Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 52 - 135)

2. NỘI DUNG

2.1.2.3. Giáo dục đào tạo

Được sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp nên giáo dục Kiên Giang có tiến bộ và phát triển trên nhiều mặt. Số lượng trường, lớp các cấp đều tăng, đáp ứng yêu cầu huy động

học sinh. Năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 590 CSGD các cấp tăng 69 trường so với

năm học 2005-2006. Cơ sở vật chất, trường, lớp học được tiếp tục đầu tư, đến năm học

2009-2010 toàn tỉnh có 9.332 phòng học các loại. Hiện có 66 trường đạt chuẩn ở các

các cấp học từ mầm non đến THPT, 397 trường đạt tiêu chí xanh - sạch - đẹp, 308

trường phổ thông các cấp có thư viện, hầu hết các trường THPT đều được trang bị máy

tính và Internet phục vụ dạy - học và quản lý. Hệ thống trường, trung tâm, CSGD tư

thục ngày càng tăng, các xã, phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng, cơ hội học

tập cho học sinh ngày càng được mở rộng. Chất lượng dạy và học luôn được quan tâm

sát xao, thanh - kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Vận dụng sáng tạo các phương pháp

dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý. Thực

hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa. Lồng ghép cuộc vận động

“Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, cán bộ

quản lý các cấp tiếp tục củng cố và phát huy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả công tác. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo các cấp học hiện nay đạt tỷ lệ trên

96%. Đang triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau đại học giai đoạn 2008-2010 và

định hướng đến năm 2015, chỉ tiêu đào tạo 200 thạc sĩ và tiến sĩ với kinh phí đào tạo

khoảng 8 tỷ đồng. Hiện có trên 200 cán bộ, giáo viên đang theo học chương trình cao

học, nghiên cứu sinh, 1.100 cán bộ, giáo viên đang học hệ tại chức và từ xa bậc đại

học và 171 sinh viên đang được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm ngoài tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công viên chức được quan tâm đúng

mức, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy

định. Chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành và hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị

được nâng cao, từ sở đến các đơn vị trường học đều thực hiện tốt quy chế dân chủ, gắn

với cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Từ năm học 2005-

2006 đến năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh từ 6-14 tuổi đến trường tăng từ 90,50%

lên 94,7%. Kiên Giang đã được công nhận đạt chuẩn về công tác Phổ cập giáo dục

Tiểu học năm 2007 và đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS tháng 9 năm 2008. Tỷ lệ học

sinh lưu ban, bỏ học ở các cấp học giảm dần. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp tăng, số lượng

học sinh giỏi các cấp, học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều. Công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc Khơmer, tiếp tục cũng cố và phát huy

với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tiếp tục được đầu tư về cơ sở vật chất,

mở rộng về quy mô. Tỷ lệ học sinh người dân tộc đi học ổn định và ngày càng tăng. Bên cạnh đó là những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như: giáo dục mầm non

đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm chưa đồng đều, thường xảy ra tình trạng rời ngành chuyển ngạch; tỉ lệ lưu ban, bỏ học

của học sinh tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Cở sở vật chất trường, lớp còn thiếu về

số lượng và yếu về chất lượng, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tuy có nhưng chưa đủ…. 2.1.2.4. Quy mô nguồn nhân lực giáo dục tại Kiên Giang

Tổng NNLGD Kiên Giang năm 2010 trên 22.000 người chiếm 2.36% lao động

tỉnh, 1.32% tổng NNLGD của cả nước. Đây là nguồn nhân lực nói chung có trình độ

học vấn khá cao. Nó quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đã và

đang từng bước hoàn thiện, phát triển dưới sự chăm lo, chỉ đạo từ các cấp chính quyền

địa phương và xã hội. [24] Số liệu cụ thể - Bảng 2.3

Bảng 2.3 Quy mô NNLGD Kiên Giang

2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục Kiên Giang

2.1.3.1. Cơ cấu NNLGD của tỉnh

Điều tra, khảo sát NNLGD tỉnh Kiên giang có 17.561 người, cơ cấu nhân lực

phân theo các đối tượng được thể hiện trên Hình 2.7

Hình 2.7 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD phân theo nhóm

Qua biểu đồ cho thấy, lực lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy 15.023 người

chiếm 85.55%. Nhân viên 1,372 người chiếm 7.82%, 693 CBQL chiếm 3.95%. Còn lại là cán bộ lãnh đạo, 473 người chiếm 2.69% trong tổng NNLGD.

