Cơ cấu NNLGD của tỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 56)

2. NỘI DUNG

2.1.3.1. Cơ cấu NNLGD của tỉnh

Điều tra, khảo sát NNLGD tỉnh Kiên giang có 17.561 người, cơ cấu nhân lực

phân theo các đối tượng được thể hiện trên Hình 2.7

Hình 2.7 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD phân theo nhóm

Qua biểu đồ cho thấy, lực lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy 15.023 người

chiếm 85.55%. Nhân viên 1,372 người chiếm 7.82%, 693 CBQL chiếm 3.95%. Còn lại là cán bộ lãnh đạo, 473 người chiếm 2.69% trong tổng NNLGD.

Trình độ chuyên môn của NNLGD, đa số là lao động đã qua đào tạo, có trình độ

chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm 68.21%, trung cấp 23.88% còn lại là trình độ sơ

cấp, lao động phổ thông và trình độ thấp hơn hoặc chưa qua đào tạo. Trình độ đội ngũ

NNLGD được thể hiện trong Hình 2.8

Hình 2.8 Biểu đồCơ cấu về trình độ NNLGD Kiên Giang

Trong cơ cấu trình độ NNLGD của tỉnh, chưa có trình độ tiến sĩ và số người có

trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 0.24%. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ dưới cao đẳng, cử nhân tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng với số lượng trên 5300 người, là một

gánh nặng cho công tác quản trị nguồn lực này phục vụ cho mục tiêu của tỉnh. NNLGD của tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức, bao gồm: chính qui, tại

chức, từ xa, khác và chưa qua đào tạo. Hình 2.9

Theo thông kê thì hình thức đào tạo chính qui chiếm 44.03% khoảng 7,732

người, các hình thức còn lại chiếm hơn 50% trong đó tại chức 32.02%, từ xa 16.84%,

khác 2.44%. Do tình hình thiếu giáo viên trầm trọng những năm trước đây, nên ngành giáo dục nói chung và giáo dục Kiên Giang nói riêng đã đề xuất và chấp nhận các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhanh để đáp ứng nhu cầu trước mắt, hiện nay trở thành gánh

nặng cho ngành và chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Các hình thức đào tạo như:

cao đẳng 10+3, 12+2, 12+3; trung cấp 10+2, 11+2, 12+1, 12+2, 7+3; sơ cấp 10+2,

12+1, 5+1, 5+2, 5+3, 7+1, 7+2, 9+1, 9+2, bồi dưỡng 3, 6 tháng… để trở thành giáo viên. Các hình thức đào tạo này tuy giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trước mắt

nhưng về lâu dài và nhất là định hướng phát triển giáo dục trong tương lai với những

yêu cầu về trình độ, chất lượng NNL thì đây là bài toán khó cho công tác quản trị

nguồn lực này.

Trong điều kiện hiện nay, tin học và máy tính là một trong những công cụ hỗ trợ

đắc lực cho hầu như bất kỳ một công việc nào. Qua quá trình khảo sát và phân tích cho

thấy trình độ tin học của NNLGD là chưa cao. Hiện có chưa quá 1.5% người có trình

độ từ trung cấp trở lên và chỉ có 26.55% người có trình độ bồi dưỡng cấp độ A, B, C

trong đó cấp độ A – trình độ căn bản chiếm đến 89.77%. Mặc dù việc sử dụng, ứng

dụng tin học vào nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi trình độ kiến thức mà còn phụ thuộc

rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tận tụy, tự học, tự nghiên cứu của chính bản thân. Tuy

vậy, khi đã có kiến thức kinh nghiệm thì việc đạt được các chứng chỉ bằng cấp là điều

dễ dàng, trong khi hiện tại còn đến 72.37% người chưa có qua đào tạo bồi dưỡng

tương đương khoảng trên 12 nghìn người chưa qua đào tạo. Hình 2.10

Hình 2.10 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD về trình độ tin học

Cơ cấu về trình độ ngoại ngữ, tương tự như tin học, ngoại ngữ cũng là phương

tiện không thể thiếu của nhân lực làm giáo dục. Nhưng thực tế trình độ ngoại ngữ của

tạo. Những người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ 563 người chiếm 3.21%, chứng chỉ

ngoại ngữ từ A, trở lên là 5002 người chiếm 28.48%. Còn lại, gần 12.000 người chưa qua đào tạo. Đây là một tiêu chí đáng quan tâm cho công tác đào tạo và phát triển

trong chiến lược quản trị NNLGD. Hình 2.11

Hình 2.11 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD về trình độ Tiếng Anh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 56)