Công tác quản lý thông tin nhân sự giáo dục tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 120 - 135)

2. NỘI DUNG

2.3.6. Công tác quản lý thông tin nhân sự giáo dục tại Kiên Giang

2.3.6.1. Những thuận lợi

 Phương pháp xử lý, tính toán đơn giản.

 Thông tin quản lý không phức tạp, dữ liệu lưu trữ thuộc các kiễu cơ bản như:

text, number, date & time, boolean, record…

 Hiện có nhiều phần mềm QTNNL để lựa chọn với giá thành không cao.

2.3.6.2. Những khó khăn và hạn chế

 Dữ liệu tăng nhanh theo thời gian nên đòi hỏi quá trình cập nhật liên tục, chính xác và đồng bộ.

 Dễ bị mất kiểm soát thông tin, sản sinh rác dữ liệu.

 Công tác quản lý thông tin nhân lực thực hiện một cách rời rạc chưa tập

trung và thống nhất.

 Nhận thức về vai trò và vị trí của công tác quản trị thông tin NNLcủa các nhà quản lý hiện tại chưa cao nên hiệu quả còn thấp.

Tóm lại công tác quản lý NNLGD Kiên Giang, đang được quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp, có sự chuyển biến lớn trong nhận

thức về vai trò, tầm quan trọng của NNL giáo dục và sự tác động của nguồn lực này lên chất lượng giáo dục nói chung. Nhưng so với khoa học QTNNL, công tác quản lý NNLGD còn nhiều bất cập và khác biệt nhiều. Nên việc nghiên cứu và vận dụng khoa

học QTNNL vào thực tiễn giáo dục địa phương là một trong những công cụ quan trọng

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn

lực phát triển kinh tế xã hội địa phương góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia về

giáo dục đào tạo và tiến trình CNH - HĐH đất nước.

2.3.7. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục tại Kiên Giang

- Nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là chưa có một tổ chức, đơn vị có đủ năng lực,

trách nhiệm để quản lý NNLGD theo khoa học QTNNL. Việc phân chia trách nhiệm,

quyền hạn trong cơ chế QLNN về giáo dục khi nhìn ở góc độ tổng quan thì rất phù hợp nhưng khi phân tích kỹ, sâu thì sự phân định quyền hạn và trách nhiệm không được

rành mạch rõ ràng nên trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều thủ tục không đáng

có, gây nên chậm trễ trong các tiến trình ra quyết định.

- QTNNL đang trong giai đoạn quá độ về nhận thức vai trò và tầm quan trọng

của NNL đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và chất lượng giáo dục đào tạo nói

riêng nên chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt nhất là các kiến thức về khoa học

quản trị. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong công tác quản lý NNLGD nói chung hiện

rất hiếm nhà quản lý được đào tạo một cách chính thống và đúng chuyên mộn đang thực hiện

- Sự phụ thuộc quá nhiều vào các nội quy, quy định chung ở tầm vĩ mô và việc

vận dụng một cách máy móc vào thực tiễn mang lại hiệu quả quản lý rất thấp và đôi

khi còn phản tác dụng, không kích thích được niềm đam mê, tâm huyết và khả năng

phấn đấu của người lao động, hình thành tư tưởng “mặc kệ”, “hết giờ hết việc”, “đến

hạn lại lên” trong đại bộ phận nhân viên.

- Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ quản lý trong công tác quản lý

NNLGD còn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.

- Trong từng công đoạn chưa được thực hiện hoặc thực hiện theo lối “hình thức”,

“đối phó” chưa quan tâm đến tác động và hậu quả. Đánh giá nhân viên, cán bộ hoàn

thực tế và thường mang tính hình thức. Chưa xây dựng được các tiêu chí và hệ thống đánh giá khách quan, hiệu quả. Hệ thống đánh giá hiện tại không có sự tham gia và

đóng góp của người lao động mà thực hiện theo khuôn mẫu định sẳn. Kết quả đánh giá

không thường không làm tăng sự hài lòng của người được đánh giá và người đánh giá.

Các tiêu chí, hình thức đánh giá còn chung chung, không rõ ràng và khó định lượng,

khi đánh giá thường dựa vào các cảm nhận chủ quan và nguồn thông tin bó hẹp. Các

quá trình khen thưởng, kỹ luật còn mang nặng tính hình thức và chưa bám sát vào kết

quả thực hiện công việc của nhân viên gây nên hiện tượng thiếu công bằng và minh bạch.

