Khái niệm liên kết

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 244 - 248)

PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Khái niệm liên kết

máy chiếu để Học sinh dễ dàng quan sát và nhận diện sự liên kết rõ hơn.

Học sinh đọc đoạn văn trong SGK và thảo luận, sau đó trả lời các câu hỏi.

a) Ví dụ

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ(2).Anh gửi vào các tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh(3).

Câu hỏi: b) Nhận xét

1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?

chủ đề ấy có liên quan như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

Chủ đề văn bản: bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại là một trong yếu tố góp thành chủ đề chung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”.

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì? Những nội dung câu ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn? Nêu nhận xét trình tự sắp xếp các câu trong đoạn.

- Nội dung chính của các câu trong đoạn văn:

Câu 1. Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại;

Câu 2. Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ.

Câu 3. Những cách thức khác nhau để thực hiện sự đóng góp đó.

- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.

-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý: câu trước

nêu vấn đề, câu sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước.

Giáo viên: Sự gắn kết lôgíc giữa đoạn văn với văn bản, sự gắn kết lôgíc giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. Vậy thế nào là liên kết nội dung?

Học sinh tìm các ý về liên kết nội dung trong phần ghi nhớ.

c) Ghi nhớ

Liên kết nội dung:

- Các đoạn câu văn phải hướng về chủ đề chung của văn bản.

- Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu.

- Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

2.Liên kết hình thức a) Nhận xét

Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?

Qua những biện pháp liên kết nào?

Học sinh tiếp tục thảo luận câu hỏi 3:

Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện ở:

- Sự lặp lại các từ: Tác phẩm (1) - tác phẩm (3).

- Sử dụng từ cùng trường liên tưởng: Tác phẩm (1) - nghệ sĩ (2).

- Sử dụng từ thay thế: nghệ sĩ (2) - anh (3)

- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu (1) với câu (2).

- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa: “cái đã có rồi” (2) - “những vật liệu mượn ở thực tại”.

Giáo viên: Như vậy ngoài liên kết nội dụng còn dùng từ ngữ để liên kết. Đó là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?

b) Ghi nhớ

Các biện pháp liên kết về hình thức:

- Phép lặp từ ngữ.

- Từ cùng trường liên tưởng.

- Phép thế.

- Phép nối.

- Dùng từ đồng nghĩa…

Hoạt động 2. Tổng kết II. Tổng kết

Giáo viên: Cách liên kết nội dung và hình thức trên, người ta gọi là liên kết.

- Thế nào là liên kết?

Học sinh tìm ý, trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý của Giáo viên.

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức (liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết).

- Thế nào là liên kết nội dung? * Liên kết nội dung:

- Các đoạn văn phục vụ chủ đề của văn bản, các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn. Đó là liên kết chủ

đề.

- Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Đó là liên jết nội dung

* Liên kết hình thức:

- Thế nào là liên kết hình thức? - Phép lặp từ ngữ

- Phép đồng nghĩa và liên tưởng.

- Phép thế.

- Phép nối (sử dụng những từ ngữ chỉ quan hệ).

Hoạt động III. Luyện tập III. Luyện tập - Chủ đề của đoạn văn Học sinh

làm bài tập 1 trong SGK theo sự hướng dẫn của Giáo viên.

Học sinh đọc đoạn văn - các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK.

- Chủ đề: Khẳng đinh vị trí của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.

Nội dung các câu trong đoạn văn. - Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn:

Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh - nhạy bén với cái mới. Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.

Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản. Câu 5. Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới.

- Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.

- Các câu được liên kết bằng phép tính liên kết:

- Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) Liên kết câu (2) với câu (1).

- Từ Nhưng nối câu (3) với câu (2).

- Từ Ấy là nối câu (4) với câu (3).

- Từ lỗ hổng được lặp lại ở (4) và câu (5).

- Từ thông minh ở câu (5) được lặp lại ở câu (1).

Tiết:

LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (Luyện tập)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp Học sinh:

- Củng cố kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn cho Học sinh. Từ đó các em có ý thức vận dụng các phương tiện liên kết câu trong khi viết văn.

- Nhận ra và sửa một số lỗi về liên kết câu.

II. THIẾT KẾ BÀI DẠY : 1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động

của trò Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Ôn lại lý thuyết I. Ôn lại lý thuyết

Giáo viên giúp Học sinh ôn lại những kiến thức lý thuyết cơ bản:

khái niệm liên kết, liên kết nội dung, liên kết hình thức.

- Khái niệm về liên kết.

- Liên kết nội dung.

- Liên kết hình thức.

Hoạt động 2. Luyện tập II. Luyện tập

Giáo viên hướng dẫn Học sinh làm các bài tập trong SGK.

Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. làm bài tập vào phiếu. Một số Học sinh trình bầy.

1. Bài tập 1

Chỉ ra các phép liên kết câu và và liên kết đoạn trong các đoạn văn:

Câu a) Liên kết câu: Phép lặp (lặp từ trường học).

Liên kết đoạn: Từ như thế ở đoạn sau chỉ vấn đề được nêu ở đoạn trước (trường học của chúng ta hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến).

Câu b) Liên kết câu: Phép lặp (lặp từ văn nghệ ở các câu 1,2).

Liên kết đoạn: Từ sự sống ở câu 2 đoạn trước được lặp lại ở câu 1 đoạn sau. Từ văn nghệ ở đoạn trước cũng được lặp lại ở đoạn sau.

Câu c) Liên kết câu: phép lặp. Từ thời gian được lặp lại ở cả 3 câu.

Câu d) Liên kết câu - dùng từ trái nghĩa: yếu đuối (1) - mạnh (2); hiền lành (1) - ác (2).

2. Bài tập 2

Các cặp từ trái nghĩa:

Thời gian vật lý

Thời gian tâm lý Vô hình Hữu hình

Giá lạnh Nóng bỏng Thẳng tắp Hình tròn

Đều đặn Lúc nhanh, lúc chậm

Học sinh đọc hai đoạn văn trong SGK và thảo luận nhóm.

Mỗi câu viết về một sự việc riêng lẻ không có sự gắn kết.

3. Bài tập 3

Đoạn a. Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn -> Liên kết đề.

Đoạn văn:

- Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

- Sửa: - Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông.

Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Học sinh đọc đoạn văn b, phát hiện lỗi câu. Một Học sinh lên bảng trình bầy, các Học sinh khác nhận xét, sửa chữa.

Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4, phân tích yêu cầu của bài tập.

Đoạn b:

Lỗi về liên kết nội dung. Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý.

Câu 2: Kể lại thời gian chăm sóc trước khi chồng mất của người vợ.

Để sửa câu 2, có thể thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2. Ví dụ:

“Suốt hai năm anh ốm nặng…”

Giáo viên có thể đưa hai đoạn văn lên máy chiếu. Học sinh dễ dàng phát hiện lỗi.

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 244 - 248)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(394 trang)
w