Một số kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 36 - 135)

2. NỘI DUNG

1.2.3.3. Một số kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực

Bảng 1.1 So sánh đặc điểm QTNNL của Nhật & Mỹ

Ngày nay các công ty Nhật thường quản lý theo thuyết KAIZEN

Bảng 1.2 So sánh đặc điểm thuyết Kaizen và các công ty của Mỹ

 Đặc điểm QTNNL của các công ty ở các nước Bắc Âu

 Kinh tế là trung tâm

 Tập trung chăm lo con người

 Thời gian là quyết định

 Triệt để uỷ quyền

 Bảo đảm tính chính xác

 Đặc điểm QTNNL của các công ty do người Hoa sở hữu ở nước ngoài

 Sử dụng các thủ tục hệ thống NNL phi chính thức

 Pha trộn giữa các tổ chức nho giáo và phương tây

 Duy trì mối quan hệ gia trưởng

 Tổ chức các nhóm đào tạo tại chỗ

 Đặc điểm QTNNL các công ty ở Nhật & Trung Quốc

Bảng 1.3 So sánh đặc điểm QTNNL các công ty ở Nhật & Trung Quốc

 Đặc điểm QTNNL của các công ty ở Singapore

 Mục tiêu hàng đầu là lợi ích xã hội.

 Nhà nước cấp vốn và kiểm soát doanh nghiệp.

 Tự do tuyển nhân viên, nhân viên tự do chọn tổ chức, doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp tự hạch toán chi phí.

 Đặc điểm QTNNL ở thế kỷ 21

Bảng 1.4 So sánh đặc điểm QTNNL truyền thống và ở thế kỷ 21

 Đặc điểm QTNNL ở Việt Nam

Thời kỳ bao cấp

 Chế độ tuyển dụng suốt đời, các chính sách phúc lợi xã hội: y tế, công cộng, giáo dục miễn phí.

 Đào tạo được xem là một quyền lợi đương nhiên của người lao động.

 Hệ thống tiền lương mang tính chất bình quân, dựa vào thâm niên.

Thời kỳ đổi mới

 Chế độ tuyển dụng suốt đời chuyển sang chế độ lao động hợp đồng

 Đào tạo và phát triển như là một quyền lợi đương nhiên chuyển sang đầu

tư cá nhân.

 Chế độ lương do Nhà nước chi trả chuyển sang do doanh nghiệp chịu

trách nhiệm.

 Từ can thiệp và kiểm tra nghiêm ngặt của Nhà nước chuyển sang quyền tự

chủ của doanh nghiệp.

Những khó khăn gặp phải trong QTNNL Việt Nam hiện nay

 Năng suất và chất lượng lao động thấp.

 NNL thừa thiếu cục bộ, tỉ lệ luân chuyển lao động cao.

 Gặp khó khăn trong việc xác định lương đúng, đủ cho người lao động,

thường xuyên gặp những sự phàn nàn về chính sách lương.

 Gặp khó khăn trong việc xác định quĩ đào tạo và các quĩ khác hoặc chi

tiêu quá nhiều cho các hoạt động quản lý NNL làm tăng chi phí lao động.

 Không kiểm soát nổi chi phí lao động hoặc các chi phí quản lý. Chi phí lao động tăng hoặc giảm đột biến trong một thời gian ngắn.

1.3. Nguồn nhân lực giáo dục và đặc điểm của nguồn nhân lực giáo dục 1.3.1. Nguồn nhân lực giáo dục

Hình 1.4 Biểu đồ NNLGD Việt Nam năm 2008-2010

NNLGD là một bộ phận của NNL nói chung hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT.

ngành giáo dục. Chiếm tỷ lệ khoảng 3.5% trong tổng số lao động. Chi tiết được thể

hiện trong Hình 1.4.

Trong nghiên cứu này, phân chia các đối tượng của NNLGD thành 4 nhóm:

 Lãnh đạo

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục và các CSGD bao gồm: Giám đốc, Phó

Giám đốc sở GD&ĐT, Trưởng phòng Giáo dục các quận (huyện, thị, thành), Hiệu

trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm - CSGD.

