Vai trò giáo dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 47 - 135)

2. NỘI DUNG

2.1.1.2. Vai trò giáo dục

Giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển toàn diện về thể chất, sức

khỏe, tri thức, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tình cảm, lý tưởng, tinh thần yêu nước,

lòng tự tôn dân tộc, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí

tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, làm chủ năng lực nghề nghiệp…

Giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong sự phát triển trí

tuệ và nhân cách con người, nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân dân

lao động để tham gia hội nhập vào thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc.

Giáo dục và đào tạo là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đầu tư

cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, là một điều kiện bảo đảm việc thực hiện

những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, có lối sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai.

Với những kết quả và thành tựu đạt được, quy mô và mạng lưới CSGD rộng khắp đã

đáp ứng được nhu cầu học tập của cộng đồng cùng với sự đa dạng, toàn diện hơn về

kiến thức, kỹ năng và những chuyển biến về chất lượng... giáo dục Việt Nam đã, đang

và sẽ cũng cố, khẳng định và phát huy vai trò của mình. 2.1.1.3. Tính chất, nguyên lý và phát triển giáo dục Việt Nam

“Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa

học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”[15] “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. [16]

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân

lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân đối về cơ

cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền…”[17] 2.1.1.4. Người học, người dạy và người QLGD

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân

tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế

15 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009. 16 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009. 17 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009.

đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,

tạo điều kiện để ai cũng được học hành.” [18]

“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều

kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình; giữ gìn, phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.” [19]

“Cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao

phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế

hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD nhằm phát huy vai trò

và trách nhiệm của cán bộ QLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.” [20]

2.1.2. Kiên Giang

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, thu nhập bình quân, GDP

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Kiên Giang

Kiên Giang là một tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Tây

Nam Việt Nam, ở toạ độ từ 104040’ đến 105032’40” kinh độ Đông và từ 9023’50’’ đến

10032’30” vĩ độ Bắc (phần đất liền). Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh Cần Thơ,

An Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan và

18 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009. 19 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009. 20 QH11 nước CHXHCNVN (14/6/2005), Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009.

phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56.8 km, được thiên nhiên

ưu đãi có cả: đồng bằng, sông, nước, núi, rừng và biển... Hình 2.1

Tổng diện tích đất tự nhiên 6.348,53km2, có 200 km bờ biển với 63.000km2 ngư

trường, có trên 150 quặng mỏ với hơn 20 loại khoáng sản, có tiềm năng và điều kiện

để phát triển du lịch, nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Mo So, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu,

rừng U Minh, đảo Phú Quốc… Hiện trang sử dụng đất được thể hiện trên Hình 2.2

Hình 2.2 Biểu đồ Hiện trạng sử dụng đất Kiên Giang

GDP của tỉnh phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp 29.22% và ngành dịch vụ

33.03% được thể hiện qua Hình 2.3

2.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Dân số tính đến năm 2010 hơn 1.7 triệu người; tỷ lệ tăng tự nhiên là 10.9%o; phân bố không đồng đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông

ngòi và một số đảo; thành thị 27.07% nông thôn 72.93%; mật độ trung bình 269

người/km2; trừ thành phố Rạch Giá 2,219 người/km2 và huyện Kiên Hải 822

người/km2 có mật độ tương đối cao. Riêng Giang Thành, huyện mới thành lập, có mật

độ 67 người/km2. Ba dân tộc chủ yếu là Kinh, Khơmer, Hoa. Cụ thểở Bảng 2.1

Bảng 2.1 Dân số & lao động Kiên Giang từ 2005 đến 2010

Năm 2010 Kiên Giang có lao động từ 15 tuổi trở lên là 966.169 người và lao

động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế 944.237 người chiếm

55,31% trong tổng số dân, 97.73% trên tổng lao động, 3.44% so với lao động cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp 2.27% (khoảng 21,932 người) [21] Hình 2.4

Hình 2.4 Biểu đồ Cơ cấu lao động từ 2005-2010 và định hướng đến 2020

Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực Nhà nước do địa phương

quản lý theo giá thực tế phân theo địa phương thì thu nhập bình quân một người một

tháng của lao động tỉnh Kiên Giang năm 2010 trên 3.3 triệu đồng tháng cao nhất so

với các địa phương trong vùng ĐBSCL và mặt bằng chung của cả nước. Và thu nhập

lao động trong lĩnh vực giáo dục Kiên Giang vẫn cao hơn so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Mặc dù vậy so với các ngành khác trong địa phương thì thu nhập

này không cao. [22], Số liệu cụ thể về thu nhập được thể hiện trên Bảng 2.2

Theo số liệu của Cục thống kê Kiên Giang, thu nhập bình quân một người một

tháng, của lao động trong khu vực nhà nước, do địa phương quản lý thì mức thu nhập

trong hoạt động giáo dục ở mức hạng trung bình so với các ngành khác.[23] Hình 2.5

Bảng 2.2 Thu nhập bình quân của giáo dục ở các địa phương

Hình 2.5 Biểu đồ TNBQ của lao động phân theo lĩnh vực hoạt động

Hình 2.6 Biểu đồ so sánh TNBQ-GD với TNBQ và TNBQ-min

22 Website Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3)

2.1.2.3. Giáo dục đào tạo

Được sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp nên giáo dục Kiên Giang có tiến bộ và phát triển trên nhiều mặt. Số lượng trường, lớp các cấp đều tăng, đáp ứng yêu cầu huy động

học sinh. Năm học 2009-2010 toàn tỉnh có 590 CSGD các cấp tăng 69 trường so với

năm học 2005-2006. Cơ sở vật chất, trường, lớp học được tiếp tục đầu tư, đến năm học

2009-2010 toàn tỉnh có 9.332 phòng học các loại. Hiện có 66 trường đạt chuẩn ở các

các cấp học từ mầm non đến THPT, 397 trường đạt tiêu chí xanh - sạch - đẹp, 308

trường phổ thông các cấp có thư viện, hầu hết các trường THPT đều được trang bị máy

tính và Internet phục vụ dạy - học và quản lý. Hệ thống trường, trung tâm, CSGD tư

thục ngày càng tăng, các xã, phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng, cơ hội học

tập cho học sinh ngày càng được mở rộng. Chất lượng dạy và học luôn được quan tâm

sát xao, thanh - kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Vận dụng sáng tạo các phương pháp

dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý. Thực

hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa. Lồng ghép cuộc vận động

“Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, cán bộ

quản lý các cấp tiếp tục củng cố và phát huy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả công tác. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo các cấp học hiện nay đạt tỷ lệ trên

96%. Đang triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau đại học giai đoạn 2008-2010 và

định hướng đến năm 2015, chỉ tiêu đào tạo 200 thạc sĩ và tiến sĩ với kinh phí đào tạo

khoảng 8 tỷ đồng. Hiện có trên 200 cán bộ, giáo viên đang theo học chương trình cao

học, nghiên cứu sinh, 1.100 cán bộ, giáo viên đang học hệ tại chức và từ xa bậc đại

học và 171 sinh viên đang được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm ngoài tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công viên chức được quan tâm đúng

mức, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy

định. Chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành và hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị

được nâng cao, từ sở đến các đơn vị trường học đều thực hiện tốt quy chế dân chủ, gắn

với cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Từ năm học 2005-

2006 đến năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh từ 6-14 tuổi đến trường tăng từ 90,50%

lên 94,7%. Kiên Giang đã được công nhận đạt chuẩn về công tác Phổ cập giáo dục

Tiểu học năm 2007 và đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS tháng 9 năm 2008. Tỷ lệ học

sinh lưu ban, bỏ học ở các cấp học giảm dần. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp tăng, số lượng

học sinh giỏi các cấp, học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều. Công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc Khơmer, tiếp tục cũng cố và phát huy

với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tiếp tục được đầu tư về cơ sở vật chất,

mở rộng về quy mô. Tỷ lệ học sinh người dân tộc đi học ổn định và ngày càng tăng. Bên cạnh đó là những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như: giáo dục mầm non

đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm chưa đồng đều, thường xảy ra tình trạng rời ngành chuyển ngạch; tỉ lệ lưu ban, bỏ học

của học sinh tuy có giảm nhưng vẫn còn cao. Cở sở vật chất trường, lớp còn thiếu về

số lượng và yếu về chất lượng, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy tuy có nhưng chưa đủ…. 2.1.2.4. Quy mô nguồn nhân lực giáo dục tại Kiên Giang

