Tuyển dụng công chức, viên chức ngành giáo dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 86 - 88)

2. NỘI DUNG

2.2.3.1. Tuyển dụng công chức, viên chức ngành giáo dục

 Tuyển dụng công chức ngành giáo dục (Hình 2.33)

Công chức ngành giáo dục bao gồm lãnh đạo và CBQL ngành giáo dục và những người đứng đầu các CSGD công lập. Công tác này được thực hiện tập trung và cơ

quan tuyển dụng là UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thông qua Sở (Phòng) Nội

vụ. Hàng năm các CSGD, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, lập kế hoạch nhu

cầu tuyển dụng công chức chuyển về Sở (phòng) GD&ĐT tập hợp, xét duyệt và gửi về

Sở (phòng) nội vụ. Sở (phòng) Nội vụ tổng kết và lập kế hoạch tuyển dụng chung cho

tất cả các ngành, trình UBND cấp tỉnh (cấp huyện) xem xét, phê duyệt. Sau khi được

UBND cấp tỉnh (huyện) duyệt, Sở (Phòng) Nội vụ tiến hành thực hiện tuyển dụng

công chức tập trung. Quy trình tuyển dụng công chức ngành giáo dục được thể hiện

trên Hình 2.33. Qua quy trình tuyển dụng có một số điểm cần lưu ý:

 Hiện có 3 hình thức tuyển dụng công chức: Xét tuyển, thi tuyển đối với

công chức loại C, D và tiếp nhận không qua thi hay xét tuyển (tiếp nhận) đối với công chức loại A, B và một số trường hợp đặc biệt.

 Hàng năm chỉ có một đợt tuyển dụng vào trung tuần của tháng 10.

 Thời gian tuyển dụng dài, trên 120 ngày, chi phí lớn, bộ máy cồng kềnh.

 Trong Kế hoạch tuyển dụng có nhắc đến: mô tả công việc, tiêu chuẩn công

việc, yêu cầu về trình độ kinh nghiệm… trong khi Bảng mô tả công việc

và Bảng tiêu chuẩn công việc chưa được biên soạn, triển khai.

 Hội nhập vào tổ chức trong khoảng thời gian quá dài từ 6-12 tháng với

hình thức tập sự có người hướng dẫn. Điều này, thể hiện quy trình tuyển

dụng không hiệu quả và tính khách quan không cao.

Với khoảng thời gian và chi phí như trên, một tổ chức doanh nghiệp bên ngoài có

thể thực hiện từ 5-10 đợt tuyển dụng. Nhưng theo trình tự trên thì chỉ thực hiện được

duy nhất một đợt tuyển dụng với 3 hình thức tuyển dụng mà duy chỉ có thi tuyển là

tương đối khách quan. Nhìn chung, trên quan điểm khoa học QTNNL, công tác này

chưa đạt hiệu quả cao.

 Tuyển dụng viên chức ngành giáo dục

Viên chức ngành giáo dục gồm đội ngũ giáo viên và nhân viên công tác tại các CSGD và cơ sở QLGD. Căn cứ theo chỉ tiêu được giao hàng năm, các cơ quan sử

dụng viên chức, lập kế hoạch tuyển dụng chuyển về bộ phận tổ chức cán bộ Sở

(phòng) GD&ĐT. Bộ phận này có nhiệm vụ tổng hợp và trình duyệt kế hoạch tuyển

dụng chung. Sau khi kế hoạch tuyển dụng chung được duyệt, bộ phận tổ chức cán bộ

thành lập Hội đồng tuyển dụng cấp Sở (phòng). Hội đồng này tiến hành thông báo

tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp nhận, duyệt hồ sơ và chuyển

hồ sơ cho cơ quan sử dụng viên chức. Khi nhận được hồ sơ ứng viên từ Hội đồng

tuyển dụng cấp Sở (phòng) thì cơ quan sử dụng viên chức thành lập Hội đồng tuyển

dụng cấp cơ sở, thực hiện công tác tuyển dụng theo yêu cầu của đơn vị mình với

Khi có quả tuyển dụng báo cáo về Hội đồng tuyển dụng cấp Sở (phòng) xét duyệt

kết quả. Trong thời gian chờ đến ngày xét tuyển chính thức, viên chức phải chấp nhận

làm việc theo Hợp đồng tuyển dụng (thường là 01 năm) và hưởng 85% lương khởi điểm của ngạch bậc cho đến khi chính thức được UBND cấp tỉnh (huyện) chính thức

tuyển dụng. Ngoài ra, còn một hình thức tuyển khác là tiếp nhận nhân sự từ các CSGD

khác chuyển về, hình thức này thì đơn giản hơn, cơ bản là tiếp nhận qua một vài trao

đổi giữa các cấp lãnh đạo và ứng viên, thường không lập các Hội đồng tuyển dụng.

Nhưng vẫn phải chời đúng thời gian tuyển dụng hàng năm thì người tuyển dụng mới

chính thức trở thành viên chức. Công tác tuyển dụng viên chức hiện tại được thực hiện

theo tiến trình sau: (Hình 2.34)

Hình 2.32 Tiến trình tuyển dụng viên chức

Quá trình tuyển dụng NNLGD có 2 đặc điểm chính là tập trung và phân cấp rõ ràng. Cả quy trình tuyển dụng thực hiện tập trung lại một đầu mối là Sở (phòng) Nội

vụ theo trình tự thống nhất. Sự phân cấp được thể hiện cùng là nguồn nhân lực giáo

dụng nhưng UBND tỉnh quản lý công chức ngành giáo dục cấp tỉnh và UBND cấp

huyện quản lý công chức ngành giáo dục cấp huyện. Mặc dù thống nhất cao về nguyên

tắc, quy trình nhưng thực tế mổi tổ chức, cơ quan có cách thực hiện không giống nhau, dẫn đến sự không công bằng và phát sinh nhiều tiêu cực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)