TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 119 - 122)

Tuaàn 20 Tieát

- Năng lực chuyên biệt: Hình thành năng lực làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin và vận dụng vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.

- Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.

Học sinh : Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Vitamin là gì? (4đ). Nêu vai trò của vitamin đối với cơ thể? (6đ).

GV nhận xét và cho điểm

*Đáp án và biểu điểm:

- Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều ezim trong cơ thể.

- Vai trò: đảm bảo các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể

- Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn

- Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo cân đối thành phần thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể

3. Bài mới:

Vào bài: Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau. Như vậy làm thế nào để cân đối các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể? Khẩu phần ăn và nguyên tắc lập khẩu phần của từng người như thế nào?

Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó.

Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV và HS Năng lực

hình thành I. Nhu cầu dinh dưỡng của

cơ thể (15’)

- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Giới tính : nam > nữ.

+ Lứa tuổi: trẻ em >

người già.

+ Dạng hoạt động lao động: Lao động nặng > lao động nhẹ

+ Trạng thái cơ thể:

Người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng> người có kích thước nhỏ.

+ Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở hoạt động 1 và đọc bảng: “ Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam “ ( trang 120 ) Trả lời câu hỏi :

(?) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào?

+ Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là protein (đạm). Vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển

+ Ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn. Vì sự vận động cơ thể kém hơn người trẻ.

GV: Liên hệ thực tế v/v hoạt động, lao động giữa người trưởng thành, trẻ em và người già

(?) Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? Ở những nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp.

GV: Liên hệ ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

(?) Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?

(?) Tại sao người mới khỏi bệnh, lại cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người bình thường

Hình thành năng lực nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi và vận dụng vào cuộc sống.

GV: Người có kích thước lớn thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn (hình thức lao động)

GV: Lấy thí dụ và liên hệ thức tế để hs thấy được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể khác nhau, y/c hs tự rút ra kết luận:.

II. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn (10’)

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :

+ Thành phần các chất hữu cơ.

+ Năng lượng chứa trong nó.

- Tỉ lệ các chất hữu cơ chứa trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?

GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:

Loại thực phẩm Tên thực phẩm + Giàu Gluxít

+ Giàu prôtêin + Giàu lipit + Nhiều vitamin và muối khoáng GVnhận xét

- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?

+ Đại diện nhóm trình bày, bổ sung => đáp án chuẩn.

Hình thành năng lực làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin và vận dụng vào cuộc sống.

III. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần (10’) - Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.

- Khẩu phần cho các tượng khác nhau không giống nhau và ngay với 1 người trong giai đoan khác nhau cũng khác nhau vì: nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau.

- Nguyên tắc lập khẩu phần : + Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.

+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vitamin + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần

GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

(?) Khẩu phần là gì ?

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận :

(?) Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường ?

(?) Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau , quả tươi ?

(?) Để xây dựng khẩu phần hợp lí cần dựa vào những yếu tố nào ?

(?) Tại sao những người ăn chay vẫn khỏe mạnh ?

Tích hợp giáo dục môi trường:

Để tránh các chất độc hại, mầm bệnh đi vào cơ thể cùng với các loại thức ăn trong bữa ăn hàng ngày cần phải bảo vệ môi trường nước, đất, sử dung hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học…

GV: Yêu cầu HS rút ra nguyên tắc lập khẩu phần.

Hình thành năng lực nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế và vận dụng vào cuộc sống.

IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

(MĐ 1) (MĐ 2) (MĐ 3) (MĐ 4) Tiêu chuẩn ăn

uống – Nguyên tắc lập khẩu phần

Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Những nguyên tắc khi lập khẩu phần

Giải thích các vấn đề liên quan 2. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:

* Câu hỏi và bài tập củng cố: (3’)

Câu 1: Vì sao nhiều cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể?

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất

1. Loại thực phẩm nào giàu chất đường bột?

a. Ngũ cốc b. rau tươi c. Cá, thịt d. Cả a và b 2. Loại thực phẩm nào giàu prôtêin?

a. Rau, quả tươi b. Trứng, thịt c. Gạo, ngô, khoai d. Cả a và b

Câu 3: Thế nào là khẩu phần? Nêu những nguyên tắc khi lập khẩu phần?

* Dặn dò: (1’)

- Học bài. Đọc mục" Em có biết"

- Đọc bài 37”thực hành:phân tích một khẩu phần ăn cho trước”

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức Học sinh:

- Biết được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần.

- Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân.

2.Kỹ năng

Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng tính toán.

Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ

- Kĩ năng xác định giá trị: Cần cung cấp hợp lí và đu chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh

3.Thái độ

Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.

Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe , chống suy dinh dưỡng và béo phì 4.Trọng tâm

Phương pháp lập khẩu phần

5. Định hướng phát triển năng lực

Ngày soạn : 10/01 Ngày dạy : 8A: 15/01 8B: 16/01

Bài 37: THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w