PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu
HĐ 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1. Ví dụ
Văn bản: “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” (SGK, tr 77).
2. Nhận xét Giáo viên: Vấn đề nghị luận của văn
bản này là gì?
Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Giáo viên: Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ “Mùa xuân cho nhỏ”? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Học sinh nêu luận điểm của văn bản và tìm bố cục, nhận xét, bổ sung.
Bố cục: 3 phần
Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài.
Thân bài (5 đoạn tiếp theo): Hệ thống luận điểm, luận cứ:
- Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
- Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ:
Luận cứ:
+ Một loạt những hình ảnh:
* Dòng sông
* Bông hoa tím
* Lộc + Âm thanh + Ngôn từ
+ Liên tưởng mùa xuân của đất nước 4 ngàn năm
- Luận điểm 3: Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
Luận cứ:
+ Hình ảnh thơ đặc sắc.
+ Cảm xúc - giọng điệu trữ tình + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ - kết cấu bài thơ.
Kết bài (đoạn cuối): Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
- Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu và kết cấu bài thơ.
Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.
Giáo viên: Các luận cứ trong từng đoạn có làm nổi bật được có làm nổi bật được luận điểm không?
- Bố cục: Đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) tuy đây là một văn bản ngắn. Giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
Giáo viên: Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản.
Giáo viên: Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
3. Ghi nhớ Giáo viên: Văn bản trên nghị luận về
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Vậy theo em thế nào là nghị luận về một bài thơ? Đoạn thơ?
Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…
Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét,
đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Hoạt động 2. Luyện tập II. Luyện tập
Giáo viên: Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác về bài thơ?
Học sinh thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung
Bài luyện tập trong SGK, tr 79 Có thể bổ sung một số luận điểm:
- Kết cấu bài thơ chặt chẽ cân đối:
Mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca.
- Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.
- Ước nguyện cống hiến hoà nhập của Thanh Hải.
Ngày soạn:
Tiết:125
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Biết cách viết bài nghị luận về đoạn, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
II.THIẾT KẾ BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một