HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục II
IV. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
-Hành động mạnh mẽ, quýêt đoán trước những biến cố lớn: Nghe Văn Tuyết cấp báo, Quang Trung giận lắm
“liền họp…đi ngay”
-Là người sáng suốt nhạy bén:
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế cân bằng giữa ta và địch.
+ Sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua việc xử trí với các tướng sĩ. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc..
? Khi quân giặc còn ở Thăng Long, Quang Trung đã nói ntn? Điều đó chứng tỏ ông có tầm nhìn xa ra sao?
Giặc còn đóng ở Thăng long, Bắc Hà còn nằm trong tay chúng, vậy mà Quang Trung đã nói “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn,lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với 1 nước lớn gấp 10 nước mình, tính đến việc khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao.
Trả lời
Trả lời
- Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
? Tài dụng binh của Quang Trung được
thể hện ra sao? Trả lời
- Là một người có tài dụng binh như thần: mở chiến dịch thần tốc: 5 ngày giành thắng lợi hoàn toàn.
? Hình tượng về người anh hùng được miêu tả trong chiến trận càng đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả hình
tượng ấy? Trả lời
- Nắm quyền tổng chỉ huy quyết đoán từ phương lược đến tự mình đốc xuất 1 chiến dịch.
- Đội quân của Quang Trung là 1 đội quân thần.
- Quang Trung tỉnh táo, ung dung, oai phong, lẫm liệt, vào Thăng Long trước 2 ngày so với dự định.
=>Ông chính là người tổ chức và là linh hồn của cuộc chiến.
? Việc TSN giúp Lê Chiêu Thống có phải thực lòng không? Điều đó thể hiện bc gì của tên tướng giặc?
Trả lời
2. Sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh.
- Bộ mặt thật của tên tướng xâm lược TSN:
+ Xảo trá, tham công, tư lợi.
+ Kiêu căng, chủ quan, hăn coi vào Thăng Long như vào chỗ không người.
23 Thực chất là 1 tên tướng bất tài.
? Tại sao ta có thể nói quân Thanh là 1 quân đội ô hợp, không có sức chiến đấu ? Tìm chi tiết minh hoạ?
Trả lời - Quân nhà Thanh là 1 đội quân ô hợp, không có sức chiến đấu.
+ 1 đội quân không có kỉ luật, khi thắng bỏ đồn, bỏ đội ngũ đi lang thang.
+ Khi lâm trận : sợ hãi, rụng rời, xin hàng khi nghe tiếng loa của quân TS.
? Vua Lê và bọn quan lại được miêu tả ntn khi TSN chiếm được Thăng Long?
? Khi bị quân Tây Sơn đánh, bọn chúng được miêu tả ntn?
?Nhận xét về lối văn trần thuật?
Kể chuyện xen lẫn miêu tả 1 cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
Trả lời
Trả lời
3. Số phận bi đát của bọn vua quan phản bội Tổ quốc.
- Hạ mình nhục nhã trước quân giặc, im lặng nghe TSN mắng.
- Hèn nhát, khiếp sợ khi quân TS đánh.
- Chiêu Thống và những người thân với ông ta đã từ bỏ dt, gắn vận mệnh của mình với kẻ thù xâm lược => phải chịu chung số phận thảm bại với chúng.
=> Bài học đắng cay của LCT trong lịch sử VN không phải đầu tiên cũng không phải cuối cùng.
HĐ 5: Tổng kết:
*Ghi nhớ sgk
*Luyện tập
Gọi học sinh chữa bài tập BTVN:
1 Suy nghĩ của em sau khi học xong hồi thứ 14?
2 Soạn Truyện Kiều.
IV.Tổng kết.
*Ghi nhớ sgk
Tuần 5 Tiết 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của 1 ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng nhờ:
1 Tạo thêm từ ngữ mới.
2 Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
II.Thiết kế bài dạy:
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:
1 Có mấy phương pháp phát triển nghĩa của từ vựng? Đó là những phương pháp nào?
2 Chữa bài tập vn.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động
của trò Ghi bảng
HĐ 1: Giới thiệu bài : Từ vựng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tiếng nói của dân tộc. Muốn hiểu được thứ tiếng mẹ đẻ ấy
phải tìm hiểu sự phát triển của từ vựng. Lắng nghe HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1
Gọi học sinh đọc
? Tìm các từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở các từ điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ trong thời gian gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó?
? Tìm những từ có cấu tạo theo mô hình x+tặc.?
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc
Trả lời
Trả lời