Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 43 - 45)

2. NỘI DUNG

1.3.3.3.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc rất đề cao vai trò của NNLGD. Vì đây là lực lượng lao động có vai

trò đào tạo NNL cho đất nước. Để có một đội ngũ nhân lực giáo dục đảm bảo đủ về số

lượng, chính phủ Trung Quốc luôn xác định các trường sư phạm có một vai trò quan

trọng trong việc đào tạo NNLGD cho đất nước. Ngay vào những năm đầu của thập

niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc có 241 trường đại học và cao đẳng sư phạm, mỗi

có 67 trường sư phạm mẫu giáo, hàng năm chiêu sinh 783,000 học viên, trong đó có

47,000 giáo sinh sư phạm mẫu giáo, 245 học viện giáo dục chiêu sinh khoảng 230,000

học viên…. Ngoài ra còn kể đến 1.2 triệu giáo viên trung và tiểu học chưa qua giáo

dục sư phạm chính quy, đang tự đào tạo giáo dục sư phạm trung học và cao đẳng

thông qua truyền hình. Để phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai khi mà quy mô

học sinh, sinh viên tăng cao Trung Quốc còn đề ra mục tiêu đến năm 2050 số giáo viên

đạt 32 triệu người trong đó: Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 8,45

triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên đại học: 3,7 triệu người.

Về chi phí cho giáo dục, chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc đặt giáo dục

vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Trung Quốc đề ra ba giai đoạn phát triển giáo

dục 1996-2010, 2011-2030, 2031 – 2050. Trong đó giai đoạn 1996-2010 là giai đoạn

điều chỉnh từng bước các bậc học đầu tư khoảng 800 tỷ, đến 2050 đầu tư giáo dục

chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức đạt mức xấp xỉ 13 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Trong kế hoạch, chính phủ Trung Quốc còn ưu tiên cấp bổ sung 1.3 tỉ nhân dân tệ cho

giáo sinh sư phạm đồng thời thu hút đầu tư sử dụng 210 triệu USD của ngân hàng thế

giới để cải tạo và trang thiết bị cho 50 học viện, 106 trường sư phạm, 62 học viện giáo

dục. Dùng 20 triệu USD của quỹ nhi đồng liên hợp quốc để cải tạo và trang thiết bị cho 201 trường trung cấp sư phạm.

Chính phủ Trung Quốc luôn đề cao vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

và điều kiện vật chất cho giáo viên, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giáo viên

phải được cải thiện và nâng cao hơn, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở

thành nghề nghiệp được mọi người ngưỡng mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa

vị của giáo viên thực sự được nâng cao thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ

giáo viên mới được đảm bảo, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện

được. Chính phủ Trung Quốc quy định giáo viên tiểu học cần phải có trình độ văn hoá

từ cao đẳng trở lên; giáo viên trung học cần phải có trình độ văn hoá từ đại học và thạc

sĩ trở lên; giáo viên đại học phải có học vị tiến sĩ trở lên với giải pháp về hoàn chỉnh và quy chế cho NNLGD như: Điều lệ giáo dục sư phạm, điều lệ chức vụ giáo viên… các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, quan tâm nâng cao đời sống cả về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vật chất lẫn tinh thần, khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy ở vùng sâu vùng xa. Theo thống kê của Uỷ ban Giáo dục nhà nước Trung Quốc từ năm

1992 đến năm 1996 cả nước đã đầu tư 45,6 tỉ nhân dân tệ (NDT) cho xây dựng nhà ở

với mục đích góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt cho những người làm công tác

giảng dạy. Để khuyến khích giáo viên công tác ở vùng núi và vùng khó khăn, Trung

Quốc còn có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường nếu đồng ý đến nhận công tác sẽ

được miễn thời gian tập sự theo quy định chung là 1 năm. Ngoài ra, còn tăng thêm 200

nhân dân tệ phụ cấp khu vực vào thu nhập hàng tháng so với mức lương khởi điểm. Trong trường hợp giáo viên lên công tác ở khu vực miền núi mà ký hợp đồng tình

nguyện phục vụ từ 6 năm trở nên tại khu vực đó thì sẽ được chính quyền phụ cấp cho

một khoản tiền từ 60000 đến 80000 nhân dân tệ để ổn định cuộc sống. Đối với đội ngũ

giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và thâm niên công tác luôn có các ưu đãi đặc biệt

để nâng cao đời sống giải quyết khó khăn trong sinh hoạt, giúp họ yên tâm tập trung

vào việc viết sách và đào tạo các giáo viên trẻ.

Các kinh nghiệm QTNNL và quản lý NNLGD là cơ sở vững chắc để đề xuất

định hướng và các giải pháp quản lý NNLGD Kiên Giang nhằm tăng hiệu quả quản lý,

nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tài nguyên nhân lực cho quốc gia.

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC TẠI KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 43 - 45)