Phân tích công việc trong quản lý NNLGD tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 80)

2. NỘI DUNG

2.2.2.3. Phân tích công việc trong quản lý NNLGD tại Kiên Giang

Theo PGS.TS Trần Kim Dung “Phân tích công việc là tiến trình nghiên cứu nội

dung công việc nhằm xác định nhiệm vụ tiến hành, các điều kiện, trách nhiệm, quyền

cần có để có thể thực hiện tốt công việc.”[27] Cần sử dụng nhiều công cụ, phương

pháp và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị để hoàn thành tốt việc này. Trong quá trình dự báo cầu NNL, các nhà quản trị đã hình thành và mô tả tổng quan công việc cần thực hiện. Phân tích công việc sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích thông tin về

một công việc cụ thể để tìm ra: các hoạt động, thao tác, yêu cầu để thực hiện công việc; mối quan hệ, sự tương tác với người khác để phân rõ trách nhiệm cho từng công

việc; công cụ, thiết bị, máy móc, điều kiện vật chất sẽ được sử dụng và các tiêu chuẩn

cần thiết để kiểm chứng sự hoàn thành.

Giáo dục là một trong những ngành có lịch sử lâu đời và giữ vai trò rất quan

trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Hoạt động giáo dục là hoạt động thường xuyên, dưới tác động của NNLGD. Nguồn lực này là một trong những

yếu tố quyết định đến chất lượng của giáo dục. NNLGD có thể phân làm 4 nhóm chính: cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (thư viện, thiết bị, thí

nghiệm, văn phòng, văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế trường học...). Hiện nay, ngành

GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy định về: tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn đối với lao động trong lĩnh vực giáo dục như: Tiêu chuẩn nghiệp vụ các

ngạch công chức ngành GD&ĐT; Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở

GD&ĐT; Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học, THCS, THPT; Quy định về

đạo đức nhà giáo; Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT…

Để ban hành những quy định này, các nhà QLGD cũng đã tiến hành phân tích những

công việc cụ thể và triển khai dưới dạng văn bản hành chính. Trong đó, quy định về

các yêu cầu, chuẩn mực và phân chia trách nhiệm cho lao động trong lĩnh vực giáo

dục. Tuy nhiên, nội dung của một số tiêu chuẩn thì chưa cụ thể và khó định lượng, còn mang tính bao quát. Theo quan điểm của khoa học QTNNL, các quy định, tiêu chuẩn đó, chưa phải là các Bảng mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công việc - hai tài liệu

quan trọng trong QTNNL. Trong thực tế, khi nói đến cụm từ “giáo viên” ai cũng có

thể hình dung ra công việc của những người làm nghề này. Nhưng khi tìm hiểu sâu

hơn, kể cả những người là giáo viên cũng khó trả lời một cách rõ ràng, rành mạch về

công việc mà họ đang làm và những tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện công việc này. Sản phẩm của quá trình phân tích công việc là Bảng mô tả công việc và Tiêu chuẩn công việc. Qua hai tài liệu này, người thực hiện sẽ nhận biết được: công việc,

mối quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, trình độ

cần thiết. Nói chung, hai tài liệu này giúp nhân viên am hiểu sâu xắc về công việc mà họ sẽ thực hiện. Nếu thiếu hai tài liệu này thì tiến trình QTNNL gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Qua nghiên cứu và trên quan điểm QTNNL, thì các nhà quản lý

NNLGD cần phải phân tích các công việc kỹ hơn và xây dựng bằng được hai tài liệu

quan trọng là Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn công việc. Đồng thời triển khai

rộng rãi đến tất cả các nhân viên và đảm bảo rằng tất cả cá nhân viên phải thông suốt

hai tài liệu này. Đối với ngành giáo dục thì công tác này khá thuận lợi dễ thực hiện và

có căn cứ pháp lý. Với các tiêu chuẩn, quy định chung của ngành kết hợp với phân tích điều kiện thực tế của địa phương và vận dụng tiến trình Phân tích công việc của khoa

học QTNNL vào công tác phân tích và xây dựng hai “cẩm nang” quản trị NNLGD. Sự

vận dụng này, giúp nhà quản trị nhanh chóng tìm ra được các tài liệu cơ bản hỗ trợ

công tác quản lý NNLGD với độ tin cậy rất cao. Hai tài liệu này nhất thiết phải có

trong quá trình QTNNL, là chìa khóa cho hiệu quả của tiến trình quản trị.

Tổng quan tiến trình phân tích công việc theo khoa học QTNNL - Hình 2.27

Hình 2.25 Một số vấn đề khi phân tích công việc

 Tiến trình phân tích công việc - Hình 2.28

 Phương pháp phân tích công việc - Hình 2.29

Hình 2.27 Một số phương pháp thường dùng khi phân tích công việc

 Thông tin và nguồn thông tin (Hình 2.30)

Hình 2.28 Thông tin và nguồn cung cấp thông tin khi phân tích công việc

 Kết quả của phân tích công việc thể hiện trong bảng mô tả công việc và bảng

tiêu chuẩn công việc.

 Bảng mô tả công việc là tài liệu mô tả một cách tóm tắt công việc, nhiệm

vụ, quyền hạn các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc…

 Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc là văn bản liệt kê các tiêu chuẩn và yêu cầu cần thiết về năng lực, phẩm chất, đặc điểm cá nhân cho công việc.

Nội dung cơ bản trên Bảng mô tả và Bảng tiêu chuẩn công việc được thể hiện

Hình 2.29 Nội dung cơ bản trên Bảng mô tả và Bảng tiêu chuẩn công việc

 Lợi ích của phân tích công việc (Hình 2.32)

Hình 2.30 Đối tượng chính sử dụng kết quả phân tích công việc

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)