 Quản lý

Đội ngũ CBQL đang làm việc tại các CSGD và cơ sở QLGD: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các phòng ban thuộc sở, phòng GD&ĐT; chuyên viên thuộc sở,

phòng GD&ĐT, Phó Hiệu trưởng các CSGD.

 Giáo viên

Đội ngũ giáo viên giảng dạy trực tiếp tại các CSGD bao gồm giáo viên mầm non,

mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo viên trong các CSGD chuyên biệt: các trường

dân tộc nội trú, trường chuyên, các trung tâm và CSGD thuộc sở, phòng GD&ĐT, giáo viên các trường trung cấp.

 Nhân viên

Bao gồm các cán bộ, nhân viên, phục vụ tại các CSGD và cơ sở QLGD như: nhân viên văn phòng, văn thư, thư viện, kế toán, quản trị thiết bị trường học, nhân viên y tế, nhân viên bảo vệ, lái xe…

1.3.2. Đặc điểm nguồn nhân lực giáo dục

 NNLGD là lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và đã trải qua một quá

trình đào tạo căn bản. Theo quy định giáo viên mầm non tối thiểu phải hoàn

thành chương trình trung học chuyên nghiệp, cao đẳng cho giáo viên THCS

và đại học cho giáo viên THPT, thạc sĩ trở lên cho giảng viên…

 Sản phẩm của NNLGD là NNL có chất lượng nhưng rất khó đo lường, định

lượng. Sản phẩm này không chỉ tác động đến hiện tại mà còn ở tương lai của

đất nước và sự phát triển chung của xã hội. Vì đối tượng của giáo dục là con

người và mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện, phát triển nhân cách con người. Thông qua GD&ĐT con người sẽ đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ trong công việc, trong quan hệ, trong các lĩnh vực đời sống xã hội… góp phần tạo nên NNL chất lượng cao cho xã hội. Để đo lường hay

định lượng sản phẩm này là khó khăn, cần một quá trình và thời gian.

 Sản phẩm của NNLGD là nguồn cung chủ yếu cho NNLGD. Do NNLGD là

lực lượng có trình độ học vấn cao mà để có trình độ học vấn cao cần phải trải

qua quá trình GD&ĐT tức là phải thông NNLGD. Hay có thể nói khác

 NNLGD không chỉ tạo ra giá trị vất chất mà còn tạo ra các giá trị tinh thần,

nhận thức, nhân cách cho con người, cho xã hội.

 Kết quả hoạt động của NNLGD, không những phụ thuộc vào bản thân nguồn

lực này, môi trường hoạt động, xã hội mà còn phụ thuộc vào ý thức, trách

nhiệm và nhận thức của một bộ phận nguồn nhân lực khác mà cơ bản là

người học.

 NNLGD phải luôn tự vận động và tự làm mới mình. Hoạt động của NNLGD là một hoạt động đặc thù, nó không chỉ đào tạo ra con người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng.... mà còn phát triển nhân cách, giáo dục cho con người có một lý tưởng cách mạng, có phẩm chất đạo đức, chính trị. Để

hoạt động này có hiệu quả thì bản thân nguồn lực này phải vận động không

ngừng, luôn cập nhật lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị...

 Chất lượng NNLGD, có tính chất quyết định đến chất lượng NNL nói chung

của quốc gia. Ngoài các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc sức

khỏe… chất lượng NNL chịu tác động rất lớn, mạnh mẽ từ các chính sách GD&ĐT và cũng thông qua GD&ĐT thì mới có được một NNL có chất lượng. Nhưng nếu NNLGD không đảm bảo thì có đâu sản sinh ra “sản phẩm” chất lượng. Đây là lực lượng trực tiếp, kết hợp các yếu tố khác (cơ sở

vật chất, trang thiết bị…) để đào tạo ra NNL có trình độ, chuyên môn, là một

mắc xích quan trọng trong chu trình phát triển NNL.

