Thành phần phụ chú

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 235 - 239)

PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu

II. Thành phần phụ chú

Học sinh đọc ví dụ

a) Lúc anh đi, đứa con gái đầu lòng của anh và cũng là đứa con

trong SGK và nêu các câu hỏi thảo luận.

gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Nhận xét:

- Nếu lược bỏ từ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

- Nếu lược bỏ các từ in đậm trên, nghĩa sự việc trong câu không thay đổi vì nó không tham gia vào thành phần cấu trúc.

- Ởcâu a, các từ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

Học sinh thảo luận theo những câu hỏi trên.

- Ở câu a, các từ in đậm (và cũng là đứa con gái duy nhất của anh) chú thích cho phần trước đó (đứa con gái đầu lòng của anh) được rõ hơn.

- Trong câu b, cụm chủ vị in đậm nhằm chú thích điều gì?

Học sinh thảo luận theo những câu hỏi trên.

- Ở câu b, cụm chủ- vị in đậm (tôi nghĩ vậy) chỉ sự việc diễn ra trong ý nghĩ tác giả giải thích thêm cho việc:

+ Lão hiểu tôi chưa hẳn đã đúng.

+ Họ cho đó là lí do, điều đó khiến tôi càng buồn.

Giáo viên nêu yêu cầu:

- Các từ trong ngoặc đơn có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh đọc ví dụ 2.

Học sinh

nêu ý

nghĩa của từng yếu tố trong ngoặc đơn.

Ví dụ 2:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (Thương thương quá đi thôi).

(Quê hương - Giang Nam) Nhận xét:

- “Có ai ngờ”: Sự ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích.

- “Thương thương quá đi thôi”:

Xúc động trước nụ cười hồn nhiên của cô gái và đôi mắt đen tròn.

- “Quê hương - Giang Nam”: Nêu xuất xứ của đoạn thơ (tên bài thơ, tác giả).

- Các thành phần vừa nhận xét có đặc điểm chung gì về cách trình bày trong câu? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh trả lời.

- Cách trình bày: Các thành phần đó thường được đặt giữa các dấu:

+ Gạch ngang.

+ Ngoặc đơn.

+ Dấu phẩy

- Tác dụng: Chú thích giải thích thêm cho những từ ngữ sự việc

trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, người viết.

- Thế nào là thành phần chú thích? Học sinh đọc, phân tích phần Ghi nhớ SGK.

*Ghi nhớ

- Thành phần chú thích được dùng để bổ sung cho một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Khi viết:

+ Đặt giữa hai dấu gạch ngang.

+ Đặt giữa hai dấu phẩy.

+ Đặt giữa hai dấu ngoặc đơn.

+ Đặt giữa một dấu gạch ngang - một dấu phẩy.

+ Sau dấu hai chấm.

Các thành phần gọi - đáp, phụ chú đều là thành phần biệt lập.

Hoạt động 3. Luyện tập III. Luyện tập

- Bài tập 1 (học sinh độc lập làm bài) - Đọc yêu cầu bài tập?

- Đọc đoạn trích?

Học sinh làm bài tập.

1, Bài tập 1 (tr. 32)

Tìm thành phần gọi - đáp, phân tích cụ thể:

Này: Gọi, thiết lập quan hệ.

Vâng: Đáp, chỉ quan hệ bề trên với người dưới; bà lão hàng xóm - chị Dậu.

Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, phân tích yêu cầu của bài tập.

2. Bài tập 2i (tr. 32) Tìm thành phần gọi - đáp.

“Bầu ơi”: Thành phần gọi đáp lời gọi chung chung không hướng tới riêng ai.

Học sinh đọc và thảo luận các yêu cầu của bài tập.

3. Bài tập 3

Tìm thành phần phụ chú.

a)….chúng tôi, mọi người - kể cả anh.

b)….Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này - các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ.

c)…. Lớp trẻ. Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới.

TIẾT 104- 105

Viết bài TLV số 5

I Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về Nghị luận

- Kiểm tra kỹ năng viết văn bản nghị luận vè một hiện tượng đời sống xã hội

II.Thiết kế bài dạy:

1. ổn định tổ chức 2. Đề bài: Sổ lưu đề 3. Trống -> Thu bài

4. Dặn dò chuẩn bị bài tiết 106

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 235 - 239)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(394 trang)
w