Dự báo cung NNLGD tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 80 - 83)

2. NỘI DUNG

2.2.2.4. Dự báo cung NNLGD tại Kiên Giang

Dự báo cung NNL là một quá trình tiên lượng, ước đoán khả năng cung cấp NNL cho tổ chức doanh nghiệp trong tương lai gần hoặc xa (ngắn hạn hoặc dài hạn), nhằm

định hướng, lựa chọn các biện pháp hữu hiệu đãm bảo đúng và đủ NNL cho việc thực

hiện mục tiêu - chiến lược hoạt động đã đề ra.

NNLGD đòi hỏi có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao hơn các ngành

khác, nên nguồn cung từ bên ngoài chủ yếu là các trường sư phạm, các trường cao

trường sư phạm thì cần phải bổ túc một số kiến thức theo quy định. Nguồn cung nội bộ

là NNLGD hiện tại. Với NNL hiện có trong ngành giáo dục là nguồn cung khá dồi

dào. Hai nguồn cung này, đều nằm trong tầm quản lý của ngành nên công tác dự báo

cung NNLGD tương đối dễ thực hiện. Thực tế cho thấy, tuy nguồn cung nhân lực cho

ngành giáo dục, trong tầm quản lý nhưng lại vượt khả năng kiểm soát cùng khả năng

thu hút nhân lực của ngành giáo dục chưa cao và công tác dự báo cung NNLGD chưa

được các nhà quản trị quan tâm đúng mức. Nên NNLGD nói riêng ngành giáo dục nói

chung, tạo ra “sản phẩm” chất lượng nhưng không đủ điều kiện, năng lực để giữ và sử

dụng lại “sản phẩm” của mình, với thực trạng không những thiếu NNLGD chất lượng

cao mà còn rất khó khăn trong việc thu hút, tuyển chọn và duy trì nguồn lực này, nhất

là đối với những CSGD mới thành lập.

Ngoài ra, các tổ chức doanh nghiệp bên ngoài, cũng có thể cung nguồn nhân lực

cho ngành giáo dục. Nhưng đây là nguồn cung với số lượng ít mà cạnh tranh thì nhiều.

Hiện tại năng lực cạnh tranh NNL của ngành giáo dục rất thấp so với các tổ chức,

doanh nghiệp ngoài ngành.

Nói chung, công tác dự báo cung NNLGD chưa được quan tâm nhiều, khả năng

cạnh tranh NNL trên thị trường lao động rất khó xác định do đây là lĩnh vực độc quyền

của nhà nước. Chưa có sự phân tích các điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức. Xét theo

quan điểm khoa học QTNNL thì công tác này chưa đảm bảo yêu cầu quản trị. Nên

việc xem xét và ứng dụng trình tự dự báo cung NNL của khoa học QTNNL vào công

tác dự báo NNLGD Kiên Giang là điều cần thiết. Khi vận dụng, cần phải chọn lọc và sáng tạo không nên thực hiện một cách máy móc, rập khuôn vì thực tế của từng đơn vị,

từng địa phương khác nhau sẽ không giống nhau. Các nhà quản lý NNLGD có thể

tham khảo công tác dự báo cung NNL theo khoa học QTNNL:

 Nguồn cung nội bộ

Để xác định nguồn cung nội bộ, các nhà quản trị cần phân tích hiện trạng NNL

của tổ chức doanh nghiệp mình, tìm ra khả năng cung NNL cho tương lai. Đồng thời,

xác định điểm mạnh - yếu, những thuận lợi - khó khăn trước mắt cũng như tương lai,

từ đó lựa chọnđịnh hướng quản trị phù hợp. Khi phân tích hiện trạng NNL chú ý vào: Về mặt tổ chức:

 Cơ cấu tổ chức: sự phân chia các bộ phận, phòng ban; chức năng, nhiệm

vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, phòng ban; mối quan hệ giữa

các bộ phận, phòng ban…

 Chính sách, chế độ: chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo bồi dưỡng,

chính sách đãi ngộ, chế độ làm việc, nghĩ ngơi, khen thưởng…

 Giá trị văn hóa, tinh thần, phong cách lãnh đạo…

 Các hoạt động thu hút, duy trì, đào tạo và phát triển NNL

Về mặt nhân sự:

 Số lượng

 Cơ cấu NNL hiện tại

 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ

 Hành vi, ứng xử trong công việc

 Tỷ lệ vào và ra, tạm nghĩ, luân chuyển… trong tổ chức doanh nghiệp

 Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng

 Phẩm chấtcá nhân, đặc điểm cá nhân

Trên cơ sở phân tích hiện trạng NNL, kết hợp với các phương pháp dự báo, cho

nhà quản trị xác định được khả năng cung nội bộ NNL. Việc lựa chọn phương pháp dự

báo nào là tùy thuộc vào nhà quản trị vì mổi phương pháp dự báo đều có ưu, nhược

điểm riêng. Kết quả và độ tin cậy của dự báo không những phụ thuộc và phương pháp

dự bào mà còn phụ thuộc vào kỹ năng vận dụng những phương pháp đã chọn của nhà quản trị; phụ thuộc vào dữ liệu, cách thức thu thập, xử lý dữ liệu… Khi tiến hành lựa

chọn, kỹ thuật dự báo cần chú ý:

 Tính ổn định và chắc chắn của phương pháp:

Sẽ không thích hợp khi sử dụng những phương pháp dự báo, lệ thuộc quá nhiều

vào các dữ liệu quá khứ khi môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng. Phán đoán có thể thích hợp cho trường hợp này.

 Độ sẵn sàng của dữ liệu:

Dữ liệu có đủ để tiến hành dự báo hay không? Dữ liệu đó có phản ánh được tính

xu hướng hay không? Dữ liệu về kỹ năng, kiến thức... chính xác ở mức độ nào?

 Số lượng nhân viên:

Một vài kỹ thuật thống kê, có độ tin cậy với số lượng lớn nhân viên. Số lượng

nhân viên ít không phù hợp,khi đó nên chọn phương pháp khác.

 Sự sẵn sàng nguồn lực:

Thời gian, máy tính, các chuyên gia thống kê có sẵn sàng để thực hiện dự báo?

 Phạm vi thời gian:

Mổi phương pháp chỉ thích hợp trong phạm vi thời gian nhất định: phương pháp

phán đoán sẽ thích hợp khi dự báo về dài hạn còn phương pháp thống kê ngược lại.

 Sự tín nhiệm đối với quản trị…

 Nguồn cung bên ngoài

Khi tiến hành hoạch định NNL, các nhà quản trị cần phải thường xuyên cập nhật

thông tin từ thị trường lao động bên ngoài. Thị trường lao động là tập hợp những quan

hệ kinh tế, pháp lý xuất hiện giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề

chỗ làm việc (nơi hàng hóa và dịch vụ được làm ra) và tại đó, sức lao động hình thành nên giá trị, gọi là giá trị sức lao động. Hay nói khác, giá trị sức lao động chỉ được hình thành trong sản xuất chứ không phải trên thị trường lao động. Với những người nắm

giữ sức lao động, có cơ hội để nhận chỗ làm việc - nơi tạo ra giá trị cho sức lao động

của mình và nhận được thu nhập, để tái sản xuất sức lao động. Với những người sử

dụng lao động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế. Thị trường lao động luôn biến đổi

về số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy, khi hoạch định NNL, các nhà quản trị cần quan tâm đến những biến động này và khả năng cung ứng NNL cho các mục tiêu. Một

số thông tin ảnh hưởng đến thị trường lao động:

 Dân số và dự báo tình hình dân số: tổng số dân, cơ cấu dân số, sự phân bố

dân cự, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử …

 Số lượng lao động: tỷ lệ lao động trên tổng số dân, phân bố lao động, khả

năng biến động số lượng lao động…

 Chất lượng lao động: trình độ, tay nghề, kỹ năng…

 Tình trạng di dân và nhập cư của lao động nước ngoài…

 Xu hướng nghề nghiệp.

 Mức độ cạnh tranh, khả năng thu hút NNL từ các đối thủ.

 Các chính sách về kinh tế, lao động, việc làm… của chính phủ.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác tác động lên nguồn cung lao động từ bên ngoài, tùy vào tình hình thực tế mà nhà quản trị có thể chọn thêm thông tin khi phân tích để đảm bảo tính chính xác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)