2. NỘI DUNG
1.3.2. Đặc điểm nguồn nhân lực giáo dục
NNLGD là lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và đã trải qua một quá
trình đào tạo căn bản. Theo quy định giáo viên mầm non tối thiểu phải hoàn
thành chương trình trung học chuyên nghiệp, cao đẳng cho giáo viên THCS
và đại học cho giáo viên THPT, thạc sĩ trở lên cho giảng viên…
Sản phẩm của NNLGD là NNL có chất lượng nhưng rất khó đo lường, định
lượng. Sản phẩm này không chỉ tác động đến hiện tại mà còn ở tương lai của
đất nước và sự phát triển chung của xã hội. Vì đối tượng của giáo dục là con
người và mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện, phát triển nhân cách con người. Thông qua GD&ĐT con người sẽ đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ trong công việc, trong quan hệ, trong các lĩnh vực đời sống xã hội… góp phần tạo nên NNL chất lượng cao cho xã hội. Để đo lường hay
định lượng sản phẩm này là khó khăn, cần một quá trình và thời gian.
Sản phẩm của NNLGD là nguồn cung chủ yếu cho NNLGD. Do NNLGD là
lực lượng có trình độ học vấn cao mà để có trình độ học vấn cao cần phải trải
qua quá trình GD&ĐT tức là phải thông NNLGD. Hay có thể nói khác
NNLGD không chỉ tạo ra giá trị vất chất mà còn tạo ra các giá trị tinh thần,
nhận thức, nhân cách cho con người, cho xã hội.
Kết quả hoạt động của NNLGD, không những phụ thuộc vào bản thân nguồn
lực này, môi trường hoạt động, xã hội mà còn phụ thuộc vào ý thức, trách
nhiệm và nhận thức của một bộ phận nguồn nhân lực khác mà cơ bản là
người học.
NNLGD phải luôn tự vận động và tự làm mới mình. Hoạt động của NNLGD là một hoạt động đặc thù, nó không chỉ đào tạo ra con người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng.... mà còn phát triển nhân cách, giáo dục cho con người có một lý tưởng cách mạng, có phẩm chất đạo đức, chính trị. Để
hoạt động này có hiệu quả thì bản thân nguồn lực này phải vận động không
ngừng, luôn cập nhật lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị...
Chất lượng NNLGD, có tính chất quyết định đến chất lượng NNL nói chung
của quốc gia. Ngoài các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc sức
khỏe… chất lượng NNL chịu tác động rất lớn, mạnh mẽ từ các chính sách GD&ĐT và cũng thông qua GD&ĐT thì mới có được một NNL có chất lượng. Nhưng nếu NNLGD không đảm bảo thì có đâu sản sinh ra “sản phẩm” chất lượng. Đây là lực lượng trực tiếp, kết hợp các yếu tố khác (cơ sở
vật chất, trang thiết bị…) để đào tạo ra NNL có trình độ, chuyên môn, là một
mắc xích quan trọng trong chu trình phát triển NNL.
1.3.3. Một số kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực giáo dục
1.3.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Quan điểm chung: phát triển NNLGD là một trong những mục tiêu cơ bản nhằm
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục & đào tạo phát triển, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
nền kinh tế. Và nếu không có đội ngũ giáo viên và giảng dạy có chất lượng thì những
nỗ lực nghiêm túc nhất của ngành nhằm nâng cao tiêu chuẩn, cải thiện nhà trường
không thể thành công được.
Để nâng cao chất lượng NNLGD chính phủ Mỹ thực hiện một cuộc cách mạng
về “chuẩn hoá” đối với giáo viên trong chính sách phát triển giáo dục cho hiện tại và
tương lai. Để đảm bảo về số lượng cần tuyển mới giáo viên từ đạt và vượt chuẩn. Đầu
tư ngân sách để ủng hộ các chương trình nghiên cứu, triển khai thực hiện nhằm làm
tăng chất lượng giáo viên và cho các trường để đạt được những tiêu chuẩn quy định.
Quốc hội Mỹ còn ủng hộ kế hoạch thuê thêm 100 nghìn giáo viên mới thực sự có năng
lực. Bộ trưởng giáo dục Mỹ còn đề nghị cần nhận thức lại nghề dạy học. Theo ông,
dạy học phải là một nghề quanh năm, cần trả lương cho giáo viên tương xứng với thời
phủ Mỹ luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý,
nhằm khắc phục tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên
môn không đủ sức đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục và hiện đang thực hiện
công cuộc cải cách nhà trường và xây dựng lại đội ngũ giáo viên theo những tiêu chuẩn mới.
Trong chính sách quản lý NNLGD của chính phủ Mỹ tập trung vào một số định
hướng chính như sau: Phát hiện, sử dụng và ưu đãi cho các nhân tài trong ngành giáo
dục nhất là các nhà QLGD: như các hiệu trưởng tài năng, nhà quản trị giáo dục tài
năng. Thu hút tài năng trẻ và những người giỏi trong các lĩnh vực khác trở thành giáo
viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp họ chuyển sang nghề dạy học. Đổi mới hoàn toàn
công tác đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho những giáo viên
giàu kinh nghiệm, xóa mù công nghệ cho giáo viên để tăng cường khả năng ứng dụng
khoa học tiến bộ vào công tác dạy – học cho giáo viên và cả học sinh. Xây dựng
những tiêu chuẩn cao cho nghề dạy học, phân loại và đào thải những đối tượng không
đạt chuẩn trên cơ sở công bằng xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ đồng nghiệp
để giúp giáo viên yếu, xây dựng chiến lược tuyển tài năng trẻ, thưởng giáo viên giỏi và
loại bỏ dần những giáo viên không đủ tiêu chuẩn… Tuyển dụng những giáo viên có tư
duy sáng tạo, tích cực thông qua nhiều giải pháp khuyến khích như: tài trợ kinh phí, hỗ
trợ học bổng, mở các lớp bồi dưỡng cho cộng đồng giáo viên tham gia thuận lợi về
không gian, thời gian và kinh phí… Hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển NNL ở
Mỹ là một hoạt động có định hướng rõ rệt cho phát triển kinh tế-xã hội, tri thức và thông tin.
1.3.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Quan điểm, chính sách chung của Nhật là lấy phát triển GD&ĐT làm trung tâm
trong đó trọng tâm là NNLGD và đầu tư cho giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu để
phát triển nền kinh tế. Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn, đổi mới mô
hình quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động, bãi bỏ dần cơ chế bao cấp nhà nước. Ứng dụng mô hình và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào công tác QLGD, quản lý
trường học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo và hiệu quả đầu tư.
Nâng cao vai trò của các tổ chức chuyên môn, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp. Xây dựng các tổ chức đánh giá độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục thông qua đánh giá đa chiều từ nhiều phía.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong những thập niên cuối thế kỷ 20 và
đầu thế kỷ 21, từ những năm 80 của thế kỷ 20 Nhật Bản đã tiến hành cải cách hệ thống
giáo dục. Đây là cuộc cải cách sâu rộng nhất về giáo dục kể từ sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2. Với định hướng chuyển dần hệ thống quản lý hành chính - tập trung sang
hình thức tự chủ, tự quyết trong sự quản lý của nhà nước, giảm dần sự bao cấp, ưu đãi
cao hiệu quả công tác QLGD; cải cách cấu trúc và nội dung, chương trình theo hướng tăng tính tự chủ và tính chất riêng của các trường; xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn cho giáo dục từ cơ sở cho đến đại học và sau đại học. Vận dụng các phương
pháp quản lý doanh nghiệp và công tác quản lý nhà trường. Với xu hướng này các trường là một thực thể quản lý độc lập có sự tham gia quản lý của các đối tác bên ngoài và quản lý NNL trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng. Hình thành cơ chế cạnh tranh
trong giáo dục đại học với đánh giá 3 bên. Năm 2002 Luật giáo dục nhà trường sửa đổi
đã được ban hành cho phép các nhà trường linh hoạt hơn trong việc cải tổ cơ cấu tổ
chức và quản lý các khoa và đơn vị nghiệp vụ cùng với hệ thống đánh giá 3 bên được
triển khai (Nhà trường - Nhà nước và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
Đến tháng 7/2003 Luật về Tập đoàn hóa đại học công và các Luật khác có liên
quan đã được chính thức thông qua. Đến ngày 1 tháng 4 năm 2004 tất cả các đại học
công đã được tập đoàn hóa. Theo Luật này không còn chế độ công chức nhà nước đối
với đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử
dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ công chức nhà nước sang theo chế độ tuyển
dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn.
Đối với NNLGD chính phủ quy định, để trở thành một giáo viên dạy ở bất kỳ bậc
học nào do cơ quan chính phủ hay phi chính phủ thành lập cũng cần có bằng chứng
nhận giáo viên. Bằng chứng nhận giáo viên được cấp dựa trên tiêu chuẩn do các cơ
quan có thẩm quyền nhà nước quy định. Để trở thành giáo viên ở một bậc học cụ thể
cần phải được đào tạo ở một trường cao đẳng hoặc đại học. Khi nhận được một hồ sơ
hợp lệ, Ban giáo dục sẽ cấp một bằng giảng dạy. Việc cấp các bằng giáo viên của Ban
giáo dục là một trong những nhiệm vụ được Bộ giáo dục giao và một bằng giáo viên
được cấp như vậy sẽ có hiệu lực trên toàn nước Nhật Bản.
Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giáo viên. Giáo viên có một vị trí xã hội rất quan trọng trong đời sống xã
hội Nhật bản, đội ngũ nhân lực này được quan tâm ưu đãi nhiều về lương bổng, phụ
cấp, tiền thưởng, miễn các khoản phải đóng góp nghĩa vụ xã hội (miễn đi lính...). Nhật
Bản tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, bao gồm cả đầu tư từ
ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế
và cả đầu tư từ người học (cha mẹ học sinh).
1.3.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc rất đề cao vai trò của NNLGD. Vì đây là lực lượng lao động có vai
trò đào tạo NNL cho đất nước. Để có một đội ngũ nhân lực giáo dục đảm bảo đủ về số
lượng, chính phủ Trung Quốc luôn xác định các trường sư phạm có một vai trò quan
trọng trong việc đào tạo NNLGD cho đất nước. Ngay vào những năm đầu của thập
niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc có 241 trường đại học và cao đẳng sư phạm, mỗi
có 67 trường sư phạm mẫu giáo, hàng năm chiêu sinh 783,000 học viên, trong đó có
47,000 giáo sinh sư phạm mẫu giáo, 245 học viện giáo dục chiêu sinh khoảng 230,000
học viên…. Ngoài ra còn kể đến 1.2 triệu giáo viên trung và tiểu học chưa qua giáo
dục sư phạm chính quy, đang tự đào tạo giáo dục sư phạm trung học và cao đẳng
thông qua truyền hình. Để phát triển đội ngũ giáo viên trong tương lai khi mà quy mô
học sinh, sinh viên tăng cao Trung Quốc còn đề ra mục tiêu đến năm 2050 số giáo viên
đạt 32 triệu người trong đó: Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 8,45
triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên đại học: 3,7 triệu người.
Về chi phí cho giáo dục, chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc đặt giáo dục
vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Trung Quốc đề ra ba giai đoạn phát triển giáo
dục 1996-2010, 2011-2030, 2031 – 2050. Trong đó giai đoạn 1996-2010 là giai đoạn
điều chỉnh từng bước các bậc học đầu tư khoảng 800 tỷ, đến 2050 đầu tư giáo dục
chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức đạt mức xấp xỉ 13 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Trong kế hoạch, chính phủ Trung Quốc còn ưu tiên cấp bổ sung 1.3 tỉ nhân dân tệ cho
giáo sinh sư phạm đồng thời thu hút đầu tư sử dụng 210 triệu USD của ngân hàng thế
giới để cải tạo và trang thiết bị cho 50 học viện, 106 trường sư phạm, 62 học viện giáo
dục. Dùng 20 triệu USD của quỹ nhi đồng liên hợp quốc để cải tạo và trang thiết bị cho 201 trường trung cấp sư phạm.
Chính phủ Trung Quốc luôn đề cao vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và điều kiện vật chất cho giáo viên, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giáo viên
phải được cải thiện và nâng cao hơn, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở
thành nghề nghiệp được mọi người ngưỡng mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa
vị của giáo viên thực sự được nâng cao thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ
giáo viên mới được đảm bảo, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện
được. Chính phủ Trung Quốc quy định giáo viên tiểu học cần phải có trình độ văn hoá
từ cao đẳng trở lên; giáo viên trung học cần phải có trình độ văn hoá từ đại học và thạc
sĩ trở lên; giáo viên đại học phải có học vị tiến sĩ trở lên với giải pháp về hoàn chỉnh và quy chế cho NNLGD như: Điều lệ giáo dục sư phạm, điều lệ chức vụ giáo viên… các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, quan tâm nâng cao đời sống cả về
vật chất lẫn tinh thần, khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy ở vùng sâu vùng xa. Theo thống kê của Uỷ ban Giáo dục nhà nước Trung Quốc từ năm
1992 đến năm 1996 cả nước đã đầu tư 45,6 tỉ nhân dân tệ (NDT) cho xây dựng nhà ở
với mục đích góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt cho những người làm công tác
giảng dạy. Để khuyến khích giáo viên công tác ở vùng núi và vùng khó khăn, Trung
Quốc còn có quy định sinh viên tốt nghiệp ra trường nếu đồng ý đến nhận công tác sẽ
được miễn thời gian tập sự theo quy định chung là 1 năm. Ngoài ra, còn tăng thêm 200
nhân dân tệ phụ cấp khu vực vào thu nhập hàng tháng so với mức lương khởi điểm. Trong trường hợp giáo viên lên công tác ở khu vực miền núi mà ký hợp đồng tình
nguyện phục vụ từ 6 năm trở nên tại khu vực đó thì sẽ được chính quyền phụ cấp cho
một khoản tiền từ 60000 đến 80000 nhân dân tệ để ổn định cuộc sống. Đối với đội ngũ
giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và thâm niên công tác luôn có các ưu đãi đặc biệt
để nâng cao đời sống giải quyết khó khăn trong sinh hoạt, giúp họ yên tâm tập trung
vào việc viết sách và đào tạo các giáo viên trẻ.
Các kinh nghiệm QTNNL và quản lý NNLGD là cơ sở vững chắc để đề xuất
định hướng và các giải pháp quản lý NNLGD Kiên Giang nhằm tăng hiệu quả quản lý,
nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tài nguyên nhân lực cho quốc gia.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUỒN NHÂN LỰC GIÁO DỤC TẠI KIÊN GIANG
2.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến giáo dục2.1.1. Việt Nam 2.1.1. Việt Nam
2.1.1.1. Mục tiêu giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ
Trước năm 1919, giáo dục Việt Nam mang đậm bản chất Nho giáo với mục tiêu
“học giỏi để làm quan”. Nền giáo dục chủ yếu phục vụ cho chế độ phong kiến mặc dù