Trình độ chuyên môn của NNLGD, đa số là lao động đã qua đào tạo, có trình độ

chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm 68.21%, trung cấp 23.88% còn lại là trình độ sơ

cấp, lao động phổ thông và trình độ thấp hơn hoặc chưa qua đào tạo. Trình độ đội ngũ

NNLGD được thể hiện trong Hình 2.8

Hình 2.8 Biểu đồCơ cấu về trình độ NNLGD Kiên Giang

Trong cơ cấu trình độ NNLGD của tỉnh, chưa có trình độ tiến sĩ và số người có

trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 0.24%. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ dưới cao đẳng, cử nhân tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng với số lượng trên 5300 người, là một

gánh nặng cho công tác quản trị nguồn lực này phục vụ cho mục tiêu của tỉnh. NNLGD của tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức, bao gồm: chính qui, tại

chức, từ xa, khác và chưa qua đào tạo. Hình 2.9

Theo thông kê thì hình thức đào tạo chính qui chiếm 44.03% khoảng 7,732

người, các hình thức còn lại chiếm hơn 50% trong đó tại chức 32.02%, từ xa 16.84%,

khác 2.44%. Do tình hình thiếu giáo viên trầm trọng những năm trước đây, nên ngành giáo dục nói chung và giáo dục Kiên Giang nói riêng đã đề xuất và chấp nhận các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhanh để đáp ứng nhu cầu trước mắt, hiện nay trở thành gánh

nặng cho ngành và chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Các hình thức đào tạo như:

cao đẳng 10+3, 12+2, 12+3; trung cấp 10+2, 11+2, 12+1, 12+2, 7+3; sơ cấp 10+2,

12+1, 5+1, 5+2, 5+3, 7+1, 7+2, 9+1, 9+2, bồi dưỡng 3, 6 tháng… để trở thành giáo viên. Các hình thức đào tạo này tuy giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trước mắt

nhưng về lâu dài và nhất là định hướng phát triển giáo dục trong tương lai với những

yêu cầu về trình độ, chất lượng NNL thì đây là bài toán khó cho công tác quản trị

nguồn lực này.

Trong điều kiện hiện nay, tin học và máy tính là một trong những công cụ hỗ trợ

đắc lực cho hầu như bất kỳ một công việc nào. Qua quá trình khảo sát và phân tích cho

thấy trình độ tin học của NNLGD là chưa cao. Hiện có chưa quá 1.5% người có trình

độ từ trung cấp trở lên và chỉ có 26.55% người có trình độ bồi dưỡng cấp độ A, B, C

trong đó cấp độ A – trình độ căn bản chiếm đến 89.77%. Mặc dù việc sử dụng, ứng

dụng tin học vào nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi trình độ kiến thức mà còn phụ thuộc

rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tận tụy, tự học, tự nghiên cứu của chính bản thân. Tuy

vậy, khi đã có kiến thức kinh nghiệm thì việc đạt được các chứng chỉ bằng cấp là điều

dễ dàng, trong khi hiện tại còn đến 72.37% người chưa có qua đào tạo bồi dưỡng

tương đương khoảng trên 12 nghìn người chưa qua đào tạo. Hình 2.10

Hình 2.10 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD về trình độ tin học

Cơ cấu về trình độ ngoại ngữ, tương tự như tin học, ngoại ngữ cũng là phương

tiện không thể thiếu của nhân lực làm giáo dục. Nhưng thực tế trình độ ngoại ngữ của

tạo. Những người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ 563 người chiếm 3.21%, chứng chỉ

ngoại ngữ từ A, trở lên là 5002 người chiếm 28.48%. Còn lại, gần 12.000 người chưa qua đào tạo. Đây là một tiêu chí đáng quan tâm cho công tác đào tạo và phát triển

trong chiến lược quản trị NNLGD. Hình 2.11

Hình 2.11 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD về trình độ Tiếng Anh

