Đọc - Tìm hiểu chung về văn bản

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 278 - 283)

PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ) I.Mục tiêu

HĐ 1: Đọc - Tìm hiểu chung về văn

I. Đọc - Tìm hiểu chung về văn bản

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những nét khái quát về tác giả.

Giáo viên: Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì?

Học sinh trình bày

I. Đọc - Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả

Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942.

Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc - Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

- Tham gia ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá: III, IV, V.

- Từ năm 2000, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

- Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng; vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

Giáo viên yêu cầu Học sinh nêu hoàn cảnh sáng tác thơ.

Học sinh trình bầy

b, Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.

- Bài thơ rút từ tập Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học,Hà Nội, 1991.

- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) Giáo viên: Bài thơ viết theo thể thơ

nào?

2. Đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc bài thơ

- Chú thích (SGK) Giáo viên đọc mẫu, sau đó hướng dẫn

Học sinh đọc: Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thể thơ 5 chữ.

Học sinh đọc phần Chú thích trong SGK.

HĐ 2. Đọc - hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản

Khổ thơ 1 Giáo viên: Phân tích những hình ảnh

hình tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu ở khổ thơ đầu.

Học sinh đọc khổ thơ 1

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se

Sương chùng mình qua ngõ Hình như thu đã về.

(Giáo viên bình ngắn: Những giọt sương trong suốt long lanh như những giọt lưu li đã xuất hiện vào những buổi sớm mai chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm).

- Tín hiệu của mùa thu đã về (sự chuyển mùa cuối hạ đầu thu).

+ Gió se: Gió nhẹ khẽ, hơi lạnh chỉ có ở mùa thu.

+ Hương ổi: Đầu thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8) mùa ổi chín rộ.

Giáo viên: Em cảm nhận được gì qua các từ: Bỗng, hình, như, phả?

Từ “phả”: Hương ổi ở độ đậm nhất thơm nồng quyến rũ, hoà vào gió heo may của mùa thu lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát, của những trái ổi chín vàng - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ Cùng với gió se: Là những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc nhẹ nhàng như “cố ý” chậm lại thong thả nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn, có cảm nhận riêng của nhẹ nhàng, thong thả qua ngưỡng cửa (qua ngõ) của mùa thu vậy (ngõ thực và cũng là cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa).

- Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng - phả - hình như “thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng -

cảm nhận tinh tế của tác giả tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của tạo vật đã thấp thoáng hồn người sang thu:

chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng, chín chắn, điềm đạm.

* Giáo viên chốt: Khổ thơ nói lên những cảm nhận ban đầu của người nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ).

Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 2.

Khổ thơ 2

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Giáo viên: Em hãy phân tích khổ thơ 2

thấy được sự tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu.

Học sinh thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu.

+ Dòng sông thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.

Giáo viên: Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?

+ Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã tìm về tổ trong những buổi hoàng hôn (không còn nhởn nhơ rong chơi hoài bởi tiết trời mùa hạ).

+ Hình ảnh đám mây mùa hạ với sự cảm nhận đầy thú vị, sự liên tưởng độc đáo “vắt nửa mình sang thu”: Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện, liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.

Tóm lại: Bằng sự cảm nhận qua

nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.

Khổ thơ 3 Học sinh đọc

khổ thơ 3

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa…

Giáo viên: Em hiểu về cái năng của thời điểm giao mùa này như thế nào?

Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào?

Học sinh thảo luận, trình bày

- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần (tuy không còn nét tươi mới của đầu hạ), nắng đã yếu dần bởi gió se đã đến. Không gian đó, cảm giác thời điểm đó thật thú vị.

Giáo viên: Hình ảnh được gợi tả trong hai câu thơ cuối có gì đặc sắc?

Giáo viên: Hai câu thơ mang đậm tính suy nghĩ, triết lí, phù hợp với không gian vào thu - những âm thanh sôi động mạnh mẽ của mùa hạ vơi dần, thưa dần, để lại cảnh thanh bình yên ả của mùa thu, gợi tả trong nhịp sống sôi động của thời hiện tại. Mỗi khi ta dừng lại suy ngẫm về cuộc sông, ta sẽ có thêm về những chiêm nghiệm mới.

- Cơm mưa mùa hạ thường nhanh bất ngời chợt đến rồi chợt đi. Tác giả dùng từ “vơi” có giá trị gợi tả như sự đong đếm những vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái số lượng vô định - diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ của mùa hạ.

Tát cả đều chầm chậm, từ từ, không vội vá, không hối hả.

Hai câu thơ cuối:

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi - Ý nghĩa tả thực:

+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).

+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.

- Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm) + Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.

Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

Hoạt động 3. Tổng kết III. Tổng kết

Giáo viên: Hãy nêu những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Học sinh nêu

những nét

chính trong phần Ghi nhớ.

Nghệ thuật:

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.

- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.

- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu.

Nội dung

Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giày sức biểu cảm trong bài Sang thu.

- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Ngày soạn:

Tiết:122

NÓI VỚI CON

(Y Phương) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.

- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, cụ thể và gợi cảm của thơ ca miền núi.

II.THIẾT KẾ BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động

của trò Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu vài nét về tác giả.

Giáo viên diễn giải:

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 278 - 283)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(394 trang)
w