Tổng NNLGD Kiên Giang năm 2010 trên 22.000 người chiếm 2.36% lao động

tỉnh, 1.32% tổng NNLGD của cả nước. Đây là nguồn nhân lực nói chung có trình độ

học vấn khá cao. Nó quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đã và

đang từng bước hoàn thiện, phát triển dưới sự chăm lo, chỉ đạo từ các cấp chính quyền

địa phương và xã hội. [24] Số liệu cụ thể - Bảng 2.3

Bảng 2.3 Quy mô NNLGD Kiên Giang

2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục Kiên Giang

2.1.3.1. Cơ cấu NNLGD của tỉnh

Điều tra, khảo sát NNLGD tỉnh Kiên giang có 17.561 người, cơ cấu nhân lực

phân theo các đối tượng được thể hiện trên Hình 2.7

Hình 2.7 Biểu đồ Cơ cấu NNLGD phân theo nhóm

Qua biểu đồ cho thấy, lực lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy 15.023 người

chiếm 85.55%. Nhân viên 1,372 người chiếm 7.82%, 693 CBQL chiếm 3.95%. Còn lại là cán bộ lãnh đạo, 473 người chiếm 2.69% trong tổng NNLGD.

Trình độ chuyên môn của NNLGD, đa số là lao động đã qua đào tạo, có trình độ

chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm 68.21%, trung cấp 23.88% còn lại là trình độ sơ

cấp, lao động phổ thông và trình độ thấp hơn hoặc chưa qua đào tạo. Trình độ đội ngũ

NNLGD được thể hiện trong Hình 2.8

Hình 2.8 Biểu đồCơ cấu về trình độ NNLGD Kiên Giang

Trong cơ cấu trình độ NNLGD của tỉnh, chưa có trình độ tiến sĩ và số người có

trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 0.24%. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ dưới cao đẳng, cử nhân tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng với số lượng trên 5300 người, là một

gánh nặng cho công tác quản trị nguồn lực này phục vụ cho mục tiêu của tỉnh. NNLGD của tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức, bao gồm: chính qui, tại

chức, từ xa, khác và chưa qua đào tạo. Hình 2.9

Theo thông kê thì hình thức đào tạo chính qui chiếm 44.03% khoảng 7,732

người, các hình thức còn lại chiếm hơn 50% trong đó tại chức 32.02%, từ xa 16.84%,

khác 2.44%. Do tình hình thiếu giáo viên trầm trọng những năm trước đây, nên ngành giáo dục nói chung và giáo dục Kiên Giang nói riêng đã đề xuất và chấp nhận các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhanh để đáp ứng nhu cầu trước mắt, hiện nay trở thành gánh

nặng cho ngành và chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Các hình thức đào tạo như:

cao đẳng 10+3, 12+2, 12+3; trung cấp 10+2, 11+2, 12+1, 12+2, 7+3; sơ cấp 10+2,

12+1, 5+1, 5+2, 5+3, 7+1, 7+2, 9+1, 9+2, bồi dưỡng 3, 6 tháng… để trở thành giáo viên. Các hình thức đào tạo này tuy giải quyết tình trạng thiếu giáo viên trước mắt

nhưng về lâu dài và nhất là định hướng phát triển giáo dục trong tương lai với những

yêu cầu về trình độ, chất lượng NNL thì đây là bài toán khó cho công tác quản trị

nguồn lực này.

Trong điều kiện hiện nay, tin học và máy tính là một trong những công cụ hỗ trợ

đắc lực cho hầu như bất kỳ một công việc nào. Qua quá trình khảo sát và phân tích cho

thấy trình độ tin học của NNLGD là chưa cao. Hiện có chưa quá 1.5% người có trình

độ từ trung cấp trở lên và chỉ có 26.55% người có trình độ bồi dưỡng cấp độ A, B, C

trong đó cấp độ A – trình độ căn bản chiếm đến 89.77%. Mặc dù việc sử dụng, ứng

dụng tin học vào nghề nghiệp không chỉ đòi hỏi trình độ kiến thức mà còn phụ thuộc

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 47 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)