PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu
HĐ 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một
I, Mục đích yêu cầu
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2.
Hàm ý câu nói của người ăn mày: “Địa ngục là chỗ ở của các ông” (Người nhà giàu).
Giáo viên phân tích yêu cầu của
bài tập. Học sinh thảo
luận, trình bày, nhận xét.
2. Bài tập 2:
a. Câu: “Tới thấy họ ăn mặc rất đẹp” có thể hiểu là “Đội bóng huyện chơi không hay” hoặc “Tôi không muốn bình luận về việc này”.
Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ (nói không đúng đề tài)
b. Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” hàm ý “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”.
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Tiết:
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Trích) (Lê Minh Khuê)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng - tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật - đặc biệt là miêu tả tâm lí - ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện - nhân vật - nghệ thuật trần thuật).
II.THIẾT KẾ BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Ghi bảng
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
1. Tác giả - tác phẩm a. Tác giả:
Lê Minh Khuê sinh năm 1949.
- Quê: Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
- Là Thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ.
Giáo viên: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
- Viết văn từ những năm 70.
Là cây bút truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc xảo đặc biệt là khi viết về phụ nữ.
- Đề tài trước 1975: Đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, gây được sự chú ý của bạn đọc.
- Sau 1975: Những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống - đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ.
b. Tác phẩm:
Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.
Giáo viên: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
* Xuất xứ: Viết năm 1971 - cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
- Đây là một truyện ngắn được viết ngay trong thời kỳ chiến tranh nên không tránh khỏi những hạn chế trong cách phản ánh hiện thực và con người. Tác phẩm này thể hiện chủ nghĩa anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước được nhìn nhận theo khuynh hướng sử thi.
Giáo viên: Truyện đề cập đến vấn đề gì?
Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát phá bom ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ.
Giáo viên: Tuy có cùng đề tài với các tác phẩm khác nhưng Những ngôi sao xa xôi vẫn có những nét đặc sắc riêng.
Đặc biệt là sự am hiểu cặn kẽ cuộc sống cùng tâm lí tình cảm và suy nghĩ của những con người tuổi trẻ (Cô gái Thanh niên xung phong) trên tuyến đường Trường Sơn.
Đây là một trong những đề tài của nhiều tác phẩm thơ truyện - ca khúc thời kháng chiến chống Mỹ.
- Đường Trường Sơn, Những cô gái Thanh niên xung phong, Anh bộ đội lái xe.
Tiêu biểu là những bài thơ của:
Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Minh Châu (Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”).
Đây cũng là biệt tài của Lê Minh Khuê.
Giáo viên: Tác phẩm lựa chọn ngôi kể
như thế nào? * Ngôi kể:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: - Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính. Lựa chọn ngôi kể này, nhà văn đã tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.
- Thể hiện giọng điệu ngôn ngữ truyện.
- Đặc biệt chú ý lời của nhân vật Phương Định.
- Thể hiện những câu văn dạng kể xen tả là câu ngắn gần với khẩu ngữ.
Không nhất thiết đọc hết truyện dài. * Đọc yêu cầu đọc một số đoạn:
Phần đầu: Giới thiệu ba nhân vật.
Hồi tưởng của Phương Định về thời Học sinh (151).
Giới thiệu hành động của các nhân vật trong cuộc phá bom (148 - 149).
Những đoạn không đọc, giáo viên tóm tắt, tạo cho câu chuyện liền mạch.
Giáo viên: Em hãy kể tóm tắt truyện? * Tóm tắt truyện: (SGiáo viên 150 - 151)
- Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái rất trẻ: Định - Nho - Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút) - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom.
- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm - tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định - nhân vật chính - cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố thân yêu.
- Phần cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom - Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần chú thích SGK
2. Chú thích (SGK)
Hoạt động 2. Đọc - hiểu truyện II. Đọc - hiểu truyện Phân tích tính cách các nhân vật, đặc
biệt tìm hiểu những nét tính cách của nhân vật chính Phương Định (Người kể chuyện)
Giáo viên: Ba nhân vật nữ TNXP trong tổ trinh sát mặt đường có những nét gì chung đã gắn bó họ thành một khối thống nhất?
1. Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn - nguy hiểm - ác liệt - gian khổ - khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn - nguy hiểm - ác liệt.
+ Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm.
+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+ Hai bên đường không có lá xanh - những thân cây bị tước khô cháy…
+ Một vài thùng xăng - ô tô méo mó han gỉ.
Giáo viên: Công việc của họ ra sao?
Nhận xét về công việc của họ.
- Công việc:
+ Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom.
+ Đếm - phá bom chưa nổ.
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết - khó khăn - gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh.
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh.
- Chúng tôi bị bom vùi luôn.
- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc -
“những con quỷ mắt đen”.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ.
- Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.
- Thời tiết nóng bức: trên 300 Xong việc thở phào, chạy về hang.
Họ là những cô gái trẻ dễ xúc cảm, hay mơ mộng.
Giáo viên: Họ là những cô gái có những nét tính cách nào giống nhau?
- Dễ vui và cũng dễ trầm tư.
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở trên chiến trường.
- Nho thích thêu thùa.
- Chị Thao chăm chép bài hát.
- Phương Định thích ngắm mình trong gương ngồi bó gối mơ mộng rồi hát.
* Họ cũng có những nét cá tính riêng.
- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn - không dễ dàng hồn nhiên - ước mơ và dự tính về tương lai - có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
- Quê hương của họ: Họ là những cô gái còn rất trẻ đến từ Hà Nội - là thanh niên xung phong.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ.
+ Dũng cảm.
+ Tình đồng đội gắn bó.
2. Nét tính cách riêng của mỗi người:
a. Nhân vật Phương Định Tập trung phân tích tìm hiểu nét cá tính
riêng của Phương Định:
Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường.
Giáo viên: Tìm những chi tiết giới thiệu về nhân vật Phương Định?
- Từ một cô gái thành phố vào chiến trường.
- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
- Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội - nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khối liệt của chiến trường.
+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên - êm đềm bên mẹ.
+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.
Giáo viên: Vào chiến trường được ba năm, quen với những thử thách nguy hiểm, hàng ngày giáp mặt với cái chết nhưng Phương Định vẫn là một cô gái hết sức can đảm. Hãy tìm chi tiết chứng minh?
Giáo viên: Đối với đồng đội Phương Định là người như thế nào?
- Thích làm đẹp ngay trên chiến trường.
- Tự hào về mình, trong lời kể thể hiện sự hồn nhiên, lạc quan vui vẻ, cô được nhiều người chú ý, là một cô gái đáng yêu có tâm hồn nhạy cảm, tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kỳ.
Quan tâm, yêu mến đồng đội:
+ Chăm sóc cứu chữa cho Nho (đồng đội) bị thương khi phá bom.
Giáo viên: Trong công việc, Phương Định là người như thế nào? (Tìm chi tiết miêu tả - Học sinh thảo luận - phát biểu).
+ Trong công việc: Là người năng động, có ít nhiều kinh nghiệm - dũng cảm không sợ nguy hiểm khi phá bom.
“Có cái nhìn như sao mà xa xăm”
- các anh lái xe nhận xét.
- Thích ngắm mắt mình trong gương - Nó dài dài màu nâu.
- Hay nheo lại như chói nắng.
- Các anh pháo thủ - lái xe: Hay hỏi thăm tôi, viết thư dài gửi đường dây (cho dù gặp nhau hàng ngày).
- Thích tỏ ra thờ ơ với những cuộc trò chuyện với các anh bộ đội - ý nghĩ lại rất trân trọng, thán phục, chú ý đến những người lính (mặc quân phục có ngôi sao trên mũ).
- Luôn giành sự yêu thương quan tâm tới chị Thao, Nho và đồng đội trong đơn vị, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà cô bắt gặp hàng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
- Khi đại đội trưởng hỏi - gắt vào má.
Tôi ho sặc sụa và tức ngực - cao điểm bây giờ thật vắng bom gào thét chung quanh…
Giáo viên: Phân tích tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom?
Mặc dù quen với công việc nguy hiểm - phá bom - một ngày có thể phá tới năm quả bom - nhưng mỗi lần phá bom lại là một lần thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.
- Từ khung cảnh, không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình. Để rồi lòng dũng cảm được kích thích bằng lòng tự trọng.
Giáo viên: Em hãy phân tích tâm trạng hồi họp - từng hành động chính xác của Phương Định khi phá bom?
“Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo mình tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đứng đàng hoàng mà bước đi”.
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom… nung nóng”.
Ở bên quả bom kề sát cái chết bất ngờ và im lìm, từng cảm giác của con người trở nên sắc nhọn hơn - hành động thận trọng hơn - cảm giác hồi hộp chờ bom nổ.
- Dưới sự điều khiển của chị Thao (thổi còi).
- Như thế là đã hai mươi phút - Bỏ gói thuốc mìn.
- Châm ngòi.
- Chạy vào chỗ ẩn nấp.
Cả tâm trạng im lặng chờ đợi đến hồi hộp, một loạt những câu hỏi trong nội tâm.
- Bom nổ - một thứ tiếng kì quái…
Miêu tả tỉ mỉ chi tiết từng hành động - cử chỉ của nhân vật.
Giáo viên: Nhận xét cách miêu tả, kể của tác giả ở giai đoạn này?
Cảm nhận được nét tính cách phần nào của Phương Định trong một lần phá bom (như bao lần khác).
b. Nhân vật chị Thao Giáo viên: Chị Thao là đội trưởng có
những nết tính cách riêng nào?
“Chị Thao bóc bánh quy trong túi… táo bạo”.
- Chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
- Áo lót thuê chỉ màu - tỉa lông mày nhỏ như cái tăm.
- Thấy máu và vắt chị sợ “nhắm mắt - mặt tái mét”.
- Chị Thao hát.
“Nhạc sai bét - giọng chua - không hát trôi chảy được bài nào” thú vui: chép bài hát - 3 quyển sổ dày…
- Phá quả bom dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
- Sau khi phá bom hình ảnh chị:
chị cười răng trắng, vết sẹo bóng lên… Nho bị thương ở chỗ nào?
Bị ở đâu em… chị nghẹn ngào không nước mắt (149)
c. Nhân vật Nho
“Nho vừa tắm dưới suối lên…
chảy nước”
Giáo viên: Còn Nho là người thế nào?
(Tìm và phân tích một số chi tiết).
+ Đòi ăn kẹo (Khi quần áo ướt vừa tắm ở suối lên).
+ Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra cái cổ tròn như chiếc cúc áo nhỏ nhắn, tôi muốn bế nó trên tay, trông nó mát mẻ như một que kem trắng”.
+ Nhận nhiệm vụ phá hai quả bom dưới lòng đường.
+ Bị thương trong lần phá bom
“Tôi moi đất - bế Nho đặt lên đùi mình - máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền - quần áo đầy bụi - quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập”
- Vết thương nhẹ - nhưng bom nổ gần bị choáng.
- Xin mấy viên đá khi Phương Định nhặt được (trời mưa).
Giáo viên: Tóm lại ba cô gái TNXP trong tổ xung kích đã để lại trong em ấn tượng nào? (Nhận xét về họ)
Giáo viên: Từ đó em hiểu thêm gì về cuộc chiến đấu chống Mĩ của quân và dân ta?.
Ba cô gái trẻ hồn nhiên, lạc quan dũng cảm, công việc nguy hiểm khó khăn, cận kề cái chết, trong điều kiện sống chiến đấu gian khổ khốc liệt tình đồng đội gắn bó.
- Trân trọng - mến mộ - khâm phục về sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm - hoàn thành nhiệm vụ trong trong điều kiện chiến đấu gian khổ khốc liệt.
Truyện Những ngôi sao xa xôi đã gợi lại cả thời kì chiến đấu vô cùng gian khổ khốc liệt của quân và dân ta trong những năm 1970 - chống Mĩ cứu nước - thế hệ trẻ những cô gái TNXP của một thời kỳ chống Mỹ anh hùng.
Hoạt động 3: Tổng kết III. Tổng kết
Giáo viên: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật:
Học sinh thảo luận, trình bày.
1. Nghệ thuật:
- Phương thức trần thuật: Kể từ ngôi thứ nhất từ lời kể của nhân vật chính tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật mà tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật: Chủ yếu là miêu tả.
- Ngô ngữ và giọng điệu: Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, giọng thoải mái trẻ trung có chất nữ tính, lời kể những câu ngắn nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến đấu. Những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời niên thiếu hồn nhiên.
- Tác giả tỏ ra am hiểu: miêu tả quan sát tinh tế tâm lý nhân vật, cảm giác, suy nghĩ, ước mơ.
2. Nội dung
Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tiết:
ÔN TẬP TRUYỆN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
- Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện trần thuật; xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình huống truyện.
- Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
II.THIẾT KẾ BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Kẻ bảng ôn tập thống kê các tác phẩm truyện hiện đại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng.
- Học sinh lên bảng điền (cột 1 - 5).
- Học sinh nhắc lại nội dung chính từng bài.