Học thuyết Z William Ouchi (1943)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28)

2. NỘI DUNG

1.2.1.7.Học thuyết Z William Ouchi (1943)

Học thuyết Z được tiến sĩ W. Ouchi đưa ra vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX, còn

được gọi là “Quản lý kiểu Nhật” vì đó là kết quả nghiên cứu phương thức quản lý

trong các doanh nghiệp Nhật Bản, từ năm 1973. Học thuyết này, đề cao vai trò tập thể

trong một tổ chức. W. Ouchi cho rằng, trong quá trình quản trị không nên áp đặt từ

trên xuống mà để nhân viên tự ứng xử sao cho phù hợp với từng tình huống và đề cao

giá trị của các quyết định tập thể vì nó thường sáng suốt và hiệu quả hơn các quyết định cá nhân. Cốt lõi của học thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần cho

người lao động để đạt được năng suất, chất lượng trong công việc (Win-Win).

Học thuyết này đưa ra một số nguyên tắc quản lý con người:

 Doanh nghiệp là hệ thống mở gồm nhiều người, cần luôn thích ứng với môi trường bên ngoài.

 Con người trong tổ chức phải được vận hành một cách thống nhất, gắn kết

 Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung

quanh luôn phát triển và thay đổi.

 Cải thiện điều kiện lao động, chất lượng cuộc sống cho người lao động.

 Giải quyết các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật trong tổ chức, doanh nghiệp không được tách rời với những vấn đề xã hội.

 Nhà quản lý phải có đầu óc chiến lược, tổ chức, có kỹ năng động viên, giỏi làm việc với con người để phát huy hết các tiềm năng.

Học thuyết Z là một đóng góp không nhỏ vào kho tàng kiến thức và kỹ năng

quản trị học, những giá trị tư tưởng mới mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa Phương đông và là một học thuyết khá hiện đại nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra sức ỳ

lớn trong nhân viên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu vận DỤNG KHOA học QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực vào THỰC TIỄN NGÀNH GIÁO dục TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28)