I. Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:
2. Các nhóm thuốc hướng thần
3. Cách cho người bệnh sử dụng thuốc hướng thần
4. Một số can thiệp của điều dưỡng khi có những tác dụng khơng mong muốn
Nội dung bài: 1. Đại cương
Các thuốc hướng thần (psychotrophic) là những thuốc có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp, hay bán tổng hợp. Tác dụng trên thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế được sử dụng với mục đích phịng bệnh, chữa bệnh. Nếu sử dụng khơng hợp lý có thể gây nên rối loạn chức năng vận động, tư duy, hành vi, nhận thức, cảm xúc hoặc gây ảo giác hoặc có khả năng lệ thuộc thuốc.
Hóa dược tâm thần được chính thức thành lập từ năm 1952, khi Clopromazin được dùng để điều trị bệnh lý tâm thần. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hướng thần, cấu trúc hóa học khác nhau và tác dụng cũng khac nhau. Theo Freyhan (1978) có thể chia ra 5 nhóm chính :
- Nhóm các thuốc an thần kinh (neuroleptique)
- Nhóm các thuốc hưng thần (psycho-analeptique)
- Nhóm các thuốc bình thần (iranquillisant)
- Nhóm các thuốc cường thần (psycho-stimulant)
- Nhóm các thuốc chỉnh khí sắc (orthothymique)
- Trên lâm sàng cịn có các nhóm khác:
- Thuốc chống động kinh
- Chất gây ảo giác
2. Các nhóm thuốc hướng thần
2.1. Các thuốc an thần kinh (ATK)2.1.1. Tác dụng 2.1.1. Tác dụng
- Tác dụng chính là chống loạn thần: điều trị các triệu chứng loạn thần như: Hoang tưởng, ảo giác…
- Tác dụng an dịu: Chống kích động và các rối loạn hành vi đồng thời làm giảm sự căng thẳng và gây ngủ.
- Tác dụng giải ức chế: Một số an thần kinh khi dùng liều thấp thì có tác dụng hoạt hóa nhưng khi dùng liều cao lại có tác dụng an thần điều trị tình trạng căng trương lực, lười biếng, tự kỷ, bàng quan, vô cảm.
2.1.2. Tác dụng không mong muốn
- Hạ huyết áp tư thế: người bệnh hạ huyết áp khi đứng (giảm 20mmHg ha tâm thu, 10mmHg tâm trương so với khi nằm, có thể kèm theo hoa mắt, nhìn mờ…
- Hội chứng ngoại tháp: + Loạn trương lực cơ cấp:
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu, triệu chứng sau xuất hiện liên quan với việc dùng thuốc ATK.
Tư thế bất thường của đầu, cổ so với cơ thể: xoắn vặn các cơ cổ, ưỡn cổ ra sau…. Có thể gây sai khớp.
Co thắt các cơ hàm: cứng miệng, há hốc miệng, nhăn nhó.
Khó nuốt, khó nói, khó thở, có thể gây ngạt thở.
Nói ngọng, nói cứng lưỡi, loạn vận ngơn.
Lưỡi thập thị hoặc rối loạn chức năng lưỡi.
Mắt bị kéo xếch lên trên, xuống dưới về một bên, có khi có hiện tượng đảo lộn nhãn cầu.
Tư thế bất thường của các ngọn chi hoặc thân mình.
Các dấu hiệu, triệu chứng đó xuất hiện vài ngày sau khi bắt đầu, hoặc tăng nhanh liều thuốc ATK, hoặc khi giảm liều các thuốc dùng để dự phòng các triệu chứng ngoại tháp.
Các triệu chứng trên không do các rối loạn tâm thần gây ra như căng trương lực trong Tâm thần phân liệt.
Các triệu chứng trên không do các loại thuốc không phải là ATK gây ra, không phải do một bệnh thần kinh hoặc nội khoa khác gây ra.
+ Hội chứng giống parkinson
Tiêu chuẩn chẩn đốn: Có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu, triệu chứng sau đây xuất hiện có liên quan với việc sử dụng thuốc ATK.
