Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 204 - 211)

A. Nội dung ôn tập

I. Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp

1. Phép phân tích Giáo viên nêu vấn đề, đưa ra các câu

hỏi để học sinh thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.

Học sinh đọc văn bản.

Văn bản “Trang phục”

(SGK, tr. 9) - Văn bản bàn luận về vấn đề gì?

- Trước hết văn bản nêu những hiện tượng gì? (MB).

Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục. Phần đầu nêu 2 hiện tượng không có thực (không xảy ra trong đời sống):

+ Mặc quần áo chỉnh tề lại đi chân đất.

+ Đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt.

- Tiếp đó tác giả nêu ra biểu hiện nào?

* Cố gái một mình trong hang sâu (tình huống giả định):

- Không mặc váy xoè, váy ngắn.

- Không trang điểm cầu kì (mắt xanh, môi đỏ, đánh móng tay móng chân…).

* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng (giả định): không chải đầu mượt, áo sơ mi thẳng tắp…

- Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên tắc nào trong (ăn mặc) trang phục của con người?

Học sinh trình bày ý kiến, nhận xét.

Nguyên tắc chung:

- Ăn mặc phải đồng bộ.

- Ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.

- Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới quy tắc ngầm nào trong xã hội?

Quy tắc ngầm:

- Ăn cho mình, mặc cho người.

- Y phục xứng kì đức.

- Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc ngầm về trang phục. Bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt”

Học sinh thảo luận, trình bày ý

2. Phép tổng hợp - Nêu các biểu hiện:

+ Ăn mặc đồng bộ.

lại vấn đề? kiến. + Ăn mặc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.

+ Ăn mặc phải phù hợp với công việc, tính chất công việc.

- Chốt vấn đề:

“Ăn cho mình, mặc cho người”.

- Theo em câu này có ý thâu tóm được các ý trong từng phần nêu trên không?

Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các ý đã trình bầy, phân tích.

- Từ đó tác giả đã mở rộng bàn luận vấn đề gì?

Học sinh trả lời.

Vấn đề bàn luận: Trang phục đẹp:

Phù hợp với môi trường, hiểu biết, trình độ, đạo đức.

- Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì ở phần kết thúc?

Học sinh thảo luận, trả lời.

Trang phục đẹp: hợp văn hoá, đạo đức, môi trường.

Giáo viên: Cách làm như vậy gọi là lập luận tổng hợp. Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp?Phép lập luận tổng hợp thường được thực hiện ở vị trí nào trong văn bản?

Học sinh rút ra kết luận, giáo viên bổ sung , hoàn thiện.

- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường được thực hiện ở cuối văn bản.

Giáo viên: Quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp (chỉ ra bản chất của từng phương pháp để chứng minh, mối quan hệ giữa chúng)?

3. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp.

- Phân tích: Phân chia sự vật thành các bộ phận phù hợp với cấu tạo quy luật của sự vật cùng một bình diện.

Dùng các biện pháp khác như so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa các bộ phận ấy cùng mối quan hệ giữa chúng sau đó tổng hợp thành ý chung.

- Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích, đem các bộ phận, các đặc điểm của sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.

Như vậy, hai phương pháp phân tích, tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân tích rồi tổng hợp mới có nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.

- Như vậy, để nói về vai trò của trang phục và cách ăn mặc trong

Trong văn bản Trang phục, các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng

cuộc sống hàng ngày, tác giả đã sử dụng rộng rãi các phép phân tích và tổng hợp. Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?

giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.

Hoạt động 2. Tổng kết II. Ghi nhớ

Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích và tổng hợp?

Học sinh có thể tóm tắt lại các ý chính trong phần Ghi nhớ (SGK).

- Phân tích: Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh đối chiếu…và cả phép lập luận, giải thích, chứng minh.

- Tổng hợp là phép lập lận rút ra cái chung tù những điều đã phân tích.

- Phân tích và tổng hợp là hai thao tác luôn đi liền với nhau. Không phân tích thì không có cơ sở để tổng hợp. Ngược lại, nếu không tổng hợp thì các thao tác phân tích cũng không đạt được kết quả trọng vẹn.

