Cách ọc thuyết về nhu cầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 29 - 31)

2. NỘI DUNG

1.2.1.9. Cách ọc thuyết về nhu cầu

 Học thuyết ERG (Existence – Relatedness – Growth)

Học thuyết ERG của Clayton Alderfer, đã chỉ ra ba kiểu nhu cầu của con người:  Nhu cầu tồn tại (Existence needs) là các nhu cầu căn bản để sinh tồn như:

nhu cầu sinh lý, ăn, mặc, ở, đi lại, học hành... và nhu cầu an toàn bao gồm

các ước muốn khỏe mạnh về thân xác và tinh thần.

 Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs) là các ước muốn thỏa mãn trong các mối quan hệ giữa con người với nhau.

 Nhu cầu phát triển (Growth needs) là các ước muốn tăng trưởng và phát triển cá nhân trong cuộc sống và công việc.

Học thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân viên hay tìm kiếm mức lương

cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này là tốt và đạt các

tiêu chuẩn của thị trường lao động.

 Học thuyết hai nhân tố (Two Factor Theory) của Herzberg

Dựa trên các kết quả điều tra được thực hiện ở Pittsburgh và Pennsylvania,

Herzberg đã đề xuất Học thuyết hai nhân tố:

Nhân tố không hài lòng (Demotivate Factor): sự không hài lòng của nhân viên trong công việc tại một tổ chức, có thể là do:

 Chế độ, chính sách của tổ chức đó.

 Sự giám sát trong công việc không thích hợp.

 Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên.

 Lương và các khoản thù lao không phù hợp.

 Quan hệ với đồng nghiệp "có vấn đề".

 Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng. Nhân tố hài lòng (motivator factor): sự hài lòng trong công việc của người lao đông, nhân viên, có thể là do:

 Đạt kết quả mong muốn (Achievement).

 Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo, của đồng nghiệp (Recognition).

 Trách nhiệm (Responsibility).

 Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp (Advancement).

 Sự tăng trưởng như mong muốn (Growth).

Học thuyết 2 nhân tố được khá nhiều nhà nghiên cứu đồng tình, song cũng đã gây ra khá nhiều tranh cãi thường tập trung vào hai điểm: (1) không đề cập đến các sự

 Học thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Harold Maslow

Hình 1.2 Cấu trúc nhu của tháp nhu cầu

Học thuyết thứ bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs Theory) do Abraham Harold Maslow đề xuất là một trong những Học thuyết quan trọng của quản trị học. Ông phân chia nhu cầu của con người, thành hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản (Basic Needs) và nhu cầu bậc cao (Meta Needs). Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng. Trong đó, những

nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc, kiểu kim tự tháp.

 Tầng thứ nhất (Physiological) - các nhu cầu căn bản nhất thuộc "thể lý": thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

 Tầng thứ hai (Safety) - nhu cầu an toàn: cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

 Tầng thứ ba (Love & Belonging) - nhu cầu được giao lưu tình cảm và được

trực thuộc: muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình

yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

 Tầng thứ tư (Esteem) - nhu cầu được quý trọng, kính mến: cần có cảm giác

được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.

 Tầng thứ năm (Self-actualization) - nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn

sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Con người dù là cá nhân hay trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Đồng thời, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Sự thỏa mãn nhu cầu tạo nên sự hài lòng và khuyến khích họ hành động.

Nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay

đổi được hành vi của con người. Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể

động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công

việc được giao, phấn chấn hơn khi thực hiện nhiệm vụ và tận tụy hơn với nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)