Giải pháp 5

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 127 - 129)

2. NỘI DUNG

3.2.5. Giải pháp 5

Xây dựng mô hình quản lý NNLGD thống nhất toàn tỉnh. 3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

 Thống nhất phương thức quản lý NNLGD trên toàn tỉnh.

 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác quản lý NNLGD

hoặc đặt hàng, chọn mua phần mền quản trị NNL theo yêu cầu của ngành. Sử

dụng thống nhất một phần mềm quản trị.

3.2.5.2. Cách thực hiện

 Công tác hoạch định NNLGD

 Dựa trên khoa học QTNNL cùng các quy định, tiêu chuẩn của ngành tiến

hành phân tích công việc và xây dựng hai tài liệu cơ bản cho quá trình quản lý NNLGD là: Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn công việc.

 Căn cứ trên các tiêu chuẩn quy định của ngành để tiến hành dự báo cung,

cầu lao động trong ngành giáo dục và có thể bổ sung, hiệu chỉnh sao cho

phù hợp với điều kiện thực tế.

 Cân đối cung cầu nhân lực để đưa ra các chính sách, kế hoạch thực hiện.

 Công tác thu hút NNLGD

 Cần xây dựng quy trình tuyển mộ, tuyển chọn đơn giản, hiệu quả, tiết

kiệm chi phí và được thực hiện qua bộ chuyên trách.

 Công khai, khách quan trong quá trình tuyển dụng có thể tự chủ, tự xây

dựng quy trình tuyển dụng phù hợp với thực tế của đơn vị.

 Nâng cao vai trò và trách nhiệm, quyền hành của các chủ thể tuyển dụng.  Công tác duy trì NNLGD

 Xây dựng hệ thống đánh giá và thực hiện quy trình đánh giá nghiên túc, trung thực, khách quan. Kết quả đánh giá được công khai và tác động

mạnh đến chế độ thù lao cho nhân viên.

 Xây dựng chế độ thù lao hợp lý bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần

cứng dựa vào các quy định chung của nhà nước. Phần mềm dựa trên cơ sở

hiệu quả công việc và khả năng chi trả của tổ chức.

 Đơn vị tổ chức cần có bộ phận tham mưu cho thủ trưởng trong công tác

cân đối và sử dụng tài chính hiệu quả, phù hợp với các quy định chung.

 Chú trọng công tác đào tạo mở rộng hơn là đào tạo chuyên sâu, tăng

cường khả năng thực hiện đa công việc, đa nhiệm vụ cho nhân viên.

 Bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ, thiết bị, phương tiện

trong dạy học và ngoại ngữ trong giao tiếp cũng như trong công việc.  Công tác quản lý thông tin NNLGD

 Quản lý nguồn thông tin tập trung, thống nhất, cập nhật kịp thời hỗ trợ

công tác quản lý hiện đại.

 Tin học hóa quá trình quản lý thông tin nhân sự nói riêng và công tác quản

lý NNLGD nói chung. 3.2.5.3. Cơ sở thực hiện

 Phương án thành lập bộ phận quản lý NNLGD do Sở Giáo dục và Đào tạo

chủ trì và UBND tỉnh duyệt.

 Luật giáo dục 2005 và sửa đổi bổ sung 2009; Luật cán bộ, công chức 2008.

 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

 Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009

hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT.

 Thông tư 03/2011/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi

dưỡng công chức

 Quyết định 81/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức

danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở GD&ĐT

 Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 Ban hành Quy

định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học

 Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 Ban hành Quy

định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có

nhiều cấp học

 Kiến thức, kinh nghiệm QTNNL và quản lý NNLGD của một số địa phương,

quốc gia có nền giáo dục hiện đại.

 Các văn bản pháp quy về tiền lương, đánh giá, tuyển dụng, quản lý tài chính.

 Tham khảo ý kiến hoặc mời chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản

trị NNL và quản lý NNLGD hỗ trợ.

Các giải pháp trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau việc thực

hiện đồng bộ các giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả quản lý NNLGD. Mổi giải

cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của NNLGD trong quá trình xây dựng,

phát triển đất nước và hội nhập thế giới là nền tảng cơ bản cho toàn bộ quá trình quản

lý NNLGD. Nó làm thay đổi nhận thức của xã hội về NNL nói chung và NNLGD nói

riêng nhưng quan trọng nhất là làm cho các nhà lãnh đạo, CBQL nòng cốt có định

hướng, tầm nhìn mới về NNLGD và cách thức quản lý NNLGD khoa học. Đây là chìa

khóa cho sự thành công trong quản lý NNLGD. Vì trong bất kỳ cơ quan, đơn vị nào thì vai trò của người lãnh đạo luôn ảnh hưởng và quyết địnhđến tầm nhìn, sứ mạng, định hướng phát triển chung của tổ chức. Người lãnh đạo được xem như đầu máy trong

đoàn tàu, quyết định đến vận mệnh và tương lai của đoàn tàu đó. Giải pháp thứ hai là

môi trường hoạt động thuận lợi, là vườn ươm các ý tưởng và nuôi sống các định hướng, tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Giải pháp thứ ba và thứ tư là cơ sở, công cụ khoa

học để thực hiện và phát triển các ý tưởng, tầm nhìn vào thực tế. Giải pháp thứ năm là thành quả thu được từ quá trình đút kết, xây dựng từ thực tế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)