- Khả năng tự chủ, tự quyết trong công tác QTNNL còn hạn chế và phụ thuộc rất

nhiều vào các quy chuẩn chung. Trách nhiệm chưa rõ ràng nên thường xẩy ra tình trạng đùng đẩy, trốn tránh và khi có vấn đề phát sinh thì không biết quy trách nhiệm

cho ai và ai là người phải giải quyết, xử lý các hậu quả về sau.

- Khả năng phán đoán và giải quyết các vấn đề phát sinh và các vấn đề hậu phát

sinh về QTNNL còn kém và phụ thuộc quá nhiều vào tổ chức, chỉ đạo từ nhiều cấp

trên đôi khi không thuộc thẩm quyền làm cho các nhà quản trị khó khăn trong việc đưa

ra, thực hiện các quyết định quản trị.

- Chưa xây dựng được một quy trình, hệ thống quản trị bài bản phù hợp với khoa

học QTNNL. Các tiến trình thực hiện còn rời rạc, không tập trung, bị phân cấp và phân chia trách nhiệm. Chưa xây dựng mục tiêu quản trị NNLGD, từ đó chưa xây

dựng được hai tài liệu quan trọng cho công tác quản trị là bảng mô tả công việc, bảng

tiêu chuẩn công việc. Hai tài liệu này chưa được xây dựng thì các khâu khác, phía sau

đó hoàn toàn không có cơ sở thực hiện và hoàn thiện.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC TẠI KIÊN GIANG

3.1. Định hướng quản lý NNLGD tỉnh Kiên Giang

Giải quyết những vấn đề tồn tại trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông

nói riêng không những cần sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ các cấp quản lý mà cần

sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Cần phải biết tranh thủ mọi nguồn lực vật chất,

phi vật chất như chính phủ Trung Quốc đã áp dụng và vận dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học, kinh nghiệm quản lý từ cổ chí kim vào thực tế giáo dục địa phương. Cần

tận dụng và phát huy nội lực ngành tạo niềm tin vững chắc, nâng cao nhận thức cũa xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GD&ĐT trong tiến trình xây dựng, phát triển

kinh tế và hội nhập thế giới. Cũng cố, xây dựng và phát triển NNLGD hiện có làm cơ

Nghiên cứu thực tiễn quá trình quản lý NNLGD Kiên Giang, kết hợp với kinh

nghiệm QTNNL trong các đơn vị kinh tế và giáo dục của một số quốc gia là tiền đề

cho các định hướng quản lý NNLGD Kiên Giang sau:

 NNL là nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia. Nó vừa là động lực vừa là chủ

thể của sự phát triển, luôn có tiềm năng để phát huy và khả năng phục hồi  Đầu tư phát triển NNL là nguồn đầu tư sinh lợi không chỉ cho tổ chức, cá

nhân mà cho cả xã hội; là sự đầu tư cho sự phát triển ổn định và bền vững.

 Con đường ngắn nhất để phát triển tài nguyên nhân lực cho đất nước là đầu

tư và phát triển NNLGD.

 Tăng cường đầu tư cho GD&ĐT bằng giá trị thực tế như chính phủ Mỹ đã

thực hiện và tận dụng mọi nguồn lực của xã hội để đầu tư cho giáo dục như

Trung Quốc đã làm.

3.2. Một số giải pháp quản lý NNLGD tỉnh Kiên Giang

3.2.1. Giải pháp

Thông tin đúng, đủ đến lãnh đạo, CBQL, GV và nhân viên ngành GD địa phương

về thực trạng NNLGD, về công tác quản lý NNLGD và những yêu cầu của NNLGD,

quản lý NNLGD cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

 Giúp các nhà quản trị có đúng, đủ thông tin để xử lý, tổng hợp làm cơ sở cho

các quyết định chiến lược, quyết định quản trị.

 Giúp giáo viên, nhân viên hiểu sâu hơn về NNLGD, về công tác quản lý

NNLGD và có ý thức hơn trong việc tự điều chỉnh mình sao cho phù hợp với

tiến trình quản trị và các yêu cầu của NNLGD trong tương lai.

 Nhằm làm thay đổi nhận thức, tư duy của lãnh đạo, CBQL ngành giáo dục về

NNLGD và quản lý NNLGD trong tương lai.

 Giúp cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược về quản lý NNLGD trong công

cuộc CNH - HĐH đất nước.

3.2.1.2. Cách thực hiện

 Tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin về NNLGD, về công tác quản lý

NNLGD định kỳ hàng tháng, hàng quý… qua các phương tiện thông tin phù

hợp với từng đối tượng.

