A. Nội dung ôn tập
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được cách làm bài.
Học sinh đọc đề bài (SGK, tr.
23).
Đề bài: SGK (tr.23)
- Trước một đề tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
Giáo viên có thể gợi ý một số câu hỏi cụ thể.
Học sinh phân tích đề bài.
(Đọc kĩ đề) Tìm hiểu đề - tìm ý:
- Thể loại: nghị luận, bình luận.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc được nêu ra: Phạm Văn Nghĩa, thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
- Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó
- Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ? + Khi ra đồng, Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
+ Việc làm ở nhà: Nuôi gà nuôi heo.
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
Học sinh trả lời, nêu ý kiến riêng của cá nhân.
Giáo viên tổ chức, khuyến khích học sinh trình bày. Có thể gợi ý thêm bằng các câu hỏi phụ.
- Ý nghĩa của việc làm:
+ Nghĩa là người thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là người biết kết hợp việc học với việc hành.
+ Là người biết sáng tạo.
- Vì sao Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
Học tập Nghĩa là:
+ Học ở bạn tình yêu cha mẹ.
+ Yêu lao động.
+ Cách kết hợp với học hành.
+ Học trí thông minh sáng tạo - việc nhỏ nghĩa lớn.
Dàn bài gồm mấy phần?
Nêu nhiệm vụ từng phần?
Mở bài nêu gì?
* Lập dàn bài gồm 3 phần 1. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Có một số bạn ham chơi lười học - có một số bạn tuổi nhỏ mà trí lớn - chăm học chăm làm yêu thương cha mẹ - Phạm Văn Nghĩa chính là tấm gương như vậy.
- Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
Hướng dẫn Học sinh phân tích việc làm của bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Đánh giá việc làm.
2. Thân bài:
* Ý nghĩa việc làm
- Nêu việc làm của Nghĩa.
- Đành giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa?
- Những việc làm đó không khó.
* Đánh giá việc làm:
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ.
Biết giúp mẹ trong các việc đồng áng - việc nhỏ nhưng đòi hỏi sự kiên trì chịu khó.
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức học ở trường vào công việc trồng trọt.
- Nghĩa còn giúp mẹ những công việc nhà: chăm sóc nuôi gà heo là việc nhỏ, nhẹ nhàng nhưng có nhiều niềm vui.
- Nghĩa còn là người sáng tạo thông minh tự làm cho mẹ cái tời để kéo nước cho mẹ đỡ mệt.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:
- Là học tập tất cả các tính cách trên.
+ Con phải yêu thương giúp đỡ cha mẹ.
+ Học lao động kết hợp với thực hành.
+ Học sáng tạo - làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn -> Nghĩa ngoài việc học tập còn biết giúp cha mẹ làm ra của cải vật chất góp phần cải thiện đời sống - bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách tình yêu lao động - yêu thương cha mẹ và người lao động.
- Ýnghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa? Rút ra bài học cho bản thân.
3. Kết luận Dựa vào dàn ý chi tiết hướng dẫn
học sinh viết văn, chú ý dùng câu chuyển liên tiếp.
Viết bài
Học sinh viết ra vở bài tập - Gọi học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên uốn nắn sửa.
Đọc lại bài và sửa chữa (kiểm tra)
Học sinh đổi bài cho nhau và sửa chữa
Lỗi chính tả.
Lỗi diễn đạt.
Em hãy rút ra những điều cần ghi Ghi nhớ
nhớ.
Gợi ý: Muốn làm tốt bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, ta phải làm gì?
Đọc ghi nhớ SGK và chốt lại những nội dung cần ghi nhớ.
Muốn làm bài tốt về bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống cần phải thực hiện 4 bước.
- Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Cần đọc kĩ đề về thể loại và yêu cầu.
+ Phân tích hiện tượng tìm ý.
- Lập dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu sự vật hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Cần liên hệ thực tế (nêu những biểu hiện) và phân tích các mặt đánh giá nhận định (lợi hại - đúng sai - nguyên nhân).
+ Kết luận khẳng định, phủ định lời khuyên…
- Viết bài.
- Sửa chữa sau khi viết.
Tiết:101 ngày 24 tháng 01
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ)