PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu
HĐ 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. Ví dụ Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước
làm bài văn nghị luận, cách tổ chức khiển khai các luận điểm:
a) Đề bài
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
* Tìm hiểu đề:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm yêu cầu của đề.
- Thể loại: Nghị luận (phân tích).
- Nội dung: Những biểu hiện của tình yêu quê hương.
- Giới hạn: Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách thảo luận các yêu cầu hoặc câu hỏi trong SGK:
- Đọc kỹ bài thơ để xác định những biểu hiện của tình yêu quê hương cùng những biểu hiện của nó.
- Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, ở địa điểm nào trong tâm trạng như thế nào?
* Tìm ý:
- Trong xa cách nhà thơ luôn nhớ về quê hương bằng tất cả tình cảm tha thiết. trong sáng, đầy thơ mộng của mình.
- Hình ảnh làng quê hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ:
+ Cảnh thuyền cá ra khơi.
+ Cảnh trở về.
Giáo viên gọi một học sinh đọc câu hỏi và một học sinh trả lời để tìm ý sau khi đã thảo luận.
+ Cảnh nghỉ ngơi.
- Nỗi nhớ tha thiết khi xa quê.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài.
b. Lập dàn bài.
* Mở bài:
- Quê hương là nguồn cảm hứng suốt cuộc đời thơ Tế Hanh, đây cũng là đề tài thành công nhất của anh.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần dàn bài SGK.
Giáo viên: Phần mở bài phải giới thiệu những gì?
- Bài thơ “Quê hương” làm sống lại một làng chài ven biển với tất cả nỗi nhớ và tình yêu quê hương tha thiết.
- Phần thân bài nêu mấy luận điểm?
Trong mỗi luận điểm đó phải nên những luận cứ nào?
* Thân bài:
- Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm
chất lý tưởng, lãng mạn (phân tích chi tiết: các biểu hiện của nỗi nhớ quê hương của nhà thơ). Tình yêu quê hương thể hiện qua hồi ức về quê hương, hồi ức về cảnh dân làng ra khơi đánh cá:
- Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh ra sao?
- Khung cảnh thiên nhiên khi ra khơi.
+ Buổi bình minh đẹp trời.
- Khí thế ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.
+ Con thuyền và cánh buồm mang vẻ đẹp hùng tráng.
* Hồi ức về cảnh làng chài đón thuyền cá trở về: đông vui, tấp nập, no đủ.
* Hồi ức về cảnh làng chài sau những ngày ra khơi.
+ Cảnh nghỉ ngơi bình yên.
+ Vẻ đẹp của những con người lao động làng chài: vừa mang một vẻ đẹp khoẻ khoắn vừa mang vẻ đẹp thơ mộng.
Tình yêu quê hương của tác giả thể hiện trong nỗi nhớ tha thiết về làng quê khi xa quê:
+ Hình ảnh đọng lại: vẻ đẹp, sức mạnh mùi nồng mặt của quê hương.
+ Giọng điệu trữ tình của bài thơ thể hiện nỗi nhớ chân thành tha thiết.
Giáo viên: Phần kết luận phải nêu những gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách triển khai luận diểm ua văn bản “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”.
* Kết bài:
Bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết ngọt ngào của một tâm hồn trẻ trung, đầy thơ mộng - Tế Hanh.
- Giọng thơ tràn đầy cảm xúc, hình ảnh đặc sắc, ngôn từ bình dị…
c. Viết bài
Học sinh về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh, đọc lại bài viết sửa chữa:
2. Cách tổ chức triển khai luận đim
Học sinh đọc văn bản
a. Văn bản: “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”.
b. Nhận xét:
Giáo viên: Văn bản chia làm mấy phần?
- Văn bản có bố cục chặt chẽ, mạch lạc gồm ba phần;
Nội dung của phần mở bài?
- Phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương”?
Những suy nghĩ ấy được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?
* Phần mở bài (đoạn 1):
+ Nêu ý kiến đánh giá về tác giả:
chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh.
+ Đánh giá tác phẩm cần bình luận: quê hương của tác giả: tình yêu tha thiết, trong sáng, thơ mộng.
- Những hình ảnh đẹp khi ra khơi.
- Cảnh trở về tấp nập no đủ.
- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.
Giáo viên: Văn bản có tính thuyết phục hấp dẫn không? Vì sao?
Học sinh thảo luận theo tổ cử đại diện trả lời.
- Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
* Kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn người đọc.
Nhận xét: Những suy nghĩ ý kiến của người viết luôn được gắn với sự phân tích bình giảng cụ thể, hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
Giáo viên hỏi: Từ việc tìm hiểu văn bản trên em có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
- Phần thân bài được nối kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên, đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài.
Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần Kết bài đánh giá sức hẫp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ.
- Văn bản tuy ngắn nhưng tác giả đã tập trung trình bày những nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc
sắc nổi bật về nội dung, cảm xúc, nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là những nét đặc trưng của thơ trữ tình.
- Bố cục rõ ràng mạch lạc:
Học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK
3. Ghi nhớ
* Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần có bố cục mạch lạc theo cách phần:
- Mở bài:
+ Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.
+ Bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu là đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).
- Thân bài:
Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài
Khái quát giá trị ý nghĩa, của đoạn thơ, bài thơ.
* Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung, cảm xúc… của tác phẩm.
Hoạt động 3: Luyện tập
Giáo viên: Em hãy tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài trên?
III. Luyện tập
Gợi dẫn: Đoạn thơ có vị trí như thế nào trong bài thơ? Sự biến chuyển của đất trời vào thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu qua những hình ảnh hiện tượng gì, được diễn tả qua những hình ảnh đặc sắc nào?
Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Nghị luận về một đoạn thơ, khổ thơ đầu bài Sang thu.
- Tìm ý: Những tín hiệu của sự giao mùa cuối hạ đầu thu:
+ Hương vị: Hương ổi.
+ Không gian: Gió heo may se
lạnh.
+ Hình ảnh: Sương chùng chình qua ngưỡng của mùa thu.
Giáo viên hướng dẫn Học sinh lập dàn ý theo bố cục 3 phần (Phân công theo tổ, tổ 1 phần Mở bài, tổ 2 - 3 phần Thân bài, tổ 4 phần Kết bài), sau đó cử đại diện trình bày.
2. Lập dàn ý - Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả
+ Đánh giá nội dung bài thơ + Nêu vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích.
- Thân bài:
+ Cảnh sang thu của đất trời: Bắt đấu từ hương ổi chín thơm - từ
“phả” gợi hương thơm như sánh lại vì đậm và vì cơn gió se đang truyền hương thơm đi náo nức.
Sương đang chùng chình qua ngõ vừa mơ hồ vừa động gợi tả cả gió và hương và cả tình ngõ thựcvà là cửa ngõ của thời gian thông giữa hai mùa.
Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương gió sương mờ ảo)
+ Cảm xúc của thi sĩ:
* Bằng những cảm giác cụ thể và tinh tế qua các giác quan.
* Cảm nhận của nhà thơ có phần khá đột ngột và bất ngờ, sững sờ trước cảnh sang thu.
* Đã nhận ra những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu (hương thu, gió thu, sương thu) mà vẫn mơ hồ chưa thể tin( hình như thu đã về).
Đây là những ấn tượng tổng hợp về những cảm giác riêng ở trên nhưng vẫn là suy đoán bằng cảm giác mơ hồ hợp với cảnh giao mùa, chưa rõ rệt.
* Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.
* Từng cảnh sang thu của tạo vật đã thấp thoáng hồn người sang thu: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến , bâng khuâng chín chắn điềm đạm.
- Kết bài:
Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ đặt trong mối quan hệ với bài thơ( có thể lồng cảm xúc).
Ngày soạn:
Tiết:126
Bài 25:
MÂY VÀ SÓNG
(Ra- bin-đra- nát- Ta- go) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp Học sinh:
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
II. THIẾT KẾ BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Ghi bảng
Hoạt động 1. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản