1. Liệu pháp được sử dụng điều trị rối loạn lo âu?
A. Liệu pháp hóa dược B. Liệu pháp hành vi C. Liệu pháp tâm lý
D. Tất cả các phương án trên đều đúng
2. Phương thức gây bệnh của stress trong lo âu là:
A. Là những stress mạnh và cấp diễn
B. Stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nhưng cũng có thể chỉ là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có phát sinh.
C. Những stress gây phân vân giao động hoặc xung đột giữa các khuynh hướng khó dung hịa là những stress có tính gây bệnh cao.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
3. Trong các chẩn đốn điều dưỡng dưới đây, đâu khơng phải là chẩn đoán điều dưỡng của rối loạn lo âu? dưỡng của rối loạn lo âu?
A. Sợ hãi, lo lắng, cáu gắt, khó tập trung liên quan rối loạn cảm xúc. B. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến tình trạng bệnh.
C. Nghĩ mình là chúa trời liên quan đến hoang tưởng tự cao
D. Bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run tay chân, khơng có khả năng thư giãn liên quan đến tình trạng căng thẳng vân động.
4. Nhóm thuốc thường được dùng trong rối loạn lo âu lan tỏa là:
A. Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin B. Thuốc chống trầm cảm
C. Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm D. Thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần kinh
5. Lo âu bệnh lý là loại lo âu:
A. Là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại
B. Là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ
C. Là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như q mức hay vơ lý
D. Là loại lo âu không liên quan đến stress
6. Khi chăm sóc một người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, người điều dưỡng cần:
A. Theo dõi sát, quan tâm chặt chẽ đến người bệnh
B. Cùng người bệnh thảo luận các vấn đề lo âu và cachs đối đầu khi chúng xuất hiện
C. Giải thích kỹ càng về tình trạng bệnh và tất cả các bệnh mà người bệnh mắc phải cũng như những nguy cơ của chúng
D. Khơng nói cho người bệnh bất cứ điều gì mà chỉ giải thích cho người nhà về tình trạng bệnh của người bệnh
ĐÁP ÁNBÀI 12 BÀI 12
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂUMã bài: MĐ23.12 Mã bài: MĐ23.12 1. D 2. D 3. C 4. C 5. C 6. B
BÀI 13
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN PHÂN LY. Thời gian 1 giờ Mã bài: MĐ23:13
Chuẩn đầu ra bài học:
1. Vận dụng các kiến thức về triệu chứng LS và CLS, thăm khám và nhận định người bệnh để chỉ ra được các vấn đề cần chăm sóc trong tình huống lâm sàng (CĐRMĐ1)
2. Áp dụng quy trình điều dưỡng, sử dụng bằng chứng phù hợp để chăm sóc một số bệnh thường gặp hệ tiêu hóa trong tình huống lâm sàng, tơn trọng tính cá biệt của người bệnh (CĐRMĐ2,5)
3. Ứng dụng được kỹ năng giao tiếp, phương tiện truyền thông phù hợp để giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình (CĐRMĐ6)
4. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, tác phong nhanh nhẹn. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập (CĐRMĐ7).
Mục tiêu:
1. Đại cương 2. Lâm sàng 3. Chẩn đốn
4. Điều trị can thiệp
5. Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
Nội dung bài: 1. Đại cương
Khái niệm: Theo ICD 10 thuật ngữ “Rối loạn phân ly” (RLPL) được dùng để định nghĩa cho bệnh cảnh mất một phần hay hồn tồn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ, quá khứ, ý thức về đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm sốt vận động cơ thể. RLPL được cho là có sự giảm sút khả năng kiểm sốt có ý thức và có chọn lọc, ở một mức độ có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc ngay cả từ giờ này sang giờ khác.Các RLPL được coi là nguồn gốc tâm sinh, có kết hợp chặt chẽ về mặt thời gian với sự kiện sang chấn, những vấn đề không giải quyết được và không chịu đựng được, hoặc các mối quan hệ bị rối loạn.
2. Lâm Sàng
2.1. Triệu chứng lâm sàng các thể RLPL
RLPL biểu hiện từng cơn:
- Cơn co giật phân ly: biểu hiện rất đa dạng, thường xảy ra dưới tác động trực tiếp
của sang chấn tâm lý. Thời gian xuất hiện cơn thường kéo dài từ 15-20 phút, nhiều khi cơn kéo dài hàng giờ, cũng có khi cơn xuất hiện rất ngắn dễ nhầm lẫn với cơn động kinh
- Cơn kích động cảm xúc phân ly: người bệnh cười, khóc, gào thét, hị hét, cảm xúc
hỗn độn, ý thức khơng bị rối loạn và chịu ám thị của xung quanh
- Cơn ngất phân ly: người bệnh cảm thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra và nằm
thiêm thiếp, hai mắt chớp nhấp nháy
- Cơn ngủ phân ly: người bệnh lên cơn co giật nhẹ rồi nằm yên. Ngủ thời gian dài (1-
2 ngày), mắt nhắm, vạch mi mắt thấy nhãn cầu vẫn đưa đi đảo lại, trong lúc ngủ thỉnh thoảng thở dài, thổn thức.
2.2. Các RLPL biểu hiện bằng rối loạn vận động
Các rối loạn vận động phân ly cũng rất đa dạng như lắc đầu, nháy mắt, múa giật múa vờn…hay gặp nhất là run toàn thân hay run cục bộ một phần cơ thể, run tăng lên khi chú ý.
