2. Ý nghĩa của việc rèn luyện hệ vận động? Biện pháp chống cong vẹo cột sống?
GV nhận xét và ghi điểm
* Đáp án và biểu điểm:
1. Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: (5đ)
+ Cột sống cong 4 chỗ + Xương chậu lớn + Xương bàn chân hình vòm + Xương gót chân lớn + Cơ tay phân hóa + Cơ cử động ngón cái phát triển 2. Ý nghĩa của việc rèn luyện hệ vận động: (5đ)
+ Dinh dưỡng hợp lí: cung cấp đủ chất để xương phát triển
+ Tắm nắng: nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
+ Thường xuyên luyện tập: tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối
* Biện pháp chống cong vẹo cột sống:
+ Ngồi học đúng tư thế + Lao động vừa sức + Mang vác đều hai vai 3. Bài mới:
* Giới thiệu: Gãy xương là hiện tượng thường xảy ra trong lao động và đời sống . Vậy mỗi em cần biết cách sơ cứu trước khi đưa bệnh nhân đi bệnh viện điều trị. Tiết học này các em sẽ tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực
hình thành I. Nguyên nhân gãy
xương (10’)
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
- Gặp người bị tai nạn gãy xương cần:
+ Đặt nằm yên
+ Lau sạch vết thương + Sơ cứu
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gãy xương GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : - Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương?
- Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai nạn giao thông...
+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
- Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì?Thực hiện đúng luật giao thông.
- Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không? Vì sao? Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
- Khi gặp người tai nạn gãy xương, cần thực hiện ngay những thao tác nào? Đặt nạn nhân nằm yên . Dùng gạc (khăn sạch) nhẹ nhàng lau sạch vết thương -> tiến hành sơ cứu và băng bó
GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận.
Hình thành năng lực thảo luận nhóm tìm hiểu, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu nguyên nhân và pp sơ cứu cho người gãy xương và vận dụng vào cuộc sống.
II. Tập sơ cứu và băng bó: (25’)
* Sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ( tre) vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ đầu xương
Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương
GV cho HS quan sát tranh vẽ các Hình 12.1 4.
HS quan sát tranh vẽ nắm được cách sơ cứu:
+ Đặt nẹp vào 2 bên chỗ xương gãy + Lót gạc ở đầu xương
Hình thành năng lực thực hành, năng lực ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy .
* Băng bó cố định:
- Xương tay: Dùng băng y tế cuốn chặt từ trong ra cổ tay làm dây treo cẳng tay vào cổ
- Xương chân :Băng từ cổ chân vào
Nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.
+ Buộc cố định
GV treo bảng phụ về: Phương pháp sơ cứu và Các bước băng bó cố định.
HS đọc bảng phụ để nắm phương pháp và các bước thực hiện.
GV yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo hướng dẫn tranh và bảng các bước.
Các nhóm tiến hành thực hiện .
GV lưu ý: Các HS trong nhóm phải thay phiên nhau thực hành.
GV theo dõi các nhóm để uốn nắn, điều chỉnh thao tác sai cho HS (chấm điểm).
=>Khi các nhóm đã kết thúc GV gọi các đại diện nhóm lên kiểm tra kết quả và chấm điểm kĩ năng thực hành cho cả nhóm
hay tự sơ cứu, băng bó khi bị gãy xương, xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu pp băng bó cho người gãy xương và vận dụng vào cuộc sống.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Nội dung Nhận biết
(MĐ 1) Thông hiểu
(MĐ 2) Vận dụng thấp
(MĐ 3) Vận dụng cao (MĐ 4) Thực hành
tập sơ cứu và băng bó cho
người gãy xương
Các bước sơ cứu người bị gãy xương
2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)
- GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt.
- Nhắc lại các bước sơ cứu người bị gãy xương - Yêu cầu: Mỗi nhóm làm 1 bản thu hoạch.
- Nhắc nhở nhóm làm bài chưa đạt yêu cầu (nếu có).
- Yêu cầu dọn dẹp vệ sinh lớp.
* Dặn dò: (1’)
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
- Chuẩn bị bài: Máu và môi trường trong cơ thể.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh:
- Xác định các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo.
- Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô.
- Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể.
- Trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
2.Kỹ năng
- Thu thập thông tin, quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.
- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
4. Trọng tâm:
- Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và các tế bào máu.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực thu thập thông tin, quan sát tranh hình để phát hiện kiến thức, xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể, năng lực giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm và vận dụng vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H 13.1 đến 13.2 SGK.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 13 vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Giáo viên thu bài thu hoạch của học sinh và nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Các em đã từng nhìn thấy máu trong tình huống nào ? Máu chảy ra từ đâu? trong máu có những chất gì ? Vậy để biết máu có vai trò gì với cơ thể sống , thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu qua bài học hôm nay.
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực hình thành I. Máu: (20’)
1. Thành phần cấu tạo
Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo và chức năng của máu
Hình thành năng lực Ngày soạn :04/10
Ngày dạy : 8A: 09/10 8B: 10/10 Tuaàn
7