VD khác về sự hình thành khái niệm.

- Từ các khái niệm đã rút ra được qua VD từ

“động vật” được hình thành như thế nào?

HS: Từ những điểm chung của sự vật hiện

Hình thành năng lực phân tích để thu nhận kiến thức và làm việc theo nhóm, vận dụng vào cuộc sống.

tượng, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.

Đó là tư duy trừu tượng. Vậy tư duy trừu tượng là gì?

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết

(MĐ 1) Thông hiểu

(MĐ 2) Vận dụng thấp

(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Hoạt động

thần kinh cấp cao ở người

Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống

Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các PXCĐK trong đời sống con người 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các PXCĐK trong đời sống con người?

Câu 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống?

* Dặn dò: (1’) Học bài

- Đọc bài 54 “Vệ sinh hệ thần kinh”

+ Trả lời các câu hỏi tam giác SGK + Kẻ bảng 54 vào vở.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức Học sinh:

- Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

- Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.

- Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.

- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tư duy liên hệ thực tế - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

Kĩ năng sống:

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh

3.Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thích, say mê tìm tòi môn học

Ngày soạn : 23/03 Ngày dạy : 8A: 27/03 8B: 28/03

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 175 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w