Bài tập 1: Bổ sung các yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
- Thân cây chuối có hình dáng như những trụ cột láng bóng, bên ngoài khoác 1 lớp áo màu xanh giản dị.
-Lá chuối tươi có màu xanh non mỡ màngtrông như những bàn tay vẫy hay giống những chiếc mái che mưa cho đàn gà con….
- Lá chuối khi khô bị co lại, nhăn nhúm nhưng rất dai, có màu nâu dùng để gói bánh gai rất ngon…
-Nõn chuối có màu xanh mởn, tràn đầy nhựa sống.
- Bắp chuối …..
- Quả chuối….
Tuần 2 Tiết 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh rènluyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
II.Thiết kế bài dạy:
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:
1 Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn thuyết minh?
2 Chữa bài tập về nhà 2,3.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Kết quả cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài Lắng nghe HĐ 2: Hướng dẫn chia nhóm.
- Cả lớp chia làm 2 nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1 đề.
+ Tổ 1+2: nhóm 1 => Vận dụng yếu tố miêu tả vào việc giới thiệu con trâu ở làng quê VN, con trâu trong việc làm đồng.
+ Tổ 2+3: nhóm 2 => Vận dụng yếu tố miêu tả vào việc giới thiệu con trâu trong 1 số lễ hội, con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Học sinh chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
Lớp trưởng chia nhóm và phân công đề.
+ Tổ 1+2: nhóm 1 => Vận dụng yếu tố miêu tả vào việc giới thiệu con trâu ở làng quê VN, con trâu trong việc làm đồng.
+ Tổ 2+3: nhóm 2 => Vận dụng yếu tố miêu tả vào việc giới thiệu con trâu trong 1 số lễ hội, con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
- Mỗi nhóm cử ra 1 học sinh làm trưởng nhóm để điều hành công việc, đồng thời cử 1 học sinh trong nhóm lên trình bày trước lớp.
HĐ 3: Hướng dẫn cách lập dàn ý.
Gv nhấn mạnh yêu cầu về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- VD: Miêu tả con trâu trên đồng ruộng: có thể dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi nói về hình dáng và hoạt động của nó.
- VD: Con trâu trong mùa lễ hội: có thể dùng biện pháp nhân hoá, so sánh,điệp ngữ,..làm cho bài viết thêm sinh động
Lắng nghe
Các nhóm tập trung thảo luận cách lập dàn ý.
HĐ 4: Hướng dẫn trình bày trước Các nhóm lần lượt lên trình bày.
lớp.
- Tác phong: dứt khoát, nhanh nhẹn.
- Cách diễn đạt: trôi chảy, lưu loát, tránh lặp từ…
- Ngắn gọn, đày dủ, tránh dài dòng.
Lắng nghe
HĐ 4. Tổng kết.
- Gọi các nhóm lên nhận xét lẫn nhau.
- Nxét tổng quát phần trình bày của các nhóm và nêu ưu nhược cũng như những lỗi cần tránh.
Nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau và ghi nhanh những điều cần thiết vào vở.
HĐ 5: Dặn dò.
- Bài tập về nhà.
- Soạn bài sau.
Tiết 11 + 12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
II.Thiết kế bài dạy:
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:
1 Điều gì được đề cập đến trong bài Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình?
2 Để làm sáng tỏ cho luận điểm , tác giả đã đưa ra những luận cứ nào? Đâu là luận cứ quan trọng nhất?
3. Bài mới:
Hoạt động Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài : Ngày hôm nay trẻ em chúng ta được quan tâm chaqm soc, được hưởng quyền của mình, được phát triển toàn diện. Thế nhưng trên thế giới vẫn có rất những trẻ em phải chịu thiệt thòi, bị tước đoạt mọi quyền lợi của mình. Để bảo vệ trẻ em, hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc Niu- Ooc ngày 30-9- 1990 để đề ra những việc cụ thể cần làm nhằm mang lại quyền lợi cho trẻ em.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung 1.Tác giả
2.Tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác)
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung.
1.Tác giả 2. Tác phẩm
HĐ 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục.
1.Cách đọc
2.Các chú thích quan trọng:
3.Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
- Hai đoạn đầu: Khảng định quyền được sống và quyền được phát triển của trẻ em.
- Đoạn còn lại: chia 3 phần:
+ Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+ Nhiệm vụ: Xác định những việc mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làmvì sự sống còn, phát triển của trẻ.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
0 Đọc
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục.
- Hai đoạn đầu: Khẳng định quyền được sống và quyền được phát triển của trẻ em.
- Đoạn còn lại: chia 3 phần:
+ Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+ Nhiệm vụ: Xác định những việc mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làmvì sự sống còn,phát triển của trẻ.
HĐ 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
1. Hai đoạn đầu: quyền được sống và quyền được phát triển của trẻ em.
? Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được tổ chức nhằm mục đích gì?
- Bảo đảm cho tất cả trẻ em có 1 tương lai tốt đẹp.
? Tại sao trẻ em lại cần thiết được bảo vệ?
- Vì chúng trong trắng, ngây thơ, có nhiều hoài bão, khát vọng, dễ bị tổn thương….
III.Tìm hiểu văn bản.
1.Hai đoạn đầu:
Khẳng định:
- Trẻ em có quyền được sống.
- Trẻ em có quyền được phát triển.
6 Sự thách thức:
? Trên thực tế, trẻ em phải chịu đựng những hiểm hoạ nào?
Học sinh trả lời.
? Những hiểm hoạ đó sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng gì cho các em?
- Kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của các em.
- Gây ra những cái chết thương tâm của trẻ.
? Hãy lấy những VD cụ thể cm?
Học sinh kể.
Gv bổ sung bằng cách lấy những dẫn chứngvề quyển trẻ em bị xâm phạm.
2.Sự thách thức:
-Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thẩm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch, bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
-Nhiều trẻ chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
3.Cơ hội.
? Em hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản mà cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc,, bảo vệ trẻ em?
? Hãy liên hệ trực tiếp với nước ta để so sánh kd chăm sóc và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em?
Học sinh tự liên hệ.
3.Cơ hội.
- Các quốc gia có ý thức rất rõ về vấn đề này => Liên kết với nhau.
- Công ước qt ra đời.
- Sự hợp tác qt ngày càng có hiệu quả.
4.Nhiệm vụ
? Hãy phân tích những nvụ của cộng đồng qt và từng quốc gia đối với việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của trẻ em?
? Đánh giá của em về nhiệm vụ trêm?
? Tại sao phải xác định các nhiệm vụ đó? Xác định như vậy sẽ có tác dụng gì?
? Cần phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ trên?
4.Nhiệm vụ:
- Tăng cường súc khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ.
- Quan tâm đặc biệt tới những trẻ có hoàn cảnh đặcc biệt.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ và đảm bảo yêu cầu bình đẳng giới.
- Tiến hành xoá mù chữ cho các em.
- Đảm bảo an toàn khi mang thai cho các bà mẹ.
….
? Trình bày tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.
SGV-34.
HĐ 5: Tổng kết:
*Ghi nhớ sgk
*Luyện tập
IV.Tổng kết.
Gọi học sinh chữa bài tập
Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được mối quan hệ chắt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại nhiều khi không được tuân thủ đầy đủ.
II.Thiết kế bài dạy:
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:
1 Tại sao trong giao tiếp chúng ta phải chú ý đến các phương châm hội thoại?
2 Các phương châm hội thoại cần lưu ý là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động Ghi bảng