Triệu chứng liệt phân ly cũng gặp ở các mức độ khác nhau gặp cả liệt cứng liệt mềm, một chi, hai chi hoặc cả tứ chi nhưng trương lực cơ không thay đổi
2.3. Các RLPL biểu hiện bằng rối loạn cảm giác
- Rối loạn giác quan do RLPL: biểu hiện cũng đa dạng như các rối loạn khác, khó phân biệt với các rối loạn chức năng giác quan trọng tổn thương thực thể
- Mù Phân ly: xảy ra đột ngột và mù hoàn toàn,khám đáy mắt bình thường, các phản xạ đồng tử với ánh sáng còn tốt. Quan sát thấy mắt vẫn linh hoạt, hướng về người nói chuyện và khỏi do tác dụng ám thị
- Điếc phân ly: hay gặp trong thời chiến, thời bình ít gặp. Điếc xuất hiện sau chấn động mạnh và đi kèm với câm thành hội chứng câm điếc sau chấn thương và thường gặp điếc cả hai bên
- Mất vị giác và khứu giác phân ly: Cũng thường gặp nhưng qua nhanh hơn so với mù và điếc phân ly
- Các rối loạn thực vật- nội tạng phân ly: Được biểu hiện thành từng cơn, khá phổ biến như cơn lạnh run, cơn nóng bừng, cơn đau vùng trước tim, cơn khó thở, cơn khó nuốt…các cơn này qua nhanh dưới tác động của ám thị.
2.4. Các rối loạn phân ly biểu hiện bằng rối loạn tâm thần
- Các cơn quên phân ly: Xu t hi n tho ng qua sau các c n l m, c n co gi t phânấ ệ ả ơ ị ơ ậ
ly
- Cơn trốn nhà phân ly: Thường là c n b nhà, b c quan ra đi có m c đích, v nơ ỏ ỏ ơ ụ ẫ
duy trì m i sinh ho t cá nhân và quan h xã h i, thọ ạ ệ ộ ường kèm theo v i quênớ
phân ly
- Cơn rối loạn cảm xúc phân ly: Ngườ ệi b nh d xúc đ ng, c m xúc không n đ nhễ ộ ả ổ ị
nh y c m v i các kích thích, d lây c m xúc c a ngạ ả ớ ễ ả ủ ười khác
- Rối loạn tư duy phân ly: L i nói mang màu s c c m xúc ít sâu s c, thờ ắ ả ắ ường nói v b n thân, khêu ng i s chú ý c a ngề ả ợ ự ủ ười khác v b n thân mình, tề ả ưởng tượng phong phú
3. Chẩn đoán bệnh3.1. Chẩn đoán xác định 3.1. Chẩn đoán xác định
- Xuất hiện đơn độc, khơng có triệu chứng khác kèm theo để thành một hội chứng nhất định.
- Các triệu chứng thần kinh không phù hợp với định khu giải phẫu, khơng có tổn thương thực thể kèm theo.
- Áp dụng đúng đắn liệu pháp tâm lý khỏi nhanh. Có nhân cách yếu. Có sang chấn tâm lý, hồn cảnh xung đột, sau khi làm việc kiệt sức, sau bệnh cơ thể
- Triệu chứng xuất hiện đột ngột, lên mức tối đa ngay sau khi ngay sau khi có sang chấn hoặc lan tuyền, khơng có q trình tiến triển, khơng theo quy luật nào.
- Triệu chứng thần kinh không phù hợp với định khu giải phẫu và khơng có tổn thương thực thể kèm theo.
3.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Co giật động kinh, cơn tetanie (hạ canxi máu). - Liệt do tổn thương não.
4. Điều trị can thiệp
- Liệu pháp tâm lý: là liệu pháp điều trị chủ yếu ở người bệnh, liệu pháp giải thích hợp lý, liệu pháp tâm lý ám thị, liệu pháp gia đình.
- Liệu pháp hóa dược: thuốc chống trầm cảm, các thuốc giải lo âu.
5. Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc 5.1. Nhận định điều dưỡng 5.1. Nhận định điều dưỡng
A. Hành chính
- Họ tên:……………………………… Giới tính: Nam Nữ
- Tuổi:……… Dân tộc:……… Kết hôn
- Địa chỉ nơi ở:…………………………………………………………………...
- Nghề nghiệp: ……..……..……………………………………………………...
- Khi cần báo tin B.Chuyên môn - Lý do vào viện…………………………………………………………………. - Bệnh sử:…………………………………………………………………………. - Tiền sử - Bản thân - Dị ứng? - Sử dụng chất?
- Bệnh lý nội khoa kèm theo?
- Bệnh lý chấn thương sọ não, tổn thương não?
- Gia đình (có ai bị mắc bệnh tâm thần không?)
- Các sang chấn tâm lý, sự kiện đau buồn?
- Tóm tắt bệnh án.
- Chẩn đốn xác định
- Ngày chăm sóc:…/…/..… Là ngày thứ……của lần nhập viện này
- Toàn trạng: Thể trạng (Gầy/ béo/ trung bình), cân nặng? Chiều cao? BMI? Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở?
- Tuần hoàn - Hơ hấp - Tiêu hóa - Thận, tiết niệu - Nội tiết - Tình trạng tâm thần? + Biểu hiện chung + Ăn mặc gọn gàng
+ Ý thức: tỉnh, mê? Tiếp xúc được? + Cảm giác: Tăng cảm giác?
+ Nội dung tư duy?
+ Cảm xúc: Rối loạn cảm xúc khác? (lo âu, hoảng sợ…) + Trí tuệ Trí nhớ: (giảm trí nhớ gần, xa ?)
+ Hoạt động: Hoạt động bản năng? Hoạt động có ý chí?