1.3.3. Một số kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực giáo dục

1.3.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Quan điểm chung: phát triển NNLGD là một trong những mục tiêu cơ bản nhằm

thúc đẩy sự nghiệp giáo dục & đào tạo phát triển, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của

nền kinh tế. Và nếu không có đội ngũ giáo viên và giảng dạy có chất lượng thì những

nỗ lực nghiêm túc nhất của ngành nhằm nâng cao tiêu chuẩn, cải thiện nhà trường

không thể thành công được.

Để nâng cao chất lượng NNLGD chính phủ Mỹ thực hiện một cuộc cách mạng

về “chuẩn hoá” đối với giáo viên trong chính sách phát triển giáo dục cho hiện tại và

tương lai. Để đảm bảo về số lượng cần tuyển mới giáo viên từ đạt và vượt chuẩn. Đầu

tư ngân sách để ủng hộ các chương trình nghiên cứu, triển khai thực hiện nhằm làm

tăng chất lượng giáo viên và cho các trường để đạt được những tiêu chuẩn quy định.

Quốc hội Mỹ còn ủng hộ kế hoạch thuê thêm 100 nghìn giáo viên mới thực sự có năng

lực. Bộ trưởng giáo dục Mỹ còn đề nghị cần nhận thức lại nghề dạy học. Theo ông,

dạy học phải là một nghề quanh năm, cần trả lương cho giáo viên tương xứng với thời

phủ Mỹ luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý,

nhằm khắc phục tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên

môn không đủ sức đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục và hiện đang thực hiện

công cuộc cải cách nhà trường và xây dựng lại đội ngũ giáo viên theo những tiêu chuẩn mới.

Trong chính sách quản lý NNLGD của chính phủ Mỹ tập trung vào một số định

hướng chính như sau: Phát hiện, sử dụng và ưu đãi cho các nhân tài trong ngành giáo

dục nhất là các nhà QLGD: như các hiệu trưởng tài năng, nhà quản trị giáo dục tài

năng. Thu hút tài năng trẻ và những người giỏi trong các lĩnh vực khác trở thành giáo

viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp họ chuyển sang nghề dạy học. Đổi mới hoàn toàn

công tác đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho những giáo viên

giàu kinh nghiệm, xóa mù công nghệ cho giáo viên để tăng cường khả năng ứng dụng

khoa học tiến bộ vào công tác dạy – học cho giáo viên và cả học sinh. Xây dựng

những tiêu chuẩn cao cho nghề dạy học, phân loại và đào thải những đối tượng không

đạt chuẩn trên cơ sở công bằng xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ đồng nghiệp

để giúp giáo viên yếu, xây dựng chiến lược tuyển tài năng trẻ, thưởng giáo viên giỏi và

loại bỏ dần những giáo viên không đủ tiêu chuẩn… Tuyển dụng những giáo viên có tư

duy sáng tạo, tích cực thông qua nhiều giải pháp khuyến khích như: tài trợ kinh phí, hỗ

trợ học bổng, mở các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng giáo viên tham gia thuận lợi về

không gian, thời gian và kinh phí… Hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển NNL ở

Mỹ là một hoạt động có định hướng rõ rệt cho phát triển kinh tế-xã hội, tri thức và thông tin.

1.3.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Quan điểm, chính sách chung của Nhật là lấy phát triển GD&ĐT làm trung tâm

trong đó trọng tâm là NNLGD và đầu tư cho giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu để

phát triển nền kinh tế. Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn, đổi mới mô

hình quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động, bãi bỏ dần cơ chế bao cấp nhà nước. Ứng dụng mô hình và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào công tác QLGD, quản lý

trường học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo và hiệu quả đầu tư.