2.1.3.2. Cơ cấu đội ngũ lãnh đạo ngành giáo dục

Hình 2.12 Biển đồ Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ lãnh đạo

Trong nghiên cứu 17561 cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang thì đội ngũ lãnh đạo là 473 người chiếm 2.69% (Hình 2.12). Trong đó: Trình độ

thạc sĩ 09 người chiếm 1.90%, đại học 73.36%, cao đẳng 4.44%, cử nhân 12.68%, trung cấp 6.77%, trình độ phổ thông 0.21%. Đối với trình độ đại học với hình thức đào tạo chính qui chỉ chiếm 8.93% còn lại là các hình thức đào tạo khác chủ yếu là từ xa

67.74% và tại chức 21.61%. Tương tự trình độ cử nhân trên 90% là hình thức đào tạo

từ xa, tại chức, chính qui chiếm 6.67%. Điều đáng quan tâm là cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục chưa có ai đạt trình độ tiến sĩ. Về cơ bản trình độ lãnh đạo từ cao đẳng trở lên

Trong đó hình thức đào tạo của nhóm lãnh đạo chủ yếu tập trung vào hình thức

đào tạo từ xa và tại chức, chính qui chiếm không quá 15%. Mặc dù không có sự phân

biệt giữa các hình thức đào tạo nhưng đây là một trong những vấn đề cần quan tâm

trong chiến lược đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ quản lý. Hình 2.13

Hình 2.13 Biểu đồ Cơ cấu hình thức đào tạo đội ngũ lãnh đạo

Cán bộ lãnh đạo đã qua bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ trên 50%, nhưng thường

chỉ tập trung vào mức trình độ khởi điểm (trình độ A), hiếm có cán bộ lãnh đạo có

trình độ tin học, ngoại ngữ từ trung cấp trở lên. 2.1.3.3. Cơ cấu đội ngũ CBQL ngành giáo dục

Hình 2.14 Biểu đồ Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ CBQL

Trong nghiên cứu 17561 cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang thì đội ngũ cán bộ quản lý là 693 người chiếm 3.93% NNLGD với 98.12% đã

tốt nghiệp THPT. Trình độ chuyên môn thạc sĩ chiếm 0.58%, đại học 70.38% trong đó

khác: từ xa, tại chức, liên thông… Tương tự, trình độ cử nhân và cao đẳng chiếm

không quá 16% với các hình thức đào tạo không chính qui là chủ yếu. Còn lại các trình

độ khác: trung cấp, sơ cấp và trình độ phổ thông chưa qua bồi dưỡng sư phạm. Cơ cấu

về trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo được thể hiện qua (Hình 2.14).

Về hình thức đào tạo chung (Hình 2.15) của độ ngũ quản lý cho thấy hình thức đào tạo chính qui chỉ chiếm khoảng 17% còn lại là các hình thức đào tạo từ xa trên 22% và tại chức chiếm trên 58% tổng hai hình thức này trên 80%. Cơ cấu này tương đối giống với cơ cấu của nhóm lãnh đạo.

Hình 2.15 Biểu đồ Cơ cấu hình thức đào tạo CBQL

2.1.3.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên chiếm 85.55% (15023 người) đây là nguồn lực quan trọng, có

tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo nói riêng và chất lượng nguồn

nhân lực địa phương nói riêng. Và đây cũng chính là đội ngũ trực tiếp tạo ra “sản

phẩm” của hoạt động giáo dục đào tạo. Về mặt trình độ (Hình 2.16) 92.19% giáo viên

đã tốt nghiệp THPT, 6.19% trình độ THCS, 1.62% chưa tốt nghiệp phô thông.

Đối tượng trình độ THCS và chưa tốt nghiệp THCS xuất phát, tồn tại cho đến

nay từ các chương trình bồi dưỡng giáo viên, nhằm đáp ứng tình trạng thiếu giáo viên

trước đây và tập trung vào các nhóm tiểu học, mầm non, mẫu giáo.

Về trình độ chuyên môn được thể hiện qua Hình 2.17. Giáo viên có trình độ thạc

sĩ là 29 người chiếm 0.58% lực lượng giáo viên. Trình độ đại học 70.38%, cao đẳng

6.79%, cử nhân 9.97%, trung cấp 11.27%. Nói chung, lực lượng giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối cao vì qui định chung và yêu cầu tối thiểu của ngành.

Hình 2.17 Biểu đồ Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên

Hình 2.18 Biểu đồ Cơ cấu hình thức đào tạo đội ngũ giáo viên

Bên cạnh đó, vấn đề hình thức đào tạo (Hình 2.18) cũng đáng được quan tâm vì

đa số tập trung vào hai hình thức đào tạo là từ xa và tại chức. Vấn đề này, một mặt thể

thường, hai hình thức này, được đào tạo sau khi đã trở thành giáo viên. Do yêu cầu

công việc và qui chuẩn của ngành, cần thiết phải học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, cũng là một trong những tiêu chí quan trọng cho các nhà quản trị trong việc hoạch định, xây dựng và lựa chọn mục tiêu, chiến lược, chương trình quản trị nguồn lực này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến công tác nâng cao ý thức, học tập và ứng dụng tin học,

ngoại ngữ trong việc hỗ trợ giảng dạy vì đến nay chỉ khoảng 25% giáo viên có trình độ

tin học, ngoại ngữ từ trình độ A trở lên.

2.1.3.5. Cơ cấu đội ngũ nhân viên ngành giáo dục

Trong nghiên cứu 17561 cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục tỉnh Kiên Giang thì đội ngũ nhân viên là 1372 người chiếm khoảng 7.81%. Trong đó 74.5% người tốt nghiệp THPT (1030 người), 10.9% tốt nghiệp THCS và 14.6% chưa tốt

nghiệp phổ thông (Bảng 2.4). Trong ngành giáo dục thì đội ngũ này có tác động rất ít đến chất lượng của “sản phẩm” và thường được phân bố đều trong các cơ sở, với số lượng rất ít, trung bình từ 3-4 nhân viên. Yêu cầu công việc, kỹ năng, trình độ cho

nhóm này có đòi hỏi không cao, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng “sản phẩm” thấp.

Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của nhân viên

Thông qua số liệu và các cơ cấu NNLGD tỉnh Kiên Giang cho thấy, NNLGD

đúng là một lực lượng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tương đối

cao và tỷ trọng giáo viên chiếm ưu thế, đây là lực lượng có vai trò quyết định đến chất

lượng giáo dục nói riêng và chất lượng NNL địa phương nói chung. Bên cạnh đó, các

nhà quản lý NNLGD Kiên Giang cần quan tâm một số vấn đề sau:

 Thứ nhất: Tuy NNLGD có trình độ học vấn, chuyên môn khá cao nhưng với

các hình thức đào tạo không chính qui chiếm đa số, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GD&ĐT của địa phương.

 Thứ hai: NNLGD Kiên Giang hiện nay còn không ít giáo viên chưa tốt

nghiệp THPT và phân bố không đồng đều, thường tập trung vào các bậc học

thấp và những nơi có điều kiện khó khăn như vùng sâu, xa, hải đảo…

 Thứ ba: Ngoại ngữ, tin học là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho

công tác quản lý, giảng dạy thế nhưng trên 70% NNLGD chưa qua đào tạo

về ngoại ngữ tin học là áp lực không nhỏ đối với ngành và các nhà quản trị.  Thứ tư: Lực lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý giáo dục tuy có qua đào tạo và

trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao nhưng vẫn chưa bắt kịp sự chuyển

biến của môi trường bên ngoài, tư duy chậm thay đổi, tầm nhìn hạn hẹp và

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 52 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)