Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 42 - 43)

2. NỘI DUNG

1.3.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Quan điểm, chính sách chung của Nhật là lấy phát triển GD&ĐT làm trung tâm

trong đó trọng tâm là NNLGD và đầu tư cho giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu để

phát triển nền kinh tế. Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn, đổi mới mô

hình quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động, bãi bỏ dần cơ chế bao cấp nhà nước. Ứng dụng mô hình và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào công tác QLGD, quản lý

trường học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo và hiệu quả đầu tư.

Nâng cao vai trò của các tổ chức chuyên môn, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp. Xây dựng các tổ chức đánh giá độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng

giáo dục thông qua đánh giá đa chiều từ nhiều phía.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và

đầu thế kỷ 21, từ những năm 80 của thế kỷ 20 Nhật Bản đã tiến hành cải cách hệ thống

giáo dục. Đây là cuộc cải cách sâu rộng nhất về giáo dục kể từ sau chiến tranh thế giới

lần thứ 2. Với định hướng chuyển dần hệ thống quản lý hành chính - tập trung sang

hình thức tự chủ, tự quyết trong sự quản lý của nhà nước, giảm dần sự bao cấp, ưu đãi

cao hiệu quả công tác QLGD; cải cách cấu trúc và nội dung, chương trình theo hướng tăng tính tự chủ và tính chất riêng của các trường; xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn cho giáo dục từ cơ sở cho đến đại học và sau đại học. Vận dụng các phương

pháp quản lý doanh nghiệp và công tác quản lý nhà trường. Với xu hướng này các trường là một thực thể quản lý độc lập có sự tham gia quản lý của các đối tác bên ngoài và quản lý NNL trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng. Hình thành cơ chế cạnh tranh

trong giáo dục đại học với đánh giá 3 bên. Năm 2002 Luật giáo dục nhà trường sửa đổi

đã được ban hành cho phép các nhà trường linh hoạt hơn trong việc cải tổ cơ cấu tổ

chức và quản lý các khoa và đơn vị nghiệp vụ cùng với hệ thống đánh giá 3 bên được

triển khai (Nhà trường - Nhà nước và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

Đến tháng 7/2003 Luật về Tập đoàn hóa đại học công và các Luật khác có liên

quan đã được chính thức thông qua. Đến ngày 1 tháng 4 năm 2004 tất cả các đại học

công đã được tập đoàn hóa. Theo Luật này không còn chế độ công chức nhà nước đối

với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử

dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ công chức nhà nước sang theo chế độ tuyển

dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn.

Đối với NNLGD chính phủ quy định, để trở thành một giáo viên dạy ở bất kỳ bậc

học nào do cơ quan chính phủ hay phi chính phủ thành lập cũng cần có bằng chứng

nhận giáo viên. Bằng chứng nhận giáo viên được cấp dựa trên tiêu chuẩn do các cơ

quan có thẩm quyền nhà nước quy định. Để trở thành giáo viên ở một bậc học cụ thể

cần phải được đào tạo ở một trường cao đẳng hoặc đại học. Khi nhận được một hồ sơ

hợp lệ, Ban giáo dục sẽ cấp một bằng giảng dạy. Việc cấp các bằng giáo viên của Ban

giáo dục là một trong những nhiệm vụ được Bộ giáo dục giao và một bằng giáo viên

được cấp như vậy sẽ có hiệu lực trên toàn nước Nhật Bản.

Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giáo viên. Giáo viên có một vị trí xã hội rất quan trọng trong đời sống xã

hội Nhật bản, đội ngũ nhân lực này được quan tâm ưu đãi nhiều về lương bổng, phụ

cấp, tiền thưởng, miễn các khoản phải đóng góp nghĩa vụ xã hội (miễn đi lính...). Nhật

Bản tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, bao gồm cả đầu tư từ

ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế

và cả đầu tư từ người học (cha mẹ học sinh).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)