Tiết:95

LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.

II. THIẾT KẾ BÀI DẠY : 1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động

của trò Ghi bảng

Hoạt động 1. Bài tập 1. I. Bài tập 1

Giáo viên: Tác giả đã vận dụng phép lập luậnnào và vận dụng ra sao?

- Tác giả đã chỉ ra những cái hay (thành công) nào?Nêu rõ những luận cứ để làm rõ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu.

Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.

Bài tập a: Phép lập luận phân tích.

+ Cái hay thể hiện ở trình tự phân tích của đoạn văn: “hay cả hồn lẫn xác - hay cả bài”.

+ Cái hay ở các điệu xanh: Ao xanh, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu vàng của lá cây.

+ Cái hay ở những cử động:

Thuyền lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá động.

+ Cái hay ở các vần thơ: Vần hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa, chữ.

+ Cái hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải mái, đúng chỗ, cho thấy một nghệ sĩ cao tay, đặc biệt là các câu 3,4.

Bài tập b:Phép lập luận phân tích:

Giáo viên: Trong bài tập b,tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Phân tích các bước lập luận của tác giả.

Học sinh thảo luận, trình bày.

“mấu chốt của sự thành đạt”

Gồm hai đoạn: Đoạn 1: Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt gồm: nguyên nhân khách quan (do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài trời ban…) và nguyên nhân chủ quan (con người).

Giáo viên có thể đưa ra một số ý kiến giả thiết để phân tích rõ hai yếu tố khách quan và chủ quan.

Đoạn 2: Phân tích từng quan niệm, kết luận.

- Phân tích từng quan niệm đúng -

sai; cơ hội gặp may; hoàn cảnh khó khăn, không cố gắng, không tận dụng sẽ qua.

Chứng minh trong bài tập: có điều kiện thuận lợi nhưng mải chơi, ăn diện, kết quả học tập thấp.

+ Tài năng: Chỉ là khả năng tiềm tàng, không phát hiện hoặc bồi dưỡng thì sẽ thui chột.

Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân mỗi con người thể hiện ở sự kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, trao dồi đạo đức tốt đẹp.

Hoạt động 2. Bài tập 2 2. Bài tập 2

Học sinh đọc bài tập, độc lập làm bài trên phiếu học tập.

Một vài em khác chữa, bổ sung.

Phân tích thực chất của lối học đối phó:

- Xác định sai mục đích của việc học, không coi việc học là mục đích của mình, coi việc học là phụ.

- Học không chủ động mà bị động, cốt để đối phó với yêu cầu của thầy cô, gia đình.

- Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp.

- Bằng cấp mà không có thực chất, không có kiến thức.

Hoạt động 3. Bài tập 3 3. Bài tập 3

Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, làm bài tập 3 trên giấy.

Một số học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Phân tích các lí do buộc mọi người phải đọc sách:

- Sách vở đúc kết (kinh nghiệm), tri thức của nhân loại từ xưa đến nay.

- Muốn tiến bộ, phải đọc sách để tiếp thu kinh nghiệm mà người đi trước khó khăn gian khổ tích lũy được (coi đây là xuất phát điểm tiếp thu cái mới).

- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ - hiểu sâu, đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, có ích.

- Đọc kiến thức chuyên sâu phục vụ ngành nghề - cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn

tốt hơn.

Hoạt động 4. Bài tập 4 4. Bài tập 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết

theo yêu cầu của bài.

Trên cơ sỏ đã phân tích ở Bài tập 3, học sinh viết phần tổng hợp ra giấy (phiếu học tập), sau đó một vài em đọc, các em khác nhận xét phần trình bày của bạn.

( Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài).

Gợi ý:Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học - con đường ngắn nhất là đọc sách.

Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kĩ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.

Ngày17/1/2009 Tiết:96 Bài 19

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

(Nguyễn Đình Thi) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người.

- Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua các tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

II. THIẾT KẾ BÀI DẠY : 1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt đông

của trò Ghi bảng

Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

Một phần của tài liệu Giao an van 9 (Trang 204 - 211)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(394 trang)
w