Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 67)

2. NỘI DUNG

2.2.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương

Thông qua đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước về giáo dục, các tổ chức cơ quan địa phương có nhiệm vụ triển khai thực hiện, giám sát quá trình thực hiện và chịu

trách nhiệm về việc thực hiện của mình với cơ quan quản lý trực tiếp.  Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh

hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ

trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc

hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.  Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thực hiện QLNN về giáo dục. Bộ và các Cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện QLNN về giáo

dục theo thẩm quyền.

 Hội đồng nhân dân

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương

bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Có nhiệm vụ

quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục; bảo đảm cơ sở vật chất và điều

kiện cho các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương và giám sát các hoạt động đó.

HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên cụ

thể được quy định tại Điều 1, 12, 20, 30 của Luật quy định về tổ chức và hoạt động

của HĐND và UBND, số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

 Ủy ban nhân dân các cấp

UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện QLNN về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ. Trong đó, có việc quy hoạch mạng lưới

CSGD; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các CSGD trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết

bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình

trường, thực hiện xã hội hoá - giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô,

nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương. (Điều 100 Luật giáo dục

2005 và sửa đổi bổ sung 2009)

UBND là cơ quan thực hiện và quản lý việc thực hiện các nghị quyết về giáo dục

của HĐND và chịu sự giám sát của HĐND. Và chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên

trực tiếp của mình. UBND là cơ quan QLNN đối với các loại hình trường, lớp, CSGD

trong và ngoài công lập được giao trên địa bàn; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý

và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng

theo quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo

trên địa bàn được phân công. Cụ thể được quy định tại Điều 1, 88, 102, 114 của Luật

quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND, số 11/2003/QH11 ngày

26/11/2003. Trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND được quy định tại Điều 6, 8,

10 của Nghị định 115/2010/NĐ-CP Quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục.

 Trách nhiệm quyền hạn của Sở GD&ĐT trong quản lý NNLGD

Sở, phòng GD&ĐT là các cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh, huyện thực hiện

công tác QLNN về giáo dục. Cụ thể được quy định tại Điều 7, 9 của Nghị định

115/2010/NĐ-CP Quy định trách nhiệm QLNN về giáo dục.

Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tham mưu, giúp

UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương

trình, nội dung GD&ĐT, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ QLGD; tiêu chuẩn

cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng,

chứng chỉ; bảo đảm chất lượng GD&ĐT. (Điều 1 khoản 1 Thông tư liên tịch

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó

của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT thuộc UBND

cấp huyện và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh về

Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên

chức của các CSGD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện

sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 2 khoản 7 Thông tư liên tịch

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Hướng dẫn các CSGD xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí

việc làm, số người làm việc của các CSGD trực thuộc Sở hàng năm; trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm, số người làm việc đối với các CSGD trực

thuộc Sở; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của

các CSGD trực thuộc Sở và công chức của Sở GD&ĐT. (Điều 2 khoản 15 Thông tư

liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở và các

CSGD trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển,

cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc

Sở và các CSGD trực thuộc Sở; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ

tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các CSGD ngoài công lập thuộc

thẩm quyền QLNN của UBND cấp tỉnh, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng

trên địa bàn tỉnh. (Điều 2 khoản 16 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán

ngân sách giáo dục hàng năm đối với các CSGD trực thuộc Sở; quyết định giao dự

toán chi ngân sách giáo dục đối với các CSGD trực thuộc Sở sau khi đã được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng

năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà

nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các CSGD trên địa bàn tỉnh. (Điều 2 khoản

17 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý biên chế công chức, Sở

GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo

ngạch, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và quyết định số biên chế công chức hàng năm

của Sở GD&ĐT, bảo đảm đủ biên chế công chức theo vị trí việc làm để thực hiện chức

năng, nhiệm vụ được giao. (Điều 3 khoản 3 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-

BGDĐT-BNV)

 Trách nhiệm quyền hạn của Phòng GD&ĐT trong quản lý NNLGD

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng

tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về GD&ĐT, bao gồm:

mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ

văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng GD&ĐT. (Điều 4 khoản 1 Thông tư liên tịch

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức các CSGD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện sau khi được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 5 khoản 6 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-

BGDĐT-BNV)

Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các CSGD xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các CSGD; quyết định

vị trí việc làm, số người làm việc cho các CSGD sau khi đã được cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng,

điều động, luân chuyển, biệt phái và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức

của các CSGD thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của

Phòng GD&ĐT. (Điều 5 khoản 9 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng

chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các CSGD công lập; công nhận,

không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các CSGD ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện. (Điều 5 khoản 10

Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Hướng dẫn các CSGD xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm; tổng

hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm

quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các CSGD khi

được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác

định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước

và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục đối với các CSGD thuộc thẩm quyền

quản lý của UBND cấp huyện. (Điều 5 khoản 11 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-

BGDĐT-BNV)

Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấp huyện

kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các CSGD công lập

thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. (Điều 5 khoản 12 Thông tư liên tịch

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV)

Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý biên chế công chức, Phòng

GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo

ngạch trình UBND cấp huyện phê duyệt và quyết định số biên chế công chức hành

năm của Phòng GD&ĐT, bảo đảm đủ biên chế công chức theo vị trí việc làm để thực

hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. (Điều 6 khoản 2 Thông tư liên tịch

 Trách nhiệm quyền hạn của Sở (Phòng) Nội vụ trong quản lý NNLGD

Sở (Phòng) Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh (cấp huyện) thực hiện chức năng QLNN về nội vụ,

gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách

hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên

chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính

phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

Phối hợp với Sở (Phòng) GD&ĐT, dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế

hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án NNLGD trình UBND cấp tỉnh.

Xây dựng và báo cáo UBND cấp tỉnh (cấp huyện) kế hoạch biên chế của ngành giáo dục để trình HĐND cấp tỉnh (cấp huyện) quyết định tổng biên chế ngành giáo dục ở địa phương và thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp

có thẩm quyền quyết định. Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh (cấp huyện) quyết định giao

chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục. Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế ngành giáo dục theo quy định của pháp luật.

Về cán bộ, công chức, viên chức Sở (Phòng) Nội vụ giúp UBND cấp tỉnh (cấp

huyện) QLNN đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục. Tham

mưu trình UBND cấp tỉnh (cấp huyện) ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản lý,

sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức,

viên chức ngành giáo dục theo quy định của pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra việc

thực hiện các quy định này. Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được UBND cấp

tỉnh (cấp huyện) phê duyệt. Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh (cấp huyện) quyết định

hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với

cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh (cấp huyện) quản

lý. Chi tiết được thể hiện rõ trong Thông tư 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm

2008 của Bộ Nội vụ

 Trách nhiệm quyền hạn của Sở (Phòng) Tài chính trong quản lý NNLGD

Sở (Phòng) Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có chức năng

tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh (cấp huyện) thực hiện chức năng QLNN về tài chính;

ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà

nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán;

kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định

Phối hợp với Sở (Phòng) GD&ĐT, Sở (Phòng) Nội vụ dự thảo chương trình, kế

hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi về

lĩnh vực tài chính cho NNLGD địa phương trình cơ quan cấp trên. Hướng dẫn xây

dựng, kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách; thẩm định và thông báo quyết toán ngân

sách NNLGD. ( cụ thể trong TT90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06 tháng 5 năm 2009)

 Trách nhiệm quyền hạn của Sở (phòng) LĐ-TB&XH trong quản lý NNLGD Sở (Phòng) LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương (UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có chức

năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh (cấp huyện) thực hiện chức năng QLNN về các

lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo

hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao

động; bảo trợ xã hội cho NNLGD theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở (Phòng) GD&ĐT, Sở (Phòng) Nội vụ dự thảo chương trình, kế

hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm các chế độ thù lao cho. Hướng dẫn xây dựng, kiểm

tra, thẩm tra chế độ thù lao cho NNLGD. Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; kỷ

luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế

độ đối với người lao động. Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công… chi tiết

trong Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 67)