Run kiểu Parkinson (run tĩnh trạng): mạnh, có nhịp điệu, run mạnh lúc nghỉ ngơi với tần số từ 3 - 6 chu kỳ/giây, run rõ rệt nhất ở các chi, đầu, miệng và lưỡi.
Tăng trương lực cơ ngoại tháp: dấu hiệu bánh xe răng cưa (cogwhell) hoặc dấu hiệu ống chì (leade) ở các chi và khớp.
Mất trương lực cơ (Akinesia), vận động chậm chạp, giảm động tác.
Giảm mất sự sinh động trên nét mặt làm cho mặt người bệnh giống như đeo mặt nạ
Các vận động cánh tay động tác giảm khi người bệnh đi lại và rấy khó khăn khi bắt đầu vận động… làm mất tính tự nhiên trong dáng điệu, cử chỉ và vận động cơ thể. Các triệu chứng này phát sinh trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu tăng liều ATK hoặc giảm liều các thuốc điều trị/dự phòng các triệu chứng ngoại tháp
Các triệu chứng này không được gắn vào các rối loạn tâm thần khác như căng trương lực, triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt (TTPL), hạn chế tâm thần vận
động trong một giai đoạn trầm cảm. Cần lưu ý nếu các triệu chứng xẩy ra trước khi dùng thuốc ATK, các triệu chứng không giảm bớt đi sau khi đã hạ liều ATK hoặc dùng các thuốc kháng cholinergic.
Các triệu chứng trên không phải do một thuốc nào khác gây ra (không phải thuốc ATK) không do một bệnh thần kinh hoặc nội khoa khác gây ra (bệnh Parkinson, Wilson…) Cần lưu ý khi các triệu chứng xuất hiện trước khi dùng thuốc ATK, có các dấu hiệu thần kinh khu trú khơng giải thích được hoặc các triệu chứng ngày càng tăng mặc dù chế độ điều trị không thay đổi.
+ Loạn động muộn: Các vận động khơng tự chủ của lưỡi, cằm thân mình hoặc đầu chi kéo dài ít nhất vài (4) tuần. Và xuất hiện do dùng thuốc ATK ít nhất vài tháng (có thể ngắn hơn ở người già). Các vận động thường gặp nhất là ở vùng mặt, miệng, ở các ngón chân và tay, ở đầu, gáy và hơng với người bệnh nặng. Ở những người bệnh nặng có thể rối loạn điều hịa việc thở, nuốt gây ra những chứng nuốt hơi, ợ hơi. Các vận động khơng tự chủ có thể gồm:
Các động tác múa giật: động tác nhanh, giật cục, không lặp lại.
Các động tác múa vờn: động tác chậm, uốn éo, liên tục.
Các động tác có nhịp điệu định hình.
Các triệu chứng trên xuất hiện khi đang dùng ATK hoặc khoảng 4 tuần sau khi ngừng thuốc (8 tuần sau khi dùng thuốc ATK chậm).
Đã dùng ATK ít nhất 3 tháng (1 tháng nếu là người già trên 60 tuổi).
Các triệu chứng không phải là do một bệnh thần kinh, nội khoa nào gây ra (huntington, sydeam, cholea), loạn động tự phát, cường giáp trạng, bệnh Wilson hoặc dùng các thuốc có thể gây loạn động cấp có thể hồi phục (L-Dopa, Bromocriptine).
Các triệu chứng không xếp vào loại các rối loạn vận động cấp do dùng thuốc ATK (loạn trương lực cơ cấp, Akathisia cấp do ATK,….)
+ Hội chứng bồn chồn bất an: Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Xuất hiện các triệu chứng chủ quan về sự bồn chồn, bất an sau khi dùng thuốc ATK
Ít nhất một trong các triệu chứng sau xuất hiện (khách quan - quan sát được)
Vận động bồn chồn, lúc lắc đu đưa chân tay luôn luôn (Figety)
Đổi chân nọ chân kia liên tục (Rocking)
Đi đi lại lại để giảm bớt bồn chồn (pacing)
Không thể đứng hoặc ngồi một chỗ được vài phút.
