Mục tiêu giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45 - 47)

2. NỘI DUNG

2.1.1.1. Mục tiêu giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ

Trước năm 1919, giáo dục Việt Nam mang đậm bản chất Nho giáo với mục tiêu

“học giỏi để làm quan”. Nền giáo dục chủ yếu phục vụ cho chế độ phong kiến mặc dù

xã hội Việt Nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đó không phải là chiến lược giáo

dục quốc gia. Theo mục tiêu này các nghề khác với nghề làm quan được xem là hạ đẳng và giáo dục Nho giáo thậm chí còn tỏ ra kỳ thị với khoa học kỹ thuật nhưng giáo

dục đạo đức được đề cao và đặt nặng, thậm chí rất đỗi khắt khe.

Thời thuộc Pháp đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Bắc,

Trung, Nam nhằm mục đích đào tạo đội ngũ công chức (thư ký, phiên dịch) phục vụ

cho chính quyền thực dân. Với mục đích như vậy, nên chương trình giáo dục và sách

giáo khoa đều nhằm tuyên truyền cho lịch sử, văn hoá… và đặc biệt là ngôn ngữ của

“nước mẹ” Pháp. Bên cạnh đó các phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, Văn hoá

mới… với các triết lý giáo dục khác nhau nhưng hơn cả là phong trào Đông du của

Phan Bội Châu, nhằm học theo mô hình và triết lý giáo dục phát triển của Nhật Bản

những mong có thể áp dụng vào thực tế nước nhà.

Sau Hiệp định Geneve, mô hình giáo dục ở miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng

sâu sắc của mô hình Liên Xô cũ, các bậc học từ tiểu học cho đến hết THPT thay đổi

hoàn toàn so với mô hình giáo dục của Pháp trước đó.

Giáo dục của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 với triết lý là “nhân bản, dân

tộc, và khai phóng” [10] và với 3 mục tiêu chính: “Phát triển toàn diện mỗi cá nhân;

Phát triển tinh thần dân tộc; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học” [11]. Xét một cách khách quan là khá tiến bộ, từ bậc tiểu học cho đến đại học, có nhiều nội

10_http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h %C3%B2a#cite_note-NTL24-26-0

11_http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h %C3%B2a#cite_note-NTL24-26-0

dung cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa đạt được với hệ thống về luận lý học, đạo đức học, tâm lý học…

Từ sau 1975 đến 1986, giáo dục phổ thông Việt Nam tồn tại hai hệ thống song

hành: miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam hệ 12 năm. Đến năm 1986, áp dụng

hệ 12 năm cho toàn quốc. Từ đó đến nay, giáo dục phổ thông Việt Nam đã 3 lần thay đổi mô hình, được thể hiện rõ nét nhất là các lần thay sách giáo khoa và dự kiến đến

năm 2015 sẽ tiếp tục thay sách giáo khoa. Nhưng đến nay, chương trình vẫn chưa được

thông qua vì chưa tìm ra được triết lý giáo dục thích hợp. Với mục tiêu: “Xây dựng

những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn

hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tư duy sáng tạo, tính độc lập và tích cực cá nhân; có năng lực thực hành giỏi, yêu nghề, làm chủ khoa học, kỹ thuật

hiện đại; có ý thức tổ chức kỉ luật; tác phong công nghiệp; ý thức cộng đồng và tinh

thần hợp tác; có ý thức bảo vệ mội trường; có nếp sống lành mạnh và có sức khoẻ tốt."

[12]. “là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [13]. “GD&ĐT có sứ mạng

đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên

tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu. Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu

cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới

một xã hội học tập. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo

tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính

nhân văn, tiên tiến, hiện đại. Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh

tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục. Giáo

dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp…” [14]. Về

cơ bản, mục tiêu giáo dục phải thể hiện tầm nhìn sâu rộng, tư duy chiến lược trong dài hạn. Nhưng thực tế những vấn đề nói trên, vừa thiếu lại vừa thừa, chưa cụ thể và rõ ràng, khó có khả năng định lượng, chưa bám sát mục tiêu phát triển chung của quốc gia và định hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, cùng với triết lý giáo dục chưa

rõ ràng, có thể nói là chưa có triết lý phát triển giáo dục nên gặp nhiều trở ngại trong

quá trình xác định mục tiêu giáo dục.

12 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần II khóa VIII năm 1996

13 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009. 14 Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45 - 47)