Nâng cao vai trò của các tổ chức chuyên môn, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp. Xây dựng các tổ chức đánh giá độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng

giáo dục thông qua đánh giá đa chiều từ nhiều phía.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và

đầu thế kỷ 21, từ những năm 80 của thế kỷ 20 Nhật Bản đã tiến hành cải cách hệ thống

giáo dục. Đây là cuộc cải cách sâu rộng nhất về giáo dục kể từ sau chiến tranh thế giới

lần thứ 2. Với định hướng chuyển dần hệ thống quản lý hành chính - tập trung sang

hình thức tự chủ, tự quyết trong sự quản lý của nhà nước, giảm dần sự bao cấp, ưu đãi

cao hiệu quả công tác QLGD; cải cách cấu trúc và nội dung, chương trình theo hướng tăng tính tự chủ và tính chất riêng của các trường; xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn cho giáo dục từ cơ sở cho đến đại học và sau đại học. Vận dụng các phương

pháp quản lý doanh nghiệp và công tác quản lý nhà trường. Với xu hướng này các trường là một thực thể quản lý độc lập có sự tham gia quản lý của các đối tác bên ngoài và quản lý NNL trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng. Hình thành cơ chế cạnh tranh

trong giáo dục đại học với đánh giá 3 bên. Năm 2002 Luật giáo dục nhà trường sửa đổi

đã được ban hành cho phép các nhà trường linh hoạt hơn trong việc cải tổ cơ cấu tổ

chức và quản lý các khoa và đơn vị nghiệp vụ cùng với hệ thống đánh giá 3 bên được

triển khai (Nhà trường - Nhà nước và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Đến tháng 7/2003 Luật về Tập đoàn hóa đại học công và các Luật khác có liên

quan đã được chính thức thông qua. Đến ngày 1 tháng 4 năm 2004 tất cả các đại học

công đã được tập đoàn hóa. Theo Luật này không còn chế độ công chức nhà nước đối

với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử

dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ công chức nhà nước sang theo chế độ tuyển

dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn.

Đối với NNLGD chính phủ quy định, để trở thành một giáo viên dạy ở bất kỳ bậc

học nào do cơ quan chính phủ hay phi chính phủ thành lập cũng cần có bằng chứng

nhận giáo viên. Bằng chứng nhận giáo viên được cấp dựa trên tiêu chuẩn do các cơ

quan có thẩm quyền nhà nước quy định. Để trở thành giáo viên ở một bậc học cụ thể

cần phải được đào tạo ở một trường cao đẳng hoặc đại học. Khi nhận được một hồ sơ

hợp lệ, Ban giáo dục sẽ cấp một bằng giảng dạy. Việc cấp các bằng giáo viên của Ban

giáo dục là một trong những nhiệm vụ được Bộ giáo dục giao và một bằng giáo viên

được cấp như vậy sẽ có hiệu lực trên toàn nước Nhật Bản.

Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giáo viên. Giáo viên có một vị trí xã hội rất quan trọng trong đời sống xã

hội Nhật bản, đội ngũ nhân lực này được quan tâm ưu đãi nhiều về lương bổng, phụ

cấp, tiền thưởng, miễn các khoản phải đóng góp nghĩa vụ xã hội (miễn đi lính...). Nhật

Bản tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, bao gồm cả đầu tư từ

ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế

và cả đầu tư từ người học (cha mẹ học sinh).

1.3.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc rất đề cao vai trò của NNLGD. Vì đây là lực lượng lao động có vai

trò đào tạo NNL cho đất nước. Để có một đội ngũ nhân lực giáo dục đảm bảo đủ về số

lượng, chính phủ Trung Quốc luôn xác định các trường sư phạm có một vai trò quan

trọng trong việc đào tạo NNLGD cho đất nước. Ngay vào những năm đầu của thập

niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc có 241 trường đại học và cao đẳng sư phạm, mỗi

có 67 trường sư phạm mẫu giáo, hàng năm chiêu sinh 783,000 học viên, trong đó có

47,000 giáo sinh sư phạm mẫu giáo, 245 học viện giáo dục chiêu sinh khoảng 230,000

học viên…. Ngoài ra còn kể đến 1.2 triệu giáo viên trung và tiểu học chưa qua giáo

dục sư phạm chính quy, đang tự đào tạo giáo dục sư phạm trung học và cao đẳng

thông qua truyền hình. Để phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai khi mà quy mô

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 36 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)