 Tổng hợp các yêu cầu về NNLGD, về quản lý NNLGD cho việc nâng cao chất lượng GD và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cung cấp thông tin này cho lãnh đạo, CBQL, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục địa phương.  Tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị nói

3.2.1.3. Cơ sở thực hiện

 Tổng hợp, chọn lọc các bài viết, ý kiến của chuyên gia về NNL và NNLGD

làm nội dung hoặc nghiên cứu, biên soạn mới.

 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020

 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Kiên Giang đến năm 2020

 Luật Giáo dục 2005 và sửa đổi bổ sung 2009  Luật Cán bộ, Công chức 2008.

3.2.2. Giải pháp

Thành lập đơn vị quản lý NNLGD chuyên biệt, đảm trách công việc quản lý

NNLGD thống nhất từ cấp sở đến cấp phòng. 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

 Tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho bộ phận quản trị

NNLGD, giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm chi phí cho xã hội.

 Thực hiện chuyên môn hóa trong công tác quản trị NNLGD.

 Hạn chế tác động, ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến các quyết định, chiến lược về nhân sự và quản trị nhân sự.

3.2.2.2. Cách thực hiện

 Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, nghiên cứu, xây dựng phương án thành lập

bộ phận quản lý NNLGD độc lập, chuyên biệt trên cơ sở phát triển bộ phận

tổ chức cán bộ và kế hoạch phối hợp báo cáo NNL chung của địa phương, đề

xuất UBND tỉnh, Sở Nội vụ xét duyệt.

 Tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng

quản trị cho cán bộ, nhân viên thuộc bộ phận này.

 Xây dựng cơ chế quản lý NNLGD thống nhất từ cấp sở trở xuống.

 Sở (Phòng) Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước các cơ quan QLNN

cấp trên về công việc quản lý NNLGD của địa phương mình. 3.2.2.3. Cơ sở thực hiện

 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

 Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009

hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT.

 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT GD&ĐT

thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc

 Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Liên

Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng GD&ĐT

thuộc UBND cấp huyện.

3.2.3. Giải pháp

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm QTNNL

cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên bộ phận quản trị NNLGD

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

 Chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ quản lý NNLGD có đủ điều kiện thực hiện

nhiệm vụ trong tương lai.

 Thay đổi nhận thức, tư duy về quản trị NNL và tiếp cận phương pháp, phong

cách làm việc khoa học trong quản trị cho lãnh đạo, CBQL cốt cán ngành giáo dục

 Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của cán bộ quản trị NNLGD

3.2.3.2. Cách thực hiện

 Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì lựa chọn, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho

các cán bộ quản trị sẽ đảm công việc này trong tương lai.

 Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng cán bộ quản

trị sau đào tạo trước khi giao nhiệm vụ.

3.2.3.3. Cơ sở thực hiện

 Phương án thành lập bộ phận quản lý NNLGD do Sở Giáo dục và Đào tạo

chủ trì và UBND tỉnh duyệt.

 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

 Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009

hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT.

 Thông tư 03/2011/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi

dưỡng công chức

3.2.4. Giải pháp

Xây dựng chiến lược quản lý NNLGD tỉnh Kiên Giang dựa trên nền tảng khoa

khọc QTNNL trong ngắn hạn và dài hạn.

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

 Đào tạo bồi dưỡng kiến thức QTNNL cho bộ phận quản lý NNLGD để có

 Chuẩn bị nguồn thông tin, phương tiện, thiết bị, công cụ cho bộ phận quản lý

NNLGD thực hiện.

 Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý NNLGD của một số địa phương, quốc gia

có nền giáo dục hiện đại.

 Đưa khoa học QTNNL vào thực tiễn NNLGD địa phương làm phong phú

thêm khả năng ứng dụng của khoa học QTNNL.

3.2.4.2. Cách thực hiện

 Đào tạo bồi dưỡng kiến thức QTNNL cho bộ phận quản lý NNLGD để có

nền tảng vững chắc trong khi xây dựng chiến lược.

 Chuẩn bị nguồn thông tin, phương tiện, thiết bị, công cụ cho bộ phận quản lý

NNLGD thực hiện.

 Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý NNLGD của một số địa phương, quốc gia

có nền giáo dục hiện đại.

 Thực hiện từng công đoạn một, trong tiến trình xây dựng chiến lược quản trị

NNLGD. 3.2.4.3. Cơ sở thực hiện

 Phương án thành lập bộ phận quản lý NNLGD do Sở Giáo dục và Đào tạo

chủ trì và UBND tỉnh duyệt.

 Luật giáo dục 2005 và sửa đổi bổ sung 2009;

 Luật cán bộ, công chức 2008.

 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

 Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009

hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT.

 Thông tư 03/2011/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định

số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi

dưỡng công chức

 Quyết định 81/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn chức

danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở GD&ĐT

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 120 - 135)