Các triệu chứng này khởi phát trong vòng 4 tuần khi dùng thuốc ATK
Các triệu chứng này không thể xem là một rối loạn tâm thần khác gây ra (TTPL, cai nghiện, kích động vật vã, tăng hoạt động trong rối loạn tăng động và thiều hụt sự chú ý).
Cần lưu ý khi triệu chứng xảy ra trước khi dùng ATK không tăng bồn chồn khi tăng liều ATK, không đỡ khi giảm liều ATK hoặc điều trị bằng các thuốc điều trị Akathisia.
Các triệu chứng trên không do một loại thuốc khác, một bệnh thần kinh hoặc cơ thể gây ra (xảy ra trước khi dùng ATK, tiến triển không liên quan với sự thay đổi thuốc)
- Rối loạn chuyển hóa: bao gồm Tăng cân và béo phì, đái tháo đường ( Người bệnh ăn nhiều, tăng cân nhanh, xét nghiệm có rối loạn lipid máu, đường máu tăng)
Khơ miệng, táo bón, bí tiểu
Tác dụng tại chỗ: Sưng, cứng, đỏ, đau chỗ tiêm
Rối loạn nội tiết: Vú to ở nam; tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt ở nữ
Hội chứng an thần kinh ác tính (nặng và hiếm gặp thường xảy ra với người bệnh dùng thuốc an thần kinh liều cao). Biểu hiện lâm sàng: người bệnh cứng cơ, sốt, mạch nhanh, huyết áp tăng, ý thức lú lẫn đây là tình trạng cấp cứu, hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Một số tác dụng phụ khác : Giảm bạch cầu hạt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng…
2.1.3. Phân loại
a) Các an thần kinh cổ điển
- Họ phenothiazin (aminazin, nozinan, melleril, terfluzin, majeptil, psyquil, piportil, modize, tercian, v.v…)
- Họ resecpin (serpasil)
- Họ butyrophenon (haloperidol, sedolande, droleplan, opiran, orap, v.v…) - Họ thioxanthen (taractan)
- Họ benzamide (sulpiride hay dogmatil)
- Loại an thần kinh có tác dụng kéo dài (moditen chậm, moditecat,fluaxol,v.v…) b) Các an thần kinh thế hệ mới
- Thuốc có hiệu quả trên cả các triệu chứng dương tính và âm tính của tâm thần phân liệt - Ít gây tác dụng ngoại tháp ở liều điều trị
- Có thể gây hội chứng chuyển hóa (tăng cân, béo phì, rối loạn lipid máu,…) - Các thuốc hiện có: Clozapin, risperidon, Olanzapin, Quetiapin,….
2.2. Các thuốc hưng thần
2.2.1. Tác dụng chính
Thuốc có tác dụng chủ yếu là chống trầm cảm, tăng khí sắc nên cịn được gọi là các thuốc chống trầm cảm. Ngồi ra, thuốc cịn có tác dụng hoạt hóa tâm thần vận động. Các thuốc chống trầm cảm khơng gây khối cảm và kích thích. Thuốc chỉ có tác dụng trên người bệnh trầm cảm mà khơng có hoặc rất ít tác dụng trên người khơng bị trầm cảm.
Một số thuốc cịn có tác dụng điều trị các bệnh lý khác do căng thẳng hoặc ức chế cảm xúc gây ra như: lo âu, hoảng sợ, ám ảnh,…
2.2.2. Tác dụng không mong muốn
- Mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ, buồn ngủ. - Nôn, buồn nôn
- Mất ngủ
- Rối loạn chức năng tình dục (SSRI)
- Ngồi ra cịn một số tác dụng phụ như: Bồn chồn, lo lắng, khô miệng, táo bón, tăng cân, dị ứng với thành phần các thuốc
- Hội chứng serotonin
2.2.3. Phân loại
a) Thuốc ức chế men monoamino oxidase (MAOI)
- Gồm các thuốc cổ điển: Iproniazid, Niamid, Indopan,… Các thuốc này khi kết hợp với một số thuốc hướng thần khác (Imipramin, Reserpin, Barbiturat) và một số thức ăn
giàu Tyramin sẽ gây nhiều tai biến ( cơn tăng huyết áp,..). Hiện nay các thuốc này ít được sử dụng.
- Các thuốc MAOI mới: Brofaromid, Moclobemid,… là loại thuốc ức chế có hồi phục MAO. Ít độc tính và đang bắt đầu được sử dụng phổ biến.
b) Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) (1957), bao gồm:
- Loại có tác dụng yên dịu, giải lo âu: Amitriptylin, Elavil, Laroxyl,…
- Loại có tác dụng hoạt hóa, kích thích mạnh: Melipramin, Imipramin
c) Các thuốc chống trầm cảm khơng có cấu trúc ba vịng và khơng ức chế MAO, bao gồm:
- Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI): Sertralin, Fluoxetin,…
- Nhóm thuốc ức chế tái hấp Serotonin và Noradrenalin (SNRI): Venlafaxin
- Nhóm NASSA: Mirtazapin.
- Nhóm Tianeptin (Stablon)
2.3. Nhóm thuốc Bình thần2.3.1. Tác dụng chính 2.3.1. Tác dụng chính
Chủ yếu là chống lo âu. Ngồi ra cịn có tác dụng an dịu, dãn cơ và chống co giật.
2.3.2. Tác dụng không mong muốn
- Gây ngủ - Nhược cơ
- Nguy cơ suy hô hấp với người già, người mắc bệnh phổi mạn tính
2.3.3. Phân loại
- Họ Piperazin: Atarax, Trioxazin,… - Họ Carbamat: Meprobamat
- Họ Banzodiazepin: Diazepam, Oxazepam,…
2.4. Nhóm thuốc chỉnh khí sắc2.4.1. Tác dụng 2.4.1. Tác dụng
Tác dụng chủ yếu là ổn định khí sắc. Vì vậy:
- Có tác dụng điều trị trên các giai đoạn cấp của cả hưng cảm và trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- Có tác dụng trên một cực của rối loạn cảm xúc mà không gây chuyển sang cực kia
- Có tác dụng làm giảm thay đổi khí sắc trong loạn khí sắc
- Có tác dụng dự phịng tái phát các bệnh lý cảm xúc khi được điều trị lâu dài. Ngồi ra, một số cịn có tác dụng chống động kinh.
2.4.2. Tác dụng không mong muốn
- Quá mẫn tuýp chậm (đặc biệt nhóm thuốc carbamazepin): biểu hiện bằng hội chứng steven Johnson và hội chứng Lyell
- Buồn nơn, nơn
- Rối loạn chuyển hóa
- Dùng q liều dẫn đến bị nhiễm độc: tăng huyết áp sau đó hạ HA, mạch nhanh, lú lẫn gặp ở Lithium
- Ngồi ra: khơ miệng, rối loạn thị giác…
- Các muối Lithium
- Các thuốc chống động kinh: + Valproate: Depakin, Depamid
+ Carbamazepin và các thuốc Lamotrigin, Gabapentin,…
- Các thuốc khác: các thuốc an thần kinh mới (Quetiapin, Risperidon, Olanzapin,…), Các chất chẹn kênh Calci,…
2.5. Các thuốc cường thần2.5.1. Tác dụng 2.5.1. Tác dụng
Tác dụng chủ yếu là hoạt hóa trí tuệ và hoạt động chung. Ngồi ra cịn có tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược.
2.5.2. Tác dụng không mong muốn
- Cảm giác căng thẳng
- Rối loạn giấc ngủ
- Chán ăn, ăn không ngon
- Rối loạn nhịp tim.
- Có thể có hoang tưởng, ảo giác
2.5.3. Phân loại
- Các dẫn chất Amphetamin (Mixiton,benzedrin, …)
- Các dẫn chất diphenyl methan (Meralran, lucidil…)