Dự báo, xác định nhu cầu NNLGD tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 73 - 76)

2. NỘI DUNG

2.2.2.2. Dự báo, xác định nhu cầu NNLGD tại Kiên Giang

Dự báo nhu cầu NNL là một quá trình tiên lượng, ước đoán nhu cầu về nhân lực

của tổ chức doanh nghiệp trong ngắn, dài hạn để thực hiện các mục tiêu, chiến lược đã

đề ra. Trên nền tảng là các mục tiêu, chiến lược đã đề ra nhà quản trị cần phải tiên

lượng được: loại, tính chất, khối lượng, thời điểm thực hiện, thời gian để hoàn thành, yêu cầu… của công việc cần thực hiện. Kết quả của dự báo này, cho nhà quản trị định

hình tổng quan được công việc cần thực hiện về yêu cầu, tính chất công việc và số lượng, thời điểm huy động cùng các định hướng tuyển chọn, sử dụng nhân lực.

Công tác dự báo cầu NNLGD tại Kiên Giang, hiện chưa phân định rõ là tổ chức

cơ quan nào chịu trách nhiệm chính: Sở (phòng) Nội vụ hay Sở (phòng) GD&ĐT hay

các UBND cấp tỉnh (cấp huyện) và đang được thực hiện theo theo trình tự như sau:

hàng năm các CSGD tiến hành rà soát, lập kế hoạch nhân sự của đơn vị mình. Sau đó,

trình lên bộ phận tổ chức cán bộ của Sở (phòng) GD&ĐT để tổng hợp. Cuối cùng,

được chuyển lên Sở (phòng) Nội vụ tổng hợp tất cả các ngành và trình UBND xét

duyệt. Phương pháp dự báo cầu NNL được dùng là phương pháp phán đoán từ dưới

lên và dựa theo các quy định, định mức của ngành. Trên thực tế chưa xác định được

vai trò và trách nhiệm dự báo cầu NNLGD là thuộc về ai. Vì các CSGD hiện chưa có đủ thẩm quyền và điều kiện để tuyển dụng trong khi họ là đơn vị trực tiếp sử dụng

người lao động. Tương tự, với các đối tượng là công chức ngành giáo dục thì các Sở

(phòng) Giáo dục & Đào cũng chưa có thẩm quyền để tuyển chọn nhân sự trong khi

đơn vị này trực tiếp sử dụng. Theo quy định cơ quan này chỉ có nhiệm vụ tham mưu

cho UBND cấp tỉnh (cấp huyện) xét duyệt thông qua cơ quan chuyên môn khác về

quản lý con người là Sở (phòng) Nội vụ. Sở (phòng) Nội vụ thì không trực tiếp sử

dụng nhân lực trong giáo dục nhưng lại là cơ quan được Ủy quyền quản lý NNLGD.

Ngoài ra, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, công tác dự báo NNLGD hiện mới

thực hiện dự báo về số lượng NNL theo các định mức chung của ngành trong ngắn hạn

thường là 1 năm, mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh và sức thu

hút của tổ chức đơn vị mình. Công tác dự báo cầu NNL hiện nay rất đơn giản và dễ

thực hiện, chỉ cần nắm vững các định mức, quy định của ngành với một vài phép toán

đơn giản sẽ có kết quả khá chính xác. Trong trường hợp dài hạn và có sự biến động thì kết quả không đủ độ tin cậy.

Một số định mức biên chế của ngành giáo dục - Bảng 2.5 và Bảng 2.6

Bảng 2.5 Một số định mức, biên chế trong CSGD mầm non

Để công tác dự báo NNLGD có độ tin cậy cao hơn, các nhà quản trị nên sử dụng

và kết hợp nhiều phương pháp dự báo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dự báo cho cán bộ, ứng dụng máy tính điện tử và các công cụ dự báo hiện đại, quan tâm, nghiên cứu các định mức hiện tại, kịp thời cập nhật, hiệu chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực

tế. Đồng thời, có thể tham khảo tiến trình dự báo theo khoa học QTNNL.

Những vấn đề cơ bản về dự báo cầu NNL theo khoa học QTNNL (Hình 2.25).

Hình 2.24 Một số công việc khi xác định nhu cầu NNL

Về mặt định tính, khi dự báo cầu NNL các nhà quản trị cần đặt và trả lời câu hỏi

“Làm cái gì?”. Khi trả lời câu hỏi này, nhà quản trị cơ bản đã phát thảo, mô tả tổng

quan và có thể đặt cho công việc một cái tên. Qua đó, cần tìm hiểu và thu thập thông tin về công việc, để tìm ra các tiêu chuẩn, đặc điểm tính chất của nó. Một số câu hỏi có

thể sử dụng: đặc điểm, tích chất, tiêu chuẩn của công việc là gì? Công việc này được

làm ở đâu? Làm bằng cách nào? Ai sẽ thực hiện nó?...

Về mặt định lượng, căn cứ vào khối lượng công việc, thời điểm thực hiện, thời

gian hoàn thành mà các nhà quản trị sẽ dự báo định lượng NNL lực qua phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Một số câu hỏi có thể sử dụng: Cần bao nhiêu nhân lực để thực hiện nó? Công việc sẽ được thực hiện khi nào? Và trong bao lâu?... Trả lời các câu hỏi này, nhà quản trị tìm ra được số lượng, thời điểm, thời gian cần

thiết để huy động NNL. Công việc dự báo cầu NNL, dự trên nền tảng thông tin rộng

lớn, từ nhiều nguồn khác nhau cả bên trong lẩn bên ngoài. Cần phân tích cẩn thận các

điều kiện ngoại cảnh, tiềm năng của tổ chức, triết lý quản trị, tài chính…

Bảng 2.7 Một số phương pháp dự báo NNL

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 73 - 76)