Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 266 - 270)

PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu

HĐ 1: Tìm hiểu bài nghị luận của tác

I. Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo viên: Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì?

Học sinh lắng nghe

Học sinh đọc văn bản trong SGK (Tr.61, 62).

I. Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

1. Tìm chủ đề của văn bản.

* Vấn đề nghị luận trong một văn bản là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.

Trong văn bản của Quỳnh Tâm, vấn đề nghị luận đặt ra là: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

- Tìm các câu nêu vấn đề nghị luận?

(phần mở bài)

Câu nêu vấn đề nghị luận trong văn bản là: “Dù ít hay nhiều…

cũng khó phai mờ”

Em hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Văn bản có thể đặt tên là:

- Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.

- Vẻ đẹp của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi:

2. Xác định hệ thống luận điểm - luận cứ

- Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào? Các luận điểm ấy được cụ thể hoá qua những luận cứ nào?

a. Luận điểm 1

“Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình”

(câu nêu luận điểm) - Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc

luận điểm của văn bản?

- Hoàn cảnh sống: Là người cô độc nhất thế gian; sống một mình

trên đỉnh núi Yên Sơn, bốn mùa mây mù.

- Công việc: Nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu, thực chất công việc rất tỷ mỉ chịu khó.

- Yêu công việc: Quan niệm của anh về công việc “ta với công việc là đời…” Đặt trong mối quan hệ đồng nghiệp, công việc là niềm vui.

- Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp: (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách…)

b. Luận điểm 2:

“Nhưng anh thanh niên thật đáng yếu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nghiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo (Câu nêu luận điểm).

- Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ, ân cần hồ hởi chu đáo (biếu tam thất cho vợ bác lái xe).

- Luận điểm 2 đã được triển khai như thế nào?

- Say sưa kể về công việc của mình.

Học sinh xác định các luận cứ của luận điểm 2.

- Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình, tặng hoa cho cô gái trẻ,

c. Luận điểm 3

“Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sô nổi ấy lại rất khiêm tốn (câu nêu luận điểm).

- Luận điểm 3 đã được triển khai như thế nào?

Học sinh xác định các luận cứ của đoạn 3.

- Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé so với người khác.

- Từ chối vẽ chân dung mình, giới thiệu vẽ người khác: say sưa giới thiệu về ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét.

- Đoạn cuối bài có tác dụng gì? Học sinh trả lời * Đoạn kết bài

- Ý nghĩa: cô đúc vấn đề nghị luận Qua các câu: “cuộc sống chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu hi sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn, nhiệt thành

như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu”.

- Như vậy người viết đã thể thiện nội dung nào? Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật anh thanh niên.

Học sinh thảo luận, nêu ý kiến.

Nhận xét cách viết:

- Để khẳng định các luận điểm, người viết đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn ba luận điểm. Cả ba đều tập trung vào vấn đề nghị luận.

Giáo viên: Đây là một trong những cách nghị luận về tác phẩm văn học (truyện, đoạn trích).

- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng các lý lẽ (luận cứ) dẫn chứng trong tác phẩm.

- Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động. Đó là những chi tiết đặc sắc của văn bản.

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bố cục của văn bản:

- Bố cục của văn bản đã hợp lý chưa?

Văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần đảm nhiệm vai trò gì?

* Về bố cục của văn bản

Có ba phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài, được dẫn dắt tự nhiên:

- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.

Học sinh thảo luận theo từng vấn đề được giáo viên nêu ra

- Thân bài: Phân tích diễn giải từng luận điểm.

- Kết bài: Khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.

Hoạt động 2. Ghi nhớ II. ghi nhớ

Giáo viên:Văn bản trên là văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích). Vậy, thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? Khi viết về một bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cần phải chú ý nhhững yêu cầu gì?

Học sinh trình bày ý kiến về từng vấn đề, sau đó Giáo viên tổng hợp lại theo nội dung Ghi nhớ.

Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

+ Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

+ Các nhận xét phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

+ Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác gợi cảm.

Hoạt động 3. Luyện tập

- Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?

- Đoạn văn nêu những ý kiến chính

Học sinh đọc văn bản trong SGK trang 64.

III. Luyện tập 1. Vấn đề nghị luận

Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của

nào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu được gì thêm về nhân vật lão Hạc?

nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.

2. Các ý kiến được nêu

- Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì ra sao? Chết thì thế nào? ( phân tích nội tâm nhân vật).

- Hoạt động: Cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc: Việc lựa chọn cái chết đã được chuẩn bị từ lâu:

từ câu chuyện với ông giáo, bán con Vàng, gửi vườn và tiền…

- Sự nhận thức đánh giá về nhân vật lão Hạc:

+ Người cha rất mực thương con, hi sinh cho con.

+ Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà “chết trong còn hơn sống đục”.

Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.

Ngày soạn:

Tiết:119

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 266 - 270)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(394 trang)
w