Giải pháp 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 124 - 125)

2. NỘI DUNG

3.2.2. Giải pháp 2

Thành lập đơn vị quản lý NNLGD chuyên biệt, đảm trách công việc quản lý

NNLGD thống nhất từ cấp sở đến cấp phòng. 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

 Tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho bộ phận quản trị

NNLGD, giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm chi phí cho xã hội.

 Thực hiện chuyên môn hóa trong công tác quản trị NNLGD.

 Hạn chế tác động, ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến các quyết định, chiến lược về nhân sự và quản trị nhân sự.

3.2.2.2. Cách thực hiện

 Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, nghiên cứu, xây dựng phương án thành lập

bộ phận quản lý NNLGD độc lập, chuyên biệt trên cơ sở phát triển bộ phận

tổ chức cán bộ và kế hoạch phối hợp báo cáo NNL chung của địa phương, đề

xuất UBND tỉnh, Sở Nội vụ xét duyệt.

 Tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng

quản trị cho cán bộ, nhân viên thuộc bộ phận này.

 Xây dựng cơ chế quản lý NNLGD thống nhất từ cấp sở trở xuống.

 Sở (Phòng) Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước các cơ quan QLNN

cấp trên về công việc quản lý NNLGD của địa phương mình. 3.2.2.3. Cơ sở thực hiện

 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

 Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 04 năm 2009

hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập GD&ĐT.

 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT GD&ĐT

thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc

 Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 của Liên

Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng GD&ĐT

thuộc UBND cấp